Ai chi tiền xử lý nợ xấu?
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng – TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sẽ cần huy động một nguồn vốn tổng hợp cho việc xử lý nợ xấu…
Làm thế nào để xử lý nợ xấu ngân hàng.
“Ngủ ngon” với nợ xấu
Không cho rằng nợ xấu lên đến cực điểm vào thời điểm tháng 6-7.2012, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, nợ xấu đang tiếp tục tăng lên sau thời điểm này trong bối cảnh các DN lao đao và ngày càng chết nhiều. Con số nợ xấu theo đó không chỉ dừng lại ở 8-10% như một số công bố trước đây mà hiện có thể lên tới 15%. “Đối chiếu con số này với tổng dư nợ hằng năm khoảng 2,5 triệu tỉ đồng, tôi cho rằng con số nợ xấu hiện nay đâu đó khoảng 375.000 tỉ đồng”. Dẫn kinh nghiệm quốc tế, vị chuyên gia tài chính NH từng có nhiều năm làm việc tại Mỹ cho rằng, có khoảng 50% nợ xấu xem như nợ… mất vốn.
So sánh với nguồn dự phòng 70.000 tỉ đồng được các nhà băng trích lập, câu hỏi được đặt ra và có luôn câu trả lời dường như là nguồn dự phòng rủi ro hiện tại đang được trích lập vào hệ thống là không đủ. Đây chính là thời điểm phải tính đến vấn đề thanh lý tài sản và theo như con số được Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố, có 84% các món nợ có tài sản bảo đảm với giá trị tương đương 135% dư nợ.
“Nếu thật sự như thế thì chúng ta có thể ngủ ngon và không cần phải nghĩ đến nợ xấu nữa” – và nếu đúng như thế theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, sẽ không cần phải nghĩ đến việc thành lập một Cty nợ xấu cũng như phải nghĩ đến các vấn đề khác. Song điều gì xảy ra khi mà giá trị BĐS hiện tại lao dốc và có chỗ xuống chỉ còn 30% giá trị trước kia. “Cái con số, tỉ lệ 135% kia có còn là con số thực không?” – TS. Hiếu đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Chưa kể theo kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình xử lý nợ xấu của nhiều quốc gia, nếu xử lý toàn bộ các tài sản bảo đảm bao gồm cả bất động sản, kể cả tiền mặt, hàng tồn kho, trang thiết bị và bảo lãnh, số tiền thu về được sẽ không quá 50% dư nợ. Áp vào con số nợ xấu đâu đó khoảng 375.000 tỉ đồng, số nợ mất trắng sẽ khoảng 190.000 tỉ đồng. “Chúng ta chỉ có 70.000 tỉ đồng trích lập dự phòng và như thế cần khoảng 120.000 tỉ đồng lấy từ thế chấp” – TS. Hiếu nhìn nhận đây là con số không hề đơn giản.
Chỗ dựa ngân sách
Nhìn vào con số 375.000 tỉ đồng nợ xấu với khoảng 120.000 tỉ đồng đang còn thiếu, vị chuyên gia nhiều nhiệt huyết không cho rằng tự bản thân các NH hàng có thể xử lý được nợ xấu. Ngoài yếu tố khả năng xử lý khối nợ xấu vượt ra ngoài tầm tay của các NHTM, bản chất vay nợ của thị trường NH trong nước cũng không thể giải quyết được khi trao vấn đề nợ xấu cho các NHTM. “Các NH cho các Cty con của mình vay mượn và nay họ sẽ không bao giờ đem Cty con của mình ra toà án để xử lý nợ và đưa Cty con của mình đến phá sản” – TS. Hiếu đưa ý kiến.
Khi không thể để các NHTM tự xử lý nợ xấu, phương án thành lập một đơn vị hay một ủy ban tái cấu trúc và xử lý nợ quốc gia được cho là lựa chọn chuẩn xác. Song dù có tên gọi thế nào, đơn vị đó cũng phải được sự chủ trì của NHNN. “Tôi không nghĩ trong hệ thống có bất cứ một đơn vị nào hiểu rõ ngọn ngành, hiểu rõ sức khoẻ của các NH bằng NHNN. Họ nắm rõ nợ xấu ở đâu, ai cho vay, ai được vay và vấn đề của nó như thế nào” – dĩ nhiên theo người thành lập NH Việt đầu tiên tại Mỹ, NHNN sẽ cần sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, các Cty kiểm toán độc lập cũng như các Cty pháp lý trong và ngoài nước.
Điểm mấu chốt cuối cùng sẽ là đơn vị trên đây hay NHNN sẽ lấy tiền ở đâu chi cho việc xử lý nợ xấu. Quy mô 100.000 tỉ đồng của đơn vị xử lý nợ xấu trên đây, theo như một số ý kiến được cho là con số đáng kể. “Dĩ nhiên chúng ta không phải bỏ luôn 100.000 tỉ đồng lúc này để xử lý nợ nhưng có thể ít nhất 25% trong đó phải có tiền tươi, tiền mặt và tiền ngay lúc này để thành lập Cty, xây dựng hệ thống pháp lý và bắt đầu xử lý nợ xấu”.
Cấu phần trong nguồn tiền xử lý nợ xấu cũng là một vấn đề cần được quan tâm. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nguồn tiền một phần có thể từ phát hành trái phiếu. “Song nếu nói cần 100.000 tỉ đồng, tôi nghĩ rằng ít nhất 50% số tiền trong đó phải từ nguồn ngân sách, từ Chính phủ, còn lại 20-30% của các NHTM phải bỏ tiền đóng góp vào và phần còn lại 20- 30% huy động sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài”.
“Nhiều khách hàng gọi đến cho chúng tôi và hỏi, vấn đề nợ xấu là vấn đề của NH, tại sao lại lấy tiền ngân sách để giải quyết. Tôi nghĩ rằng họ có lý, dân chúng có lý và thực sự vấn đề đầu tiên để xử lý nợ xấu là vấn đề của NH. Trách nhiệm đầu tiên trong vấn đề nợ xấu là những người đi vay và trách nhiệm thứ hai thuộc về NH. Tuy nhiên hình như các tác động từ chính sách tiền tệ, chính sách vĩ mô… cũng bổ trợ cho vấn đề nợ xấu này”.
Theo laodong
"Xử lý nợ xấu, Việt Nam không cần vay ai"
"Chương trình xử lý nợ xấu đang được xem xét và sắp được công bố trong vài ngày tới. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là ứng xử với áp lực xã hội, giải trình với người dân; đồng thời, việc xử lý ai trước, ai sau sẽ cần đặt ra".
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã cho biết như vậy tại hội thảo "Cập nhật tình hình kinh tế và Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam", ngày 13/11.
Theo đánh giá của ông Võ Trí Thành, bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2012 đã được cải thiện, song rủi ro vẫn còn hiện hữu, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm chạp, yếu và còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, rủi ro là lạm phát cao vẫn có thể quay trở lại do những cú sốc bên ngoài, hoặc chính sách điều hành; thâm hụt ngân sách lớn, việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chậm, lòng tin vào sự ổn định còn thấp.
Trong khi đó, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dù đã có cải thiện song vẫn gặp nhiều khó khăn: cầu sụt giảm, tiếp cận vốn khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, đình đốn ở nhiều khu vực.
Về chính sách tiền tệ, theo đánh giá của ông Thành, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đưa ra trước đây là từ 15 - 17%, nhưng 10 tháng đầu năm mới chỉ đạt 3,3%. Sở dĩ tăng trưởng tín dụng thời gian qua chỉ đạt mức khiêm tốn như vậy là do cầu giảm, doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn; bên cạnh đó là vấn đề nội tại của các ngân hàng như thánh khoản (dù cải thiện ít nhiều) và nợ xấu tăng cao.
Ông Thành cũng cho biết, chương trình xử lý nợ xấu đang được xem xét và sắp được công bố trong vài ngày tới. Đây là một trong những điểm tích cực của kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, cụ thể là từ nay đến đầu năm 2013. Theo đó, vấn đề xử lý các doanh nghiệp nhà nước yếu kém cũng sẽ rõ ràng hơn vào đầu năm tới.
Để xử lý nợ xấu, theo khẳng định của ông Thành, "Việt Nam không cần vay ai. Vấn đề xử lý nợ xấu sẽ được giải quyết nếu có một định chế xử lý nợ xấu được thành lập, cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho định chế này hoạt động". Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là ứng xử với áp lực xã hội, giải trình với người dân; đồng thời, việc xử lý ai trước, ai sau sẽ là vấn đề cần đặt ra.
Nhận định riêng về vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng, theo ông Thành, Việt Nam đang có những thuận lợi là có sự thay đổi nhận thức của cả bộ máy chính trị. Chúng ta cũng đã có những kinh nghiệm về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trước đây. Tuy nhiên, có những khó khăn là việc vượt qua được lợi ích nhóm, chưa kể sự thiếu hụt nguồn lực.
Các diễn giả tham gia tại hội thảo.
Tham gia trình bày tại hội thảo, ông Tareq Muhmood, Tổng giám đốc ANZ Việt Nam cho hay: Nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á không thể "miễn nhiễm" với sự suy giảm của nền kinh tế thế giới; tuy nhiên, những bảng cân đối tài sản và yếu tố căn bản của các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn mạnh. Vì khu vực này có sức chống đỡ tốt, đặc biệt là những dấu hiệu cầu nội địa đã mạnh lên ở một số nước như Indonesia, Philipines...
Do đó, Việt Nam không nên chỉ nhìn vào ngắn hạn, hãy nhìn vào dài hạn là những yếu tố này có tác động thế nào đối với tương lai của mình. Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu đóng góp như thế nào vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với ngành hàng quan trọng như cà phê, gạo, nông sản, dệt may... thì sự đóng góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng tăng. Tác nhân mang lại những thành công đó có thế là những doanh nghiệp nội địa, trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
"Tôi cũng thấy có sự chuyển biến trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt chú trọng vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn chứ không chỉ thuần túy là những mặt hàng thô hay nguyên liệu như trước đây. Chính vì vậy, có 2 mảng quan trọng là quản lý tài nguyên và xuất khẩu, động lực quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế. Còn về dài hạn, một yếu tố quan trọng đảm bảo độ tăng trưởng của Việt Nam là thị trường trong nước và sức bật tiêu dùng trong nước", ông Tareq Muhmood nhấn mạnh.
Tổng giám đốc ANZ Việt Nam cũng đánh giá, bức tranh tín dụng 10 tháng đầu năm của Việt Nam khá thấp, phản ánh đúng tình hình thị trường tài chính tiền tệ hiện nay. Lãi suất huy động 1 số ngân hàng tương đối cao so với trần, cơ bản là hệ thống thanh khoản của mỗi ngân hàng khác nhau. Có ngân hàng không đủ cơ cấu vốn để vượt qua song gió, bằng cách nào đó phải tăng lãi suất huy động để có nguồn vốn họ cần.
Các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc. Ông Tareq Muhmood nhìn nhận, không chỉ nội tại các ngân hàng Việt, mà một số ngân hàng nước ngoài cũng cần phải làm mới mình. "Điều quan trọng đối với ngân hàng là bản cân đối tài sản và yếu tố nội tại cơ bản vững chắc, bên cạnh thế mạnh tài chính để vượt qua khủng hoảng là quản lý rủi ro, quản trị rủi ro tốt, quản lý tốt các danh mục của mình trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Cần ý thức rõ hiện trạng của mình và nắm rõ cả tình hình doanh nghiệp của mình, xem họ có thách thức khó khăn gì để hỗ trợ vượt qua khó khăn...", vị đại diện này nói.
Theo Dantri
Sáng nay Thủ tướng trả lời chất vấn Nhiều câu hỏi đã được ướm trước dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để chốt lại phiên chất vấn tại kỳ họp này. Sáng nay 14/11, Thủ tướng có thể "chia lửa" cùng các Bộ trưởng đăng đàn về thủy điện Sông Tranh 2, nợ xấu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa thông báo chương trình làm việc của Quốc...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Trú ẩn trong vàng: Cái giá thật sự của làn sóng gom vàng toàn cầu

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát
Có thể bạn quan tâm

'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh: Với tôi, tuổi tác chỉ là con số
Sao việt
22:30:52 18/04/2025
1 Anh Tài bị tố đạo nhái NewJeans, phản hồi của ekip như "thêm dầu vào lửa"
Nhạc việt
22:26:31 18/04/2025
Vũ trụ không chỉ trải qua một sự kiện Big Bang?
Lạ vui
22:23:39 18/04/2025
Trộm cửa hàng trang sức 20 triệu USD như phim ở Los Angeles
Thế giới
22:21:45 18/04/2025
Nữ ca sĩ đỉnh nhất Coachella "đá xoáy" Jennie và Lisa hát nhép?
Nhạc quốc tế
22:20:08 18/04/2025
Khám xét nhà của Bùi Đình Khánh, thu giữ thêm nhiều bánh heroin
Pháp luật
22:14:42 18/04/2025
Huỳnh Hiểu Minh đã căng: Khởi kiện 1 thế lực tấn công bạn gái hot girl
Sao châu á
22:07:13 18/04/2025
Tuần cuối tháng 4/2025, 3 con giáp vượng đường thăng tiến, công danh sáng chói, tiền bạc rủng rỉnh, tài lộc dồi dào
Trắc nghiệm
21:52:45 18/04/2025
Sống chung với đam mê của chồng, cả nhà được nhiều phen hú vía, thậm chí mẹ chồng còn lo lắng hỏi: "Con bị trúng gió à?"
Góc tâm tình
21:09:57 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025