Ai Cập phát hiện ngôi đền cổ từ thời vương triều Ptolemaic
Các nhà khảo cổ đã khai quật được các bức tường và góc Tây Bắc của khu đền, khắc họa nhiều ký tự Hapi, bên cạnh vị thần sông Nile của người Ai Cập cổ đại cùng quá trình hiến tế.
Phần còn lại của ngôi đền. (Nguồn: egypttoday.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, các nhà khảo cổ học của nước này vừa phát hiện một ngôi đền có niên đại khoảng 2.200 năm tuổi ở tỉnh Sohag, được cho là thuộc về Ptolemy IV Philopator, pharaoh thứ tư của vương triều Ptolemaic.
Thông báo của Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết, cấu trúc của khu vực nơi ngôi đền này tồn tại được tình cờ phát hiện khi các máy xúc đang thi công đường ống nước thải cho ngôi làng Kom Ashqaw ở thành phố Tama, phía Bắc tỉnh Sohag.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được các bức tường và góc Tây Bắc của khu đền, khắc họa nhiều ký tự Hapi, bên cạnh vị thần sông Nile của người Ai Cập cổ đại cùng quá trình hiến tế được bao quanh bởi chim và hoa.
Giới khảo cổ Ai Cập hiện đang tích cực phục hồi những phần còn lại của ngôi đền ở bờ Tây sông Nile.
Video đang HOT
Đây là khám phá mới nhất trong hàng loạt phát hiện khảo cổ tại Ai Cập trong năm 2019.
Một số phát hiện quan trọng như 8 xác ướp dưới thời vương triều Ptolemy được bọc trong những chiếc quách tinh xảo tại nghĩa địa Dahshur; tượng nhân sư bằng đá tại Kom Ombo; ngôi đền ven sông thờ thần cá sấu Sobek gần tỉnh Aswan và lăng mộ cổ 4.400 năm tuổi tại khu vực khảo cổ Saqqara.
Ptolemy IV Philopator là pharaoh cai trị Ai Cập trong khoảng từ năm 221 trước Công nguyên đến 204 trước Công nguyên.
Các tài liệu cổ xưa cho biết vị pharaoh này đam mê các công trình nghệ thuật và từng chế tạo một chiếc tàu lớn nhất thời kỳ Ai Cập cổ đại, với 40 hàng mái chèo và có sức chứa hơn 4.000 người./.
Việt Khoa
Theo vietnamplus.vn
100 năm đi tìm sự thật: Bí ẩn cái chết vua Tutankhamun đã có lời giải?
Gần 100 năm kể từ khi lăng mộ của vị pharaoh trẻ tuổi trị vì vương triều Ai Cập được khai quật, bí ẩn về cái chết của vua Tutankhamun sắp được giải mã.
Số phận vị pharaoh trẻ Tutankhamun, người thừa kế ngai vàng của vương triều Ai Cập cổ đại khi chỉ mới 9 tuổi và mất 10 năm sau đó, đã khiến các nhà sử học "đau đầu" trong gần 1 thế kỷ qua kể từ khi hầm mộ và xác ướp của ông được phát hiện vào những năm 1920. Năm 2020, bí ẩn này có lẽ sẽ được giải mã.
Gần 100 năm kể từ khi lăng mộ của vị pharaoh trẻ tuổi trị vì vương triều Ai Cập được khai quật, bí ẩn về cái chết của vua Tutankhamun sắp được giải mã.
Các nhà khoa học và sử học đã băn khoăn về cái chết của vua Tutankhamun trong hàng thập kỷ nhưng liệu có bất kỳ hy vọng nào cho việc giải mã bí ẩn này? Nhà khảo cổ học Ai Cập Zahi Hawass đã đặt nhiều kỳ vọng khi cho rằng công nghệ xét nghiệm ADN sẽ hỗ trợ cho việc này.
Theo ông Hawass, các xét nghiệm ADN và chụp CT đã chỉ ra rằng vị vua Ai Cập này không phải bị giết hại như một số người nhận định từ năm 1968 sau khi chụp X-quang và phát hiện ra có một số vết nứt trong sọ của pharaoh Tutankhamun.
Các xét nghiệm mới được cho là đã chỉ ra rằng vị vua 19 tuổi của vương triều Ai Cập này từng phải chịu một vết thương khác trước khi chết.
Nhà khảo cổ học Hawass nhận định trên trang Express.co.uk rằng vua Tutankhamun có một vết nứt ở xương chân trái và điều đó cho thấy vị pharaoh này đã trải qua một tai nạn 2 ngày trước khi chết. Một cỗ máy mới trong Dự án Xác ướp Ai Cập được cho là sẽ giúp các nhà nghiên cứu có nhiều thông tin hơn về vị vua trẻ, chẳng hạn như liệu pharaoh có mắc bất kỳ bệnh nào đó liên quan đến gen hay không.
"Nó cũng sẽ nói cho chúng ta biết liệu nhà vua có bị nhiễm trùng hay không. Nếu pharaoh Tutankhamun bị nhiễm trùng, điều đó tức là ông ấy đã chết vì một vụ tai nạn nào đó. Năm sau sẽ là năm chúng tôi thông báo chính xác vị vua này đã chết như thế nào", ông Hawass cho biết.
Bộ trưởng Bộ Khảo cổ Ai Cập Khaled El-Enany khẳng định việc tìm hiểu về cái chết của vua Tutankhamun vẫn tiếp tục và các nhà nghiên cứu vẫn chưa có kết luận cuối cùng cho tới nay.
Ngôi mộ của pharaoh Tutankhamun nằm trong Thung lũng các vị vua đầy bí ẩn ở bờ tây sông Nile, được Howard Carter khai quật năm 1922. Hầm mộ của người trị vì vương triều Ai Cập này chứa một kho báu các cổ vật và các nhà khảo cổ phải mất tới hơn 8 năm để xác định từng cổ vật.
Tuy nhiên, kể từ đó, một số cổ vật vẫn nằm trong bức màn bí ẩn khi chúng ta hầu như có rất ít thông tin về chúng thậm chí cho tới ngày nay./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/Sputnik
Không phải kim tự tháp, đây mới là "công trình" có giá trị nhất mà người Ai Cập cổ đã để lại cho hậu thế Một thiết kế cực kỳ tuyệt vời, vẫn có thể áp dụng trong đời sống ngày nay. Vậy mới thấy, người Ai Cập giỏi đến mức nào. Nhắc đến Ai Cập, ai cũng nghĩ đến xác ướp, đến kim tự tháp và câu chuyện về những vị thần. Nhưng thực ra, người Ai Cập còn sở hữu những phát minh, công trình kiến...