Ai Cập phát hiện kho báu mới ở nghĩa trang Saqqara
Ai Cập vừa công bố phát hiện kho báu mới tại nghĩa trang Saqqara ở phía nam Cairo, bao gồm một ngôi đền thờ cổ và hơn 50 quan tài.
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết nhóm các chuyên gia khảo cổ học do nhà Ai Cập học Zahi Hawass đứng đầu là tác giả của khám phá mới nhất này.
Những chiếc quan tài bằng gỗ, có từ thời Tân Vương quốc – giữa thế kỷ 16 và 11 trước Công nguyên – được tìm thấy trong 52 hầm chôn cất ở độ sâu từ 10 đến 12m.
Ông Hawass cho biết đền thờ cổ của Nữ hoàng Naert, phu nhân của Vua Teti, cũng như 3 nhà kho xây bằng gạch cũng được tìm thấy tại địa điểm này.
Một trong những quan tài gỗ mới được nhóm của ông Zahi Hawass khám phá. Ảnh: Getty.
Saqqara – nơi quy tụ hơn một chục kim tự tháp, tu viện cổ và khu chôn cất động vật – là một nghĩa trang rộng lớn của kinh đô Memphis thuộc Ai Cập cổ đại. Đây là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Hồi tháng 11/2020, Ai Cập từng công bố phát hiện thuộc hàng lớn nhất trong năm với hơn 100 quan tài nguyên vẹn. Các quan tài bằng gỗ còn niêm phong, được công bố cùng tượng của những vị thần cổ đại, có niên đại hơn 2.500 năm và thuộc về các quan chức hàng đầu của thời kỳ Hậu nguyên (năm 664-332 trước Công nguyên) và vương triều Ptolemy (trị vì Ai Cập trong 300 năm từ năm 320 tới năm 30 trước Công nguyên).
Hồi tháng 11/2020, Ai Cập đã công bố phát hiện thuộc hàng lớn nhất trong năm với hơn 100 quan tài nguyên vẹn. Ảnh: Reuters.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, nói rằng: “Saqqara vẫn chưa tiết lộ hết mọi thứ. Nơi đó là một kho báu. Chúng tôi vẫn đang tiến hành khai quật. Mỗi khi khai quật hết một hầm chứa quan tài, chúng tôi lại tìm thấy lối vào căn hầm khác”.
Theo lời ông Hawass, những khám phá mới nhất có thể làm sáng tỏ lịch sử của Saqqara trong thời Tân Vương quốc. Các quan tài và đền thờ cổ này được tìm thấy gần kim tự tháp nơi chôn cất Vua Teti, vị pharaoh đầu tiên của triều đại thứ 6 thuộc Cổ Vương quốc.
Ai Cập hy vọng những khám phá khảo cổ này sẽ thúc đẩy du lịch, lĩnh vực đã phải chịu nhiều cú sốc kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab năm 2011 và đến nay là đại dịch Covid-19.
Phát hiện kho tài sản 3 loài người khác để lại thế giới
Các nhà khảo cổ đã khai quật được hàng loạt vật dụng có thể là cổ xưa nhất nhân loại ở địa danh nổi tiếng Oldupai - "hẻm núi của những loài người khác".
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications cho biết các vật dụng trên nhiều món đã tròn 2 triệu tuổi đời, tức được phát minh ra từ 1,7 triệu năm trước khi loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta hiện diện trên Trái Đất. Nhóm nghiên cứu liên ngành tiết lộ các công cụ này còn cho thấy khả năng đối phó với biến đổi khí hậu đáng nể của những con người từng được cho là vượn nhân hình kém phát triển.
Khu vực khảo cổ tại Oldupai (ảnh lớn) và kho tài sản của 3 loài người khác được tìm thấy (ảnh nhỏ). Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
2 triệu năm trước, nhân loại sơ khai đã phải đối phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt trong ít nhất 200.000 năm, khiến môi trường sống bị đảo lộn. Tại Oldupai, nhóm khoa học gia liên ngành từ Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại (Đức), Đại học Calgary (Canada) và Đại học Dar es Salaam (Tanziania) đã khai quật được một loạt công cụ bằng đá Oldowan cổ nhất từng được tìm thấy tại hẻm núi này, có nên đại 1,8 đến 2 triệu năm trước.
Trong vòng 200.00 năm đó, các công cụ đã được cải tiến nhanh chóng để hoàn thành tốt nhiệm vụ săn bắt, giết thịt động vậy, cũng như tìm thức ăn từ các thực vật cứng, cho dù môi trường đã thay đổi từ rừng nhiệt đới trù phú sang thảo nguyên khô cằn. Xương động vật săn được cho thấy kỹ năng sử dụng công cụ đáng gờm của các chủ nhân: Heo rừng, hà mã, báo gấm, sư tử, linh cẩu, nhiều loài bò sát, chim và cả các loài linh trưởng cỡ lớn khác.
Theo tiến sĩ Pastory Bushozi từ Đại học Dar es Salaam, danh tính chủ nhân của các công cụ đã được thu hẹp chỉ còn 3 loài thuộc chi Người: Homo habilis, Astralopithecines và Parathropus. Không loại trừ khả năng cả 3 đều là chủ nhân, chia sẻ không gian sống ở hẻm núi trong các thời điểm khác nhau và thậm chí là sống cùng nhau, vì lịch sử tiến hóa đã ghi nhận một loạt các cuộc hôn phối khác loài.
Trích dẫn nghiên cứu, EurekAlert cho rằng những phát hiện trên là "duy nhất cho thời kỳ này" và mô tả được hành vi phức tạp của loài người sơ khai trong kỷ Pleistocen.
Acient Origins cho biết thêm hẻm núi Oldupai là một "thánh địa khảo cổ" ở Tanziania, nơi tàn tích của nhiều loài người khác đã được phát hiện. Như đã biết, Homo sapiens chúng ta chỉ là một loài nhỏ trong chi Người, nhưng là loài duy nhất chưa tuyệt chủng. Oldupai còn được gọi bằng những biệt danh như "cái nôi của loài người" hay "hẻm núi của những loài người khác".
Đào đường đặt cáp, tìm ra hàng loạt kho báu, thị trấn cổ Công trình đào đường đặt cáp cho một trang trại điện gió ở Anh đã biến thành công trình khảo cổ vĩ đại bởi "chạm trán" với hàng loạt kho báu khảo cổ từ thời La Mã và đồ sắt. Theo Yorkshire Post, những người có công phát hiện ra kho báu khảo cổ vĩ đại này là các công nhân đang làm...