Ai có trách nhiệm bảo vệ quyền của cổ đông?
Việc bảo vệ các quyền cổ đông là vấn đề cốt lõi trong quản trị công ty và là một nhân tố quan trọng để mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư.
Cổ đông thiểu số có thể khiếu nại tại các cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Việc bảo vệ các quyền này có thể được thực hiện từ bên trong (tức là thông qua các quy định quản trị nội bộ và các đảm bảo bởi Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác) và từ bên ngoài (tức là thông qua các tổ chức bên ngoài).
Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm:
- Quyền được đảm bảo đăng ký quyền sở hữu,
- Quyền chuyển nhượng cổ phần,
- Quyền tiếp cận các thông tin về công ty một cách kịp thời và thường xuyên,
- Quyền tham gia và biểu quyết tại Đại hội cổ đông,
- Quyền bầu và bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT),
- Quyền hưởng lợi nhuận của công ty.
Video đang HOT
Cổ đông sẽ được bảo vệ và bảo đảm quyền lợi dưới các quy định hay cơ quan nhà nước sau:
Thứ nhất, bảo đảm bởi Luật doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp có những bảo đảm nhất định cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền của cổ đông. Một số mang tính thủ tục và có liên quan đến việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông. Một số khác được phản ánh trong các nghĩa vụ của các cấp quản lý và các cán bộ điều hành của công ty (HĐQT, Ban giám đốc).
Thứ hai, bảo vệ bởi hệ thống luật pháp: Ở Việt Nam, các tòa án thương mại, tòa án dân sự được trao quyền để bảo vệ quyền lợi của cổ đông trước pháp luật.
Thứ ba, bảo vệ bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước: Thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban chứng khoán nhà nước được quy định trong Luật Chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư thông qua các hoạt động giám sát, thanh tra, thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Thứ tư, các tổ chức phi chính phủ: Cổ đông có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ khác có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông.
Thứ năm, điều lệ công ty và quy chế nội bộ: Căn cứ trên Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan về quản trị công ty, công ty niêm yết xây dựng điều lệ công ty và quy chế quản trị nhằm đảm bảo các cổ đông có thể thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định pháp luật và các cổ đông phải được đối xử công bằng.
Thứ sáu, hoạt động của cổ đông và hành động tập thể: Việc bảo vệ các quyền của cổ đông được thực hiện bắt đầu từ hành vi tích cực của doanh nghiệp, hệ thống khuôn khổ pháp lý với các thủ tục phù hợp nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả. Các cổ đông đóng một vai trò quan trọng trong quy trình này vì họ có quyền góp ý, thông qua, biểu quyết khi xây dựng khuôn khổ pháp lý của doanh nghiệp và có quyền khiếu kiện khi quyền lợi bị vi phạm.
Cuối cùng, thỏa ước cổ đông: Thỏa ước cổ đông là cách thức phổ biến để thực thi hành động tập thể giữa các cổ đông, thỏa ước này giúp các cổ đông thiểu số sử dụng các quyền của mình hiệu quả hơn.
Nếu các cổ đông thiểu số trong một số trường hợp không được đối xử bình đẳng, quyền lợi bị vi phạm hoặc nhận thấy sự lạm dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm người có liên quan, người nội bộ hay cổ đông lớn thì có thể khiếu nại trong buổi họp Đại hội đồng cổ đông của công ty.
Trong trường hợp không được giải quyết thì có thể gửi yêu cầu khiếu nại lên các cơ quan quản lý cấp nhà nước để có xử lý như Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán.
Bên cạnh đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng nếu phát hiện việc sai phạm hay lạm dụng quyền hành của thành viên HĐQT hay ban giám đốc thì có thể khởi kiện theo quy định tại điều 161 Luật doanh nghiệp 2014.
Cổ đông phải được cung cấp đầy đủ thông tin và có quyền tham gia phê chuẩn các quyết định liên quan tới những thay đổi cơ bản của công ty, ví dụ: 1) Sửa đổi các quy định hay điều lệ của công ty hay các văn bản quản trị tương đương của công ty; 2) Cho phép phát hành thêm cổ phiếu; 3) Các giao dịch bất thường, bao gồm việc chuyển nhượng tất cả hay một phần lớn tài sản của công ty, dẫn đến việc bán công ty.
Theo IFC
Thành viên hội đồng quản trị độc lập, họ là ai?
Hiện tại, đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tham gia của thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập là bắt buộc theo quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng.
Các công ty nên công bố thông tin về các thành viên HĐQT độc lập trong báo cáo thường niên của mình.
Các bộ quy tắc quốc gia và quốc tế về quản trị công ty có những định nghĩa về thành viên HĐQT độc lập. Khuôn khổ pháp lý của mỗi nước hoặc của những ngành nghề, đối tượng đặc thù như ngân hàng, công ty đại chúng sẽ có những khái niệm về thành viên HĐQT độc lập.
Tuy nhiên, theo thông lệ tốt về quản trị công ty thì thành viên HĐQT độc lập nên là người không nhận được những khoản thù lao tài chính lớn hoặc các lợi ích khác từ công ty trong 3 năm gần nhất, chẳng hạn:
- Không phải là nhân viên của công ty hoặc là một cổ đông nắm giữ trên 10% số cổ phần của công ty;
- Không nhận thanh toán hay thanh toán những khoản tài chính lớn từ công ty, hoặc là cổ đông lớn của một công ty đã thanh toán hoặc nhận thanh toán những khoản tài chính lớn từ công ty (ngưỡng giá trị thanh toán cần được quy định bởi đại hội đồng cổ đông và được chỉ rõ trong điều lệ công ty);
- Không phải là một kiểm toán viên độc lập của công ty.
Các thành viên HĐQT độc lập có thể có đóng góp lớn vào những quyết định quan trọng của công ty, đặc biệt là trong việc đánh giá thành tích điều hành công ty, đặt ra các mức thù lao đối với cán bộ điều hành và thành viên HĐQT, rà soát báo cáo tài chính và giải quyết mâu thuẫn trong công ty.
Các thành viên HĐQT độc lập đem lại cho cổ đông niềm tin rằng, những quyết định mà HĐQT đưa ra là vô tư và không thiên vị. Các công ty nên công bố thông tin về các thành viên HĐQT độc lập trong báo cáo thường niên của mình.
Đối với các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định về thành viên HĐQT độc lập được định nghĩa trong nghị định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng.
Các thành viên HĐQT độc lập có thể mang lại giá trị gì cho công ty?
Tính độc lập của thành viên HĐQT được thể hiện bằng chính chất lượng của hoạt động đóng góp ý kiến và biểu quyết khi quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT.
Thành viên HĐQT độc lập đóng góp vào sự thành công của một công ty bằng việc cung cấp những ý kiến và quan điểm sáng tạo. Những thành viên này có thể mang đến giá trị thông qua những quan điểm hết sức mới mẻ cho các cuộc họp HĐQT, điều có thể thiếu đi nếu cuộc họp chỉ bao gồm những người chủ công ty và nhân viên.
Khi có đại diện cổ đông tham gia vào HĐQT, thành viên HĐQT độc lập có thể trình bày ý kiến phê phán mang tính đóng góp và công bằng cho các bên mà không có sự thiên vị.
Cuối cùng, chất lượng của việc đóng góp của một thành viên HĐQT không đơn thuần chỉ là tính độc lập mà chính là năng lực và sự can đảm bảo vệ ý kiến trước những quan niệm thông thường.
Các nhà đầu tư thường yêu cầu thành viên HĐQT độc lập tham gia vào HĐQT vì sự hiện diện của họ nhằm tăng tinh thần trách nhiệm và minh bạch trong HĐQT. Sự tham gia của thành viên HĐQT độc lập cũng là bước cần thiết để thu hút tài trợ vốn bên ngoài hoặc khi công ty có dự định niêm yết cổ phiếu ở thị trường trong nước/ ngoài nước.
Đây là dấu hiệu thể hiện cam kết của công ty với các đối tác bên ngoài về việc công ty sẵn sàng giải quyết các mâu thuẫn tiềm tàng và tuân thủ các quy tắc đã được chấp nhận rộng rãi.
Theo IFC
Thực hiện quản trị công ty tốn kém chi phí như thế nào? Quản trị công ty hiệu quả thực sự đòi hỏi công ty phải phát sinh chi phí. Quản trị công ty không phải là một công việc có thể thực hiện xong trong ngắn hạn mà là một quá trình diễn ra liên tục. Một số chi phí có thể kể ra bao gồm việc tuyển dụng các thành viên chuyên trách trong...