Ai Cập xử 1.200 người ủng hộ cựu tổng thống
Hơn 1.200 người ủng hộ Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi sẽ phải đối mặt với án phạt trong phiên tòa lớn nhất kể từ sau cuộc “đàn áp” hồi tháng Tám.
Lãnh đạo tối cao của Anh em Hồi giáo – Mohammed Badie
Một nguồn tin từ tòa án Ai Cập cho hay đây là một chiến dịch nhằm đàn áp những người ủng hộ cựu Tổng thống Mohamed Morsi. Ông Morsi đã bị quân đội lật đổ, ngày 3-7, gây ra tình trạng bất ổn sâu và lan rộng khắp Ai Cập.
Ngày 22-3, 500 người ủng hộ ông Morsi bị xét xử và hơn 700 người khác sẽ phải ra tòa ngày 25-3.
Video đang HOT
Chưa rõ sẽ có bao nhiêu người xuất hiện tại tòa án trong các phiên xét xử nhưng theo nguồn tin từ Bộ Tư pháp cho biết khoảng 200 người đang bị tạm giam, số còn lại đang được tại ngoại hoặc đang trên đường chạy trốn.
Một số trang web của hội Anh em Hồi giáo cho biết hơn 1.200 người này sẽ được chia ra 6 phiên xét xử riêng biệt tại Minya. Một trong những người bị xét xử ngày 22-3 là một trong những lãnh đạo tối cao của Anh em Hồi giáo – Mohammed Badie.
Theo laodong
Ai Cập xét xử cựu Tổng thống Mohamed Morsi
Ngày 4.11, Ai Cập bắt đầu phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Ai Cập bị quân đội phế truất, ông Mohamed Morsi, về các cáo buộc gây ra những cái chết của người biểu tình.
Cựu Tổng thống Ai Cập - Ảnh: Reuters
Làn sóng bất ổn ở Ai Cập gia tăng kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 7.2013, khi đó quân đội phế truất ông Morsi, khiến trên 1.000 người thiệt mạng sau những cuộc đụng độ giữ người biểu tình, cảnh sát và quân đội Ai Cập, và hàng ngàn người biểu tỉnh bị bắt giữ, theo AFP.
Quân đội đã giam giữ ông Morsi tại một vị trí bí mật kể từ khi phế truất ông hồi tháng 7.2013 và buộc tội ông cùng 14 người khác đã gây ra cái chết của những người biểu tình bên ngoài dinh Tổng thống Ai Cập hồi tháng 12.2012.
Ông Morsi được đưa đến tòa án ở thủ đô Cairo bằng trực thăng. Phiên tòa bị hoãn trong một khoảng thời gian do ông Morsi không mặc áo tù màu trắng.
Nếu tội danh thành lập, ông Morsi có thể lãnh án tử hình hoặc chung thân. Thẩm phán Ahmed Sabry Youssef đã ra lệnh cấm sử dụng camera và các thiết bị thu âm khi phiên tòa đang diễn ra.
Căng thẳng ở Ai Cập leo thang trong ngày 4.11 do người ủng hộ ông Morsi và người ủng hộ quân đội đồng loạt ra đường biểu tình.
Các quan chức Ai Cập đã triển khai 20.000 người để bảo vệ an ninh cho phiên xử ông Morsi tại Học viện Cảnh sát ở thủ đô Cairo.
Trước thềm phiên tòa, chính quyền lâm thời Ai Cập tuyên bố sẽ xét xử công bằng ông Morsi, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng phiên xử này khó mà công bằng vì nó có động cơ chính trị.
Ông Morsi giành chức Tổng thống nhờ vào cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ai Cập hồi tháng 6.2012 sau cuộc nổi dậy lật đổ cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.
Nhưng kể từ khi lên chức, ông Morsi phải đối mặt với tình hình bất ổn chính trị nội bộ và khủng hoảng kinh tế ở Ai Cập.
Theo TNO
Quân đội Ai Cập bị tố "bắt cóc" ông Morsi Quân đội Ai Cập đã bị gia đình cựu Tổng thống Morsi tố cáo giam giữ nhà lãnh đạo này mà không đưa ra bất cứ cáo trạng nào. Ngày 22/7, gia đình của cựu Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi đã lên tiếng tố cáo quân đội nước này bắt cóc ông. Trong một buổi họp báo ở Cairo, cô con gái...