Ai cho phép phòng khám Trung Quốc “lộng ngôn”?
Thật bất ngờ, những kiểu quảng cáo “đao to búa lớn”, “quảng cáo nghe là mê” từ các phòng khám Trung Quốc đều được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cho phép! Bộ Y tế dễ dãi song Sở Y tế còn dễ dãi hơn trong việc này.
Một phòng khám Trung Quốc trên đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Theo ghi nhận của PV Tuổi Trẻ, hầu như tất cả phòng khám (PK) Trung Quốc (bao gồm PK đa khoa, PK y học cổ truyền) đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM đều quảng cáo theo kiểu “đao to búa lớn” như “tiên tiến nhất”, “hiện đại nhất”, “hiệu quả nhất” hoặc điều trị cái gì cũng “chỉ một lần duy nhất”, “không tái phát”, “không nằm viện” hoặc “không đau, không sưng, không chảy máu, không phẫu thuật”…
Tất cả PK Trung Quốc này chỉ tập trung quảng cáo thu hút người bệnh bị mắc những bệnh mãn tính, bệnh khó nói, khó chữa như bệnh trĩ, hiếm muộn, bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa… Những bệnh mà ngay cả những giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước còn chưa dám chắc 100% chữa khỏi, không tái phát, không biến chứng cho người bệnh.
Bộ Y tế dễ dãi
Thanh tra giấy phép lao động các bác sĩ Trung Quốc Ngày 26-6, ông Nguyễn Văn Hiệp, phó chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết đang lập kế hoạch thanh tra các phòng khám Trung Quốc sử dụng bác sĩ Trung Quốc có giấy phép lao động hay không. Ông Hiệp cho biết từ trước đến nay chưa thanh tra đối tượng thuộc lĩnh vực này. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP, từ năm 2004 đến nay đã cấp giấy phép lao động cho 116 bác sĩ Trung Quốc của bảy phòng khám Trung Quốc, hiện chỉ còn 22 người còn thời hạn làm việc. Điều kiện để cấp giấy phép lao động là đối tượng phải có giấy phép hành nghề do cơ quan y tế cấp. TRUNG CƯỜNG
Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, trong công văn ngày 28-7-2011 (do phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền Nguyễn Hoàng Sơn ký), Bộ Y tế đồng ý cho Công ty TNHH y học cổ truyền Huê Hạ (199 Nguyễn Chí Thanh, Q.5) được quảng cáo với nội dung: “PK bệnh y học cổ truyền Huê Hạ có bác sĩ y học cổ truyền có kinh nghiệm kết hợp kỹ thuật hiện đại để xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả các bệnh thuộc về trĩ… Không phẫu thuật, chữa trị chuyên nghiệp các bệnh trĩ…”. Trong khi theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế TP.HCM cấp cho người đứng tên phòng khám này thì phạm vi hành nghề chỉ là “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang”.
Trong một văn bản khác ký ngày 13-3-2012, Bộ Y tế cho phép PK Huê Hạ được quảng cáo “đau lưng, đau bả vai, sưng đau các khớp, tê tay chân, các chứng bệnh phong thấp luôn hành hạ bạn… Để sớm giúp bệnh nhân thoát khỏi sự đau khổ này, PK Huê Hạ vận dụng phương pháp điều trị kết hợp, trong thời gian ngắn, nhanh chóng giải quyết các chứng bệnh đau nhức…”.
Đối với PK bệnh y học Trung Quốc (87 Thành Thái, Q.10 và chi nhánh ở 141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận), Bộ Y tế cũng có công văn ngày 7-11-2011 cho phép quảng cáo rất “kêu”: “Khám, điều trị bệnh trĩ hãy đến PK bệnh y học Trung Quốc. Chuyên nghiệp điều trị trĩ, hiệu quả nhanh. Do các bác sĩ Trung Quốc trực tiếp chữa trị bằng phương pháp Trung – Tây y kết hợp, không phải phẫu thuật, không chảy máu, không đau. Điều trị về ngay trong ngày…”. Kèm theo công văn này, Bộ Y tế còn có một tờ giấy khác cho phép quảng cáo với nhiều nội dung trên truyền hình và đài phát thanh nhưng chỉ có chữ ký của vụ phó Vụ Y dược cổ truyền, không có dấu mộc. Nội dung quảng cáo Bộ Y tế cho phép là: “…PK bệnh y học Trung Quốc chuyên khoa trĩ xin đảm bảo với quý bệnh nhân bất kể bệnh tình nặng hay nhẹ – chữa trị với liệu trình một lần. Nếu có tái phát xin hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị. Chuyên khoa bệnh trĩ. Chuyên nghiệp chữa trị”!
Cũng Bộ Y tế, trong công văn ngày 23-12-2011 còn cho phép PK bệnh y học Trung Quốc quảng cáo với nội dung: “Phụ nữ như hoa, vẻ đẹp mềm mại nhưng rất dễ chịu sự tổn thương huyết trắng nhiều, có mùi hôi hãy đến PK bệnh y học Trung Quốc… Phòng khám hội tụ các chuyên gia phụ khoa với kinh nghiệm phong phú, sử dụng các thiết bị tân tiến để kiểm tra và chữa trị các chứng bệnh: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vô sinh ở nữ giới, kế hoạch hóa gia đình. Có hiệu quả rõ rệt…”. Bộ Y tế nghĩ sao khi cho PK này quảng cáo làm cả kế hoạch hóa gia đình (tức cho phép cả nạo, phá thai, đặt vòng… – PV) trong khi giấy chứng nhận hành nghề do Sở Y tế cấp chỉ cho phép PK này được “khám chữa bệnh ngoại trú bằng phương pháp y học cổ truyền”?
Ngày 19-9-2011, Bộ Y tế đã duyệt hồ sơ quảng cáo của Công ty TNHH y học cổ truyền Ánh Sáng (928 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình) với những nội dung quảng cáo vượt quá chuyên môn hoạt động của PK này chỉ là bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang: “PK có các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán như máy siêu âm, xét nghiệm…”.
Video đang HOT
Sở Y tế TP.HCM còn dễ dãi hơn
Phòng khám bệnh y học Trung Quốc trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM tạm ngưng hoạt động (ảnh chụp ngày 26-6) – Ảnh: T.T.D.
Ngày 26-12-2011, Sở Y tế TP.HCM cho phép PK đông y Tâm Đức (945-947 Trần Hưng Đạo, Q.5) được quảng cáo “bệnh nam khoa” trên truyền hình, báo, tờ rơi với nội dung: “…Bệnh nam khoa, bệnh khó nói? PK đông y Tâm Đức chúng tôi thấu hiểu được điều đó. Bằng tấm lòng nhiệt huyết, đồng cảm với bạn, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi các phương thuốc trên hàng trăm loại dược thảo quý hiếm, nhằm mang lại hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống cho bạn, cho mọi nhà. Chuyên tâm, chuyên khoa, chuyên trị về nam khoa…”.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Trường An (786 Hồng Bàng, Q.11) có phạm vi chuyên môn hành nghề là “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang, châm cứu”, thế nhưng hồ sơ quảng cáo ngày 3-4-2012 Sở Y tế TP cho phép quảng cáo: “Khắc tinh siêu cường của bệnh trĩ, tin lành của bệnh nhân tại TP.HCM. Chuyên khoa hậu môn đường ruột phòng chẩn trị y học cổ truyền Trường An TP.HCM… Đầu tư lớn để nhập thiết bị kỹ thuật mới điều trị bệnh trĩ không đau tiên tiến nhất trên thế giới…”.
Chi tiền tỉ cho quảng cáo
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26-6, chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết sở có hội đồng duyệt nội dung quảng cáo của các PK Trung Quốc, bao gồm cả duyệt kịch bản và spot quảng cáo hoàn chỉnh. Tuy nhiên, theo một đại diện công ty quảng cáo từng môi giới quảng cáo cho PK Trung Quốc M, nội dung quảng cáo đã được duyệt chỉ dùng để phát trong vài ngày đầu vì sợ thanh tra y tế còn “soi”, sau đó PK sẽ cung cấp spot quảng cáo mới có chỉnh sửa từ ngữ, ví dụ như “tuyến cuối điều trị bệnh trĩ”, trong khi thực tế PK chỉ được phép điều trị trĩ độ 1-2, điều trị trĩ độ 3-4 là trái phép. Để làm được việc này, tất nhiên có sự hỗ trợ của đài truyền hình. Thời gian qua, các kênh H2, TV shopping, kênh VOV giao thông… có nhiều quảng cáo cho PK Trung Quốc hơn cả.
Theo đại diện công ty quảng cáo này, Hà Nội đang có ba PK Trung Quốc chi tiền quảng cáo rất mạnh tay. Trung bình một năm, một PK trong số này chi đến 6-7 tỉ đồng quảng cáo riêng trên radio, còn quảng cáo trên truyền hình mức giá trung bình 3-3,5 triệu đồng/spot, mỗi PK phát ít nhất 10 spot ở nhiều khung giờ khác nhau/ngày/kênh, chi phí riêng cho quảng cáo truyền hình ít nhất cũng nhiều chục triệu đồng/ngày, chưa tính các quảng cáo biển bảng, quảng cáo trên báo mạng và báo giấy.
Theo ông Nguyễn Hoàng Sơn, cách đây vài năm Vụ Y dược cổ truyền có tiến hành một điều tra trên diện rộng về trình độ chuyên môn của các thầy thuốc nước ngoài. Kết quả cuộc điều tra cho thấy tỉ lệ thầy thuốc dùng bằng cấp giả đến khám chữa bệnh tại VN rất lớn. Từ kết quả này, Bộ Y tế đã quy định bằng cấp của thầy thuốc nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp cho cơ quan chức năng VN. Trong 10 năm qua, dù chỉ có 50-60 thầy thuốc nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc) hành nghề tại VN, tổng số PK có yếu tố nước ngoài chưa bao giờ vượt con số 40, nhưng sai phạm luôn nối tiếp sai phạm, gây bức xúc rất lớn cho người dân.
Theo Tuổi Trẻ
Phạt tiền phòng khám Trung Quốc như 'nước đổ đầu vịt'
15 triệu đồng là số tiền mà một phòng khám có bác sĩ Trung Quốc ở quận 11, TP HCM, đóng phạt khi bị phát hiện mắc nhiều sai phạm. Số tiền này chỉ bằng chi phí mà họ thu từ 1 đến 2 bệnh nhân chữa phụ khoa hoặc cắt trĩ.
Cuối năm 2011, phòng khám đa khoa Đầm Sen, quận 11, bị phát hiện hàng loạt sai phạm về hồ sơ, sổ sách, có bác sĩ Trung Quốc hành nghề nhưng chưa chứng minh được bằng cấp. Sở Y tế đã xử phạt phòng khám này hơn 15 triệu đồng. Ngày 20/6, cơ sở này lại bị bắt lỗi tương tự.
Tương tự, phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc ở Phú Nhuận từng bị phạt 15 triệu đồng do sai phạm; đến hôm 19/6 lại bị phát hiện hoạt động ngoài chức năng cho phép, có sử dụng bác sĩ Trung Quốc nhưng không trình được bằng cấp.
Một phòng khám ở quân 5 sử dụng "bác sĩ" Trung Quôc để điều trị nhưng không trình bằng cấp hành nghề, bi Thanh tra Sơ Y tê TP HCM xử phat 2 lần với số tiền gần 30 triêu đông. Thế nhưng khi tái kiêm tra, cơ sở này vẫn có nhiều sai phạm.
Giá điều trị trọn gói cho một bệnh nhân mắc trĩ, bệnh phụ khoa cần can thiệp bằng máy móc tại các phòng khám cổ truyền Trung Quốc không dưới 10 triệu đồng. Ảnh: Thiên Chương.
Theo các trưởng phòng y tế của một số quận huyện, thực trạng trên cho thấy, so với doanh thu phòng khám, số tiền nộp phạt vi phạm không bõ bèn gì.
Theo bác sĩ Vũ Anh Sơn, Trưởng phòng Y tế quận 10, mức xử phạt hành chính từ 15 đến 20 triệu đồng là không cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến phòng khám từng bị xử lý vẫn "ngựa quen đường cũ".
Một bác sĩ trưởng phòng y tế quận giấu tên cho rằng, chỉ cần từ 1 đến 2 bệnh nhân đến mổ trĩ hoặc chữa viêm phụ khoa thì phòng khám đã đủ tiền đóng phạt. Bác sĩ này cũng cho biết, nếu xử phạt đúng theo Nghị định số 96 về "Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh" thì mức phạt có thể cao hơn. Tuy nhiên dù cao thì hình thức này vẫn chưa đủ tính răn đe.
"Cần có các biện pháp xử lý mạnh hơn, nghiêm khắc hơn. Bởi so với số tiền mà các phòng khám thu được từ bệnh nhân thì tiền đóng phạt là quá nhỏ. Các cơ sở này có thể không sợ và tiếp tục sai phạm theo kiểu bất chấp", bác sĩ này nói.
Luật sư Trịnh Thanh, Văn phòng luật sư Người nghèo tại TP HCM, cho biết, hành vi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá chuyên môn trong giấy phép; sử dụng bác sĩ nước ngoài không đăng ký; cho mượn giấy phép hoạt động, quảng cáo không đúng sự thật, không đúng chuyên môn đều có thể bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại về dân sự cho bệnh nhân (nếu có thiệt hại).
"Trường hợp gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, hoặc tính mạng của bệnh nhân thì chủ cơ sở hoặc bác sĩ, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại còn có thể bị xử lý hình sự với mức 1-15 năm tù", ông Thanh nói.
Cũng theo luật sư Thanh, Nghị định 96 đã quy định tương đối đầy đủ những hành vi vi phạm, biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh, như: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đến vô thời hạn.
"Việc tước giấy phép là một biện pháp khả thi khiến đối tượng bị phạt sợ hơn cả, vì thất thu, mất khách và có thể dẫn đến phá sản", ông Thanh nêu quan điểm.
Máy ngưng hoạt động là chiêu mà các phòng khám ứng phó với thanh tra. Ảnh: Thiên Chương.
Bác sĩ Phạm Kim Bình, Quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TP HCM thừa nhận chuyện các cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố Trung Quốc tái phạm nhiều lần dù đã bị xử phạt.
"Cũng chính vì điều này, kể từ nay, chúng tôi sẽ kiên quyết hơn trong xử lý. Cụ thể đợt này, chúng tôi đề nghị xử phạt phòng khám 141 Phan Đăng Lưu hơn 40 triệu đồng và rút giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tế", ông Bình nói.
Cùng với mức độ và hình thức xử phạt chưa đủ răn đe, việc kiểm tra không thường xuyên của cơ quan chức năng cũng là nguyên nhân khiến các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc tự do hoạt động.
Theo bác sĩ Phạm Kim Bình, mỗi năm Sở đều có hai đợt kiểm tra các hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên toàn thành phố có đến hơn 14.000 cơ sở nên việc này không thể triệt để. Ngoài ra, do các phòng khám chưa bị kiểm tra đoán được thông tin nên tìm cách đối phó.
Cũng theo ông Bình, do số lượng phòng khám tư quá đông nên Sở đã phân cấp quản lý cho các phòng y tế quận huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra. Song, tổng kết công tác thanh tra hằng năm đều cho thấy, lượng cơ sở khám chữa bệnh bị phát hiện sai phạm là chưa cao. Cụ thể, năm 2011, kiểm tra 581 cơ sở thì chỉ có 93 cơ sở vi phạm.
Lý giải điều này, đại diện các phòng y tế cho rằng họ chưa có quyền đầy đủ. Bác sĩ Vũ Anh Sơn, Trưởng Phòng y tế quận 10 cho biết, ngoài 2 đợt kiểm tra theo chỉ đạo từ Sở, hoặc từ đơn thư khiếu nại từ Sở chuyển xuống, còn lại, phòng y tế quận huyện không có quyền tự kiểm tra các phòng khám. Các thanh tra viên cũng không ai có thẻ thanh tra.
"Đó là chưa kể các phòng khám muốn hoạt động thì đều đã có giấy phép hợp pháp. Chỉ nhìn bằng cảm tính khó lòng biết họ vi phạm như thế nào, mức độ vi phạm ra sao. Chúng tôi nếu muốn kết luận sai phạm thì phải bắt tận tay", ông Sơn nói.
Phân tích nguyên nhân khiến phòng khám rởm vẫn còn tồn tại, ngoài mức phạt quá nhẹ, việc kiểm tra chưa thường xuyên, nhiều bác sĩ giấu tên còn cho rằng có trách nhiệm của phòng Quản lý dịch vụ y tế tư nhân (Sở Y tế TP HCM).
"Là đơn vị trực tiếp cấp phép và quản lý, lẽ ra trong hậu kiểm sau cấp phép, nếu phát hiện các phòng khám sai phạm, phòng Quản lý dịch vụ y tế tư nhân phải sớm báo Thanh tra Sở để xử lý. Đằng này, nhiều phòng khám dù được cấp phép vẫn ngang nhiên vi phạm, mãi đến khi báo chí hoặc người bệnh tố giác thì thanh tra mới biết", một bác sĩ nói.
Trao đổi với VnExpress.net liên quan đến việc quản lý phòng khám tư nhân, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết đã yêu cầu kiểm tra lại các phòng khám để tổng hợp báo cáo theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND thành phố.
Theo
Đài tỉnh rôm rả quảng cáo phòng khám Trung Quốc Nganh y t, bao chiang cô găngiu tra, phanh phui thi cacai truyền hình tỉnh vân thi nhau quao v cac phong kham Trung Quốc. Hâu ht nan nhân cua cac phong kham co yu tôi Trung Quôc bi lưa tin mât, tât mangu lai dân ngheo cac tinh. Nguôn thông tin cac nan nhân nay bitn va bi thu hut vô lưi...