Ai Cập nỗ lực chấm dứt leo thang căng thẳng ở Dải Gaza
Ngày 7/10, Ai Cập đã triển khai một loạt các nỗ lực ngoại giao nhằm “chấm dứt leo thang” ở Dải Gaza giữa người Palestine và Israel, sau khi lực lượng Hamas phát động một cuộc tấn công “chưa từng có” vào Dải Gaza, dẫn tới các vụ không kích đáp trả vào các vùng lãnh thổ Palestine khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Người dân dập các đám cháy trên xe ô tô sau vụ tấn công bằng rocket từ Dải Gaza tại Ashkelon, Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron cùng ngày đã có cuộc điện đàm để “phối hợp các nỗ lực nhằm chấm dứt leo thang ở Dải Gaza”. Theo người phát ngôn Phủ Tổng thống Ai Cập, trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Pháp, Tổng thống El-Sisi đã cảnh báo về tình hình xấu đi và có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực, khiến các điều kiện nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Dải Gaza, cũng như viễn cảnh tình hình khu vực bước vào vòng luẩn quẩn căng thẳng.
Cùng ngày, trong khuôn khổ các cuộc tham vấn mà Ai Cập tiến hành với các bên quốc tế có ảnh hưởng, nhằm phối hợp các nỗ lực để ngăn chặn leo thang căng thẳng giữa người Palestine và Israel, Ngoại trưởng Sameh Shoukry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Catherine Colonna.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập Ahmed Abu Zeid, hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hành động ở cấp quốc tế, nhằm ngăn chặn sự leo thang và xoa dịu cuộc khủng hoảng Palestine-Israel hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh Cairo và Paris là thành viên của cơ chế Nhóm Munich nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông.
Ông Shoukry đã thông báo với bà Colonna về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng như những tác động nhân đạo và an ninh, đặc biệt nếu căng thẳng vượt khỏi tầm kiểm soát. Hai ngoại trưởng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa và hai bên thống nhất tiếp tục tham vấn, phối hợp ở tất cả các cấp độ trong những ngày tới, để nỗ lực giải quyết ngay cuộc khủng hoảng Trung Đông.
Cùng ngày 7/10, trong cuộc điện đàm khác, Ngoại trưởng Shoukry và người đồng cấp Ayman Safadi của Jordan cũng “bày tỏ quan ngại sâu sắc trước diễn biến ngày càng xấu đi và mối nguy hiểm của các sự kiện” tại Dải Gaza. Ngoài ra, ông Shoukry cũng đã thảo luận với Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan, về “sự nghiêm trọng của tình hình hiện nay và sự cần thiết phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn tình hình an ninh trở nên mất kiểm soát”.
Trong cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, ông Shoukry nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc ngăn chặn leo thang và kêu gọi sự kiềm chế từ phía tất cả các bên”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã ra thông báo kêu gọi người Palestine và Israel “kiềm chế tối đa”, đồng thời cảnh báo về “mối đe dọa nghiêm trọng của tình hình leo thang” hiện nay. Ai Cập vốn là bên trung gian hòa giải truyền thống trong xung đột Palestine-Israel.
Ai Cập: Chủ nghĩa đa phương là chìa khóa để đạt các Mục tiêu phát triển bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 19/9 khẳng định chủ nghĩa đa phương và hợp tác phát triển là chìa khóa để ứng phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry phát biểu tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 24/9/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Shoukry đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp cấp cao của Nhóm bạn bè về Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) được tổ chức ngày 19/9, bên lề Tuần lễ cấp cao Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở New York (Mỹ).
Ngoại trưởng Ai Cập nhấn mạnh các cuộc khủng hoảng đồng thời liên quan đến an ninh lương thực, năng lượng, nợ công và tình trạng di cư đang cản trở nỗ lực hướng tới các SDG.
Ông Shoukry cũng lưu ý việc giải quyết những thách thức này đòi hỏi phải có phản ứng toàn cầu dựa trên chủ nghĩa đa phương và hợp tác phát triển.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập đánh giá cao vai trò quan trọng của GDI trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt giữa các nước đang phát triển, cũng như hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển bền vững. Ông Shoukry ca ngợi sự thành công của các dự án GDI, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại điện tử. Ông đã vạch ra tầm nhìn của Ai Cập để các nước đang phát triển tận dụng sự phát triển của ngành nông nghiệp và thương mại để xóa đói giảm nghèo, qua đó có thể đạt được các SDG.
GDI được thành lập vào tháng 1/2022 theo đề xuất của Trung Quốc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển bền vững với 8 ưu tiên, bao gồm xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, COVID-19 và vaccine, tài chính cho phát triển, biến đổi khí hậu và phát triển xanh, công nghiệp hóa, kinh tế số và kết nối.
Ai Cập và Liên hợp quốc thảo luận cách thức giải quyết khủng hoảng ở Syria Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong cuộc điện đàm ngày 14/6, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Geir Pedersen đã thảo luận các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Cảnh đổ nát sau một cuộc không kích của quân đội Israel xuống khu vực...