Ai Cập: Tổng thống El-Sisi đang dẫn đầu với hơn 90% số phiếu bầu
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, kênh truyền hình Extra News TV của Ai Cập ngày 13/12 dẫn các kết quả sơ bộ của cuộc bầu tổng thống Ai Cập năm 2024 cho biết, đương kim Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi đang dẫn đầu với hơn 90% số phiếu bầu.
Cử tri Ai Cập bỏ phiếu bầu tổng thống. Ảnh: Nguyễn Trường/TTXVN
Theo Extra News TV, các kết quả kiểm phiếu sơ bộ từ nhiều tỉnh khác nhau cho thấy ứng cử viên Farid Zahran, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội, và ứng cử viên Hazem Omar, người đứng đầu Đảng Cộng hòa Nhân dân, đang cạnh tranh để giành vị trí thứ hai. Trong khi đó, ông Abdel- Sanad Yamama, ứng cử viên của đảng Wafd, xếp ở vị trí cuối cùng.
Trả lời phỏng vấn trang tin tức Cairo24, ông Yamama cho biết ông chưa nhận được số liệu chính thức từ cơ quan kiểm phiếu, song nói rằng ông không có ý định kháng cáo các quyết định của cơ quan này.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử tổng thống tại Ai Cập, diễn ra từ ngày 10 – 12/12/2023, chứng kiến cuộc đua giữa 4 ứng cử viên, bao gồm Tổng thống đương nhiệm El-Sisi, người tranh cử nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là ứng cử viên độc lập; Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội Ai Cập Farid Zahran; Chủ tịch đảng Al Wafd Abdel-Sanad Yamama; và Chủ tịch đảng Nhân dân Cộng hòa Hazem Omar. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 18/12 trong trường hợp cuộc bầu cử không có vòng hai. Theo Luật bầu cử, nếu không có ứng cử viên nào giành chiến thắng trên 50% số phiếu, vòng đối đầu giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ diễn ra từ ngày 8 – 10/1/2024.
Tuy nhiên, giới truyền thông và các nhà phân tích chính trị quốc tế nhận định nhiều khả năng cuộc bầu cử sẽ được quyết định ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên, với chiến thắng sẽ thuộc về đương kim Tổng thống El-Sisi.
Các kết quả sơ bộ cho thấy Tổng thống El-Sisi nhận được 94,7% số phiếu bầu tại tỉnh Cairo; 87,9% tại tỉnh Alexandria; 90% tại tỉnh Gharbiya. Trong khi đó, các đối thủ còn lại nhận số phiếu rất thấp, chỉ từ 0,2% – 11% ở mỗi tỉnh.
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống từ năm 2014 – 2024, Tổng thống El-Sisi đã đưa Ai Cập thoát ra khỏi vòng xoáy bạo lực cũng như làn sóng tấn công khủng bố sau 2 cuộc chính biến năm 2011 và 2013, giữa lúc khu vực Bắc Phi – Trung Đông vẫn đang mắc kẹt trong các cuộc xung đột và bất ổn chính trị ở Libya, Yemen, Syria, Sudan. Dưới sự cầm quyền của Tổng thống El-Sisi, tình hình chính trị và an ninh của Ai Cập được giữ vững, nền kinh tế vốn kiệt quệ do bất ổn chính trị-an ninh dần được cải thiện, trong khi vị thế và ảnh hưởng của Ai Cập ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Chính sách đối ngoại của Ai Cập đã có những bước tiến lớn theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ. Với những thành tựu đạt được trong hai nhiệm kỳ tổng thống, ông El-Sisi được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất và sẽ giành chiến thắng để tiếp tục nằm quyền trong nhiệm kỳ thứ 3.
Trong bối cảnh kinh tế Ai Cập đang oằn mình trong khó khăn. Tình trạng khan hiếm ngoại tệ, sự mất giá của đồng bảng Ai Cập so với đồng USD và lạm phát leo thang đang ảnh hưởng đến đời sống của người dân Ai Cập. Trong nhiệm kỳ 6 năm tới, nhà lãnh đạo Ai Cập sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước.
Tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ phải thực hiện một loạt nhiệm vụ quan trọng để vực dậy nền kinh tế đất nước cũng như duy trì hòa bình và ổn định của Ai Cập.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đẩy nhanh tiến trình khôi phục quan hệ
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn các nguồn tin khu vực cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Ai Cập như một phần trong chuyến công du một loạt nước trong khu vực, bao gồm cả vùng Vịnh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi (trái) tại cuộc gặp ở Doha, Qatar, ngày 20/11/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông tin về chuyến thăm được đưa ra một ngày sau khi Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí "khôi phục ngay lập tức quan hệ ngoại giao đầy đủ và trao đổi đại sứ giữa hai nước, chính thức chấm dứt một thập kỷ căng thẳng giữa hai cường quốc khu vực".
Theo dự kiến, Tổng thống Erdogan sẽ gặp người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi để thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực cùng quan tâm. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Erdogan và ông El-Sisi kể từ tháng 11/2022 khi hai ông gặp nhau bên lề Lễ khai mạc World Cup 2022 tại Qatar. Trong cuộc điện đàm ngày 29/5, ông El Sisi và ông Erdogan đã nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ giữa hai nước. Theo giới chức Ai Cập, Tổng thống El-Sisi đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Ai Cập lựa chọn một ứng cử viên cho vị trí Đại sứ Ai Cập tại Ankara.
Quan hệ giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng vào năm 2013 sau khi quân đội Ai Cập do ông El-Sisi lãnh đạo phế truất ông Mohamed Morsi khỏi vị trí tổng thống. Ankara có quan hệ chặt chẽ với ông Morsi, một thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo vốn đã bị cấm hoạt động tại Ai Cập. Hai nước đã rút đại sứ về nước ngay sau đó. Mối quan hệ giữa hai nước cũng căng thẳng xung quanh vấn đề Libya, do Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các phe phái đối địch ở quốc gia Bắc Phi giàu năng lượng này.
Ai Cập cũng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ không can thiệp vào các kế hoạch của Ai Cập, Síp và Hy Lạp nhằm đưa Đông Địa Trung Hải trở thành một trung tâm năng lượng khu vực. Bất chấp căng thẳng, trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn không bị ảnh hưởng trong thập kỷ qua và đạt khoảng 10 tỷ USD/năm hiện nay.
Cuộc đua không đối thủ? Khoảng 67 triệu cử tri đủ điều kiện tại Ai Cập đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra từ ngày 10-12/12 để lựa chọn nhà lãnh đạo đất nước. Trong bối cảnh Ai Cập đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế và những thách thức an ninh nghiêm trọng ở một khu vực đầy bất ổn, việc...