Ai có thể miễn nhiễm với Covid-19
Các nhà khoa học Đại học Oxford phát hiện một loại “siêu gene” cung cấp mức độ bảo vệ đủ lớn có thể ngăn chặn hoàn toàn việc mắc Covid-19.
Nhóm chuyên gia đã công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine ngày 19/10. Siêu gene có tên gọi HLA-DQB1 * 06, là một phiên bản của gene HLA. Những người mang gene này có khả năng phản ứng kháng thể cao hơn so với số khác sau khi tiêm chủng.
(Ảnh minh họa)
Khoảng 30% đến 40% dân số Anh được cho là mang gene HLA-DQB1 * 06. Miễn dịch của họ tăng rất cao sau khi được tiêm phòng bằng vaccine Pfizer và AstraZeneca.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã phân tích mẫu DNA từ gần 1.200 người tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine của Đại học Oxford, hơn 1.600 tình nguyện viên của chương trình nghiên cứu Com-COV và một số trẻ em thử nghiệm vaccine AstraZeneca.
Họ phát hiện người mang “siêu gene” có phản ứng kháng thể chống lại Covid-19 cao hơn trong 28 ngày kể từ liều đầu tiên. Người mang gene này cũng ít khả năng nhiễm nCoV đột phá hơn (tình trạng dương tính virus dù đã tiêm phòng). Nhóm này có thể không bao giờ mắc Covid dù những người họ tiếp xúc gần bị nhiễm nCoV.
“Cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ về ý nghĩa lâm sàng của mối liên quan này. Việc xác định biến thể của gene sẽ cho chúng ta biết cách tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả, tiếp tục cải thiện vaccine”, Julian Knight, thanh tra trưởng của nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu mới được công bố sau khi Anh phê duyệt tiêm liều tăng cường bằng vaccine Covid-19 thế hệ mới cho người trên 50 tuổi. Hiện 26 triệu người Anh đã đủ điều kiện tiêm chủng vào mùa thu./.
Tin buồn về vắc-xin COVID-19 "đột phá" mới của AstraZeneca
Kỳ vọng về vắc-xin COVID-19 dạng xịt mũi, từng được cho là dễ tiếp cận và hiệu quả hơn vắc-xin dạng tiêm, có thể bị lung lay bởi thông báo mới từ một trong các nhà sản xuất tiên phong là AstraZeneca.
Cũng hợp tác với Trường ĐH Oxford (Anh) như vắc-xin dạng tiêm và khá suôn sẻ trong các bước thử nghiệm đầu tiên, AstraZeneca bất ngờ tuyên bố vắc-xin COVID-19 dạng xịt mũi của họ đã thất bại khi thử nghiệm lâm sàng, tức bước thử nghiệm trực tiếp trên người.
Theo Reuters, thông báo từ hãng dược Anh - Thụy Điển hôm 10-10 cho biết trắc trở đã xuất hiện ngay bước thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (cỡ mẫu nhỏ) trên 42 tình nguyện viên. 30 người trong số đó chưa được tiêm ngừa COVID-19, trong khi 12 người khác đã tiêm 2 liều cơ bản và được thử nghiệm vắc-xin COVID-19 dạng xịt mũi như liều tăng cường.
Vắc-xin COVID-19 dạng xịt mũi là một hướng đi đầy hứa hẹn trong bối cảnh con người phải tập sống chung với căn bệnh này - Ảnh minh họa từ TIMES OF INDIA
Tuy nhiên, phản ứng kháng thể trong màng nhầy đường hô hấp chỉ được nhìn thấy ở một số ít người tham gia thử nghiệm. Ngoài ra, phản ứng miễn dịch đo được trong máu của những người có phản ứng kháng thể cũng yếu hơn so với vắc-xin dạng tiêm.
"Thuốc xịt mũi không đạt hiệu quả tốt trong nghiên cứu này như chúng tôi đã hy vọng. Chúng tôi tin rằng việc cung cấp vắc-xin theo đường mũi đến phổi vẫn là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn nhưng nghiên cứu này cho thấy có thể có những thách thức trong việc biến vắc-xin xịt mũi trở thành một lựa chọn đáng tin cậy" - Reuters dẫn lời bà Sandy Douglas từ Viện Jenner của Trường ĐH Oxford, điều tra viên chính của thử nghiệm.
Không có trường hợp phản ứng bất lợi nghiêm trọng hoặc mối lo ngại về an toàn nào được báo cáo trong quá trình thử nghiệm.
Trước đó, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đặt nhiều hy vọng vào vắc-xin xịt mũi người COVID-19 vì tin rằng phương pháp này sẽ an toàn hơn, hiệu quả cao hơn vì tiếp xúc thẳng vào các niêm mạc mũi và đi thẳng vào đường hô hấp, thúc đẩy phản ứng miễn dịch trực tiếp ngay tại nơi virus xâm nhập.
Ngoài ra, cung cấp một số lượng lớn vắc-xin dạng xịt mũi đến cộng đồng sẽ đơn giản hơn triển khai tiêm chủng diện rộng. Kỹ thuật cũng ít gây đau và phản ứng tại chỗ tiêm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Ấn Độ tháng trước đã phê duyệt vắc-xin xịt mũi COVID-19 nội địa của Bharat Biotech, gần như cùng lúc CanSino của Trung Quốc đạt được sự chấp thuận khẩn cấp trong nước.
CanSino cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng vắc-xin của họ, được cung cấp qua thiết bị phun sương, có thể tạo ra khả năng miễn dịch mạnh để ngăn ngừa lây nhiễm một cách hiệu quả; trong khi kết quả thử nghiệm của Bharat vẫn chưa được công bố.
Ung thư giai đoạn cuối, bỗng khỏi bệnh nhờ thử nghiệm tiêm virus vào khối u Một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã được chữa khỏi sau khi được tiêm thử nghiệm một loại virus herpes - đã được làm yếu đi, theo tờ Insider. Liệu pháp điều trị ung thư mới - sử dụng virus herpes đã được biến đổi gien để tấn công các tế bào khối u, đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong...