Ai Cập, Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược song phương
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 20/9, trong cuộc hội đàm bên lề khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tại New York, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước là một trong những trụ cột chính của an ninh và ổn định ở khu vực Trung Đông.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập Ahmed Abu Zeid cho biết hai ngoại trưởng đã nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa Cairo và Washington. Cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao đã đề cập tới những diễn biến mới trong tình hình khu vực và thế giới mà hai bên cùng quan tâm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết cuộc gặp giữa ông Shoukry và ông Blinken tập trung vào tình hình ở Libya, Syria, Yemen và các vùng lãnh thổ của Palestine. Hai bên cũng thảo luận về những diễn biến mới liên quan đến đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia và hậu quả của tình hình xung đột tại Ukraine đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Hai quan chức cũng bàn về việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) sẽ diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
Video đang HOT
Trong một thông báo sau cuộc gặp trên, Ngoại trưởng Mỹ cho biết cuộc hội đàm với ông Sameh Shoukry “nhằm thảo luận về đóng góp quan trọng của Ai Cập đối với sự ổn định khu vực và hợp tác trong một loạt các vấn đề toàn cầu, nhân quyền, an ninh nguồn nước của Ai Cập và COP27″.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry cũng đã thảo luận với Đặc phái viên Mỹ về Yemen Tim Lenderking về những diễn biến mới nhất tại đất nước Trung Đông đang bị chiến tranh tàn phá này.
Ông Shoukry đã thông báo vắn tắt cho ông Lenderking về những nỗ lực của Ai Cập nhằm củng cố thỏa thuận ngừng bắn mà các bên tham chiến tại Yemen đạt được vào tháng 4 vừa qua, để giảm bớt gánh nặng nhân đạo cho người dân nước này. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự thống nhất và chủ quyền của Yemen.
Về phần mình, ông Lenderking khẳng định Washington ủng hộ đặc phái viên LHQ về Yemen trong nỗ lực gia hạn thỏa thuận đình chiến sau thời hạn hết hiệu lực vào ngày 2/10.
Ông Shoukry và ông Lenderking cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề của tàu FSO SAFER, chứa 1,1 triệu thùng dầu, mắc kẹt ở ngoài khơi Biển Đỏ của Yemen từ năm 2015, nhằm ngăn chặn hậu quả sinh thái có khả năng xảy ra do thảm họa tràn dầu.
Ra mắt cơ sở dữ liệu mới về nhiên liệu hóa thạch thế giới
Ngày 19/9, một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đầu tiên theo dõi sản lượng, trữ lượng và lượng phát thải của nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu đã được ra mắt, cùng thời điểm với các hội nghị về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ).
Than đá tại một nhà máy điện ở gần Somerset, bang Kentucky, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, công cụ mới có tên Đăng ký toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ bao gồm dữ liệu của hơn 50.000 giếng dầu khí và mỏ than đá ở 89 quốc gia, tương đương 75% trữ lượng, sản lượng và lượng phát thải khí toàn cầu. Lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu lớn như vậy được phổ biến công khai với mọi người dùng Internet.
Trước đó, cũng đã có một mạng dữ liệu cá nhân tập trung vào mua bán và phân tích mức độ sử dụng và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cũng sở hữu một cơ sở dữ liệu công khai về dầu mỏ, khí đốt và than đá, song tập trung nhiều hơn vào khía cạnh nhu cầu đối với những nhiên liệu hóa thạch này, trong khi cơ sở dữ liệu mới bao gồm cả nguồn chưa được khai thác.
Cơ sở dữ liệu mới do Carbon Tracker - một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên tập trung nghiên cứu về tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng đến các thị trường tài chính, và Cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu cùng phát triển.
Thông qua cơ sở dữ liệu mới, người dùng có thể theo dõi trữ lượng than đá, dầu mỏ và khí đốt cũng như quan sát được lượng phát thải CO2 nếu nhiên liệu bị đốt trên phạm vi thế giới, quốc gia hay khu vực. Người dùng cũng có thể cảm nhận được vai trò của sản xuất nhiêu liệu hóa thạch trong nhiều nền kinh tế khác nhau, đồng thời mô phỏng được quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước theo 4 kịch bản: tiếp nối xu hướng hiện tại, các chính phủ cam kết thực hiện, các chính phủ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, và thế giới đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Cùng với cơ sở dữ liệu, các nhà phát triển cũng đưa ra phân tích kèm theo, nhận định Mỹ và Nga có đủ trữ lượng nhiên liệu hóa thạch để lấp đầy lượng phát thải carbon còn lại của thế giới. Đây là lượng carbon mà thế giới có thể chấp nhận trước khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1,5 độ C. Phân tích cũng khẳng định trữ lượng nhiên liệu hóa thạch của Mỹ và Nga có thể tạo ra 3.500 tỷ tấn khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiều hơn toàn bộ lượng khí phát thải được tạo ra từ giai đoạn Cách mạng Công nghiệp đến nay.
Phát biểu họp báo tại lễ ra mắt cơ sở dữ liệu mới, Inger Andersen - Giám đốc điều hành Chương trình môi trường LHQ (UNEP) khẳng định đây là công cụ hoàn toàn minh bạch, nguồn mở và sẵn có đầu tiên và UNEP sẽ tham gia xây dựng cũng như tận dụng cơ sở dữ liệu mới.
Các nhà phát triển cơ sở dữ liệu này cũng kỳ vọng giới đầu tư, đặc biệt là các lãnh đạo tập đoàn, sẽ sử dụng những dữ liệu mới để thay đổi kế hoạch đầu tư vào các dự án khai thác dầu khí và than đá.
Ai Cập hi vọng tiếp tục hợp tác với Nga Trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ngày 24/7, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã bày tỏ Cairo hi vọng tiếp tục hợp tác với Moskva trong các dự án chung. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry (phải) và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) trong cuộc gặp tại Cairo, Ai Cập, ngày 24/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Hai bên cũng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn
Có thể bạn quan tâm

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh
Tin nổi bật
20:43:55 29/04/2025
Giường ngủ khách sạn có 4 chiếc gối, thừa 2 gối chúng dùng để làm gì?
Trắc nghiệm
20:35:24 29/04/2025
Kẻ cướp ngân hàng VietinBank bị khởi tố 2 tội danh
Pháp luật
20:31:04 29/04/2025
Hoà Minzy kêu gọi dọn rác ở diễu binh, đáp trả khi bị nói làm màu, CĐM hả hê
Sao việt
20:26:43 29/04/2025
Màn kết hợp giữa NSND Thanh Hoa và Hòa Minzy được gọi "tuyệt tác song ca" 2 thế hệ, leo thẳng trending sau 4 ngày
Nhạc việt
20:03:08 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiền lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025