Ai Cập kêu gọi chia sẻ công bằng trách nhiệm trong tiếp nhận người tị nạn
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 20/6, Ai Cập đã nhắc lại tầm quan trọng của việc tăng cường nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo thực hiện công bằng nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm trong việc tiếp nhận và hỗ trợ người tị nạn.
Người dân sơ tán khỏi Sudan tới cửa khẩu Argeen, Ai Cập, ngày 27/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố nhân Ngày Tị nạn Thế giới, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết lâu nay quốc gia Bắc Phi này đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người tị nạn bị buộc phải rời bỏ quê hương vì hoàn cảnh khắc nghiệt.
Nhân dịp này, Ai Cập kêu gọi huy động các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người tị nạn và giúp giảm bớt áp lực đối với các nước tiếp nhận.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh các chính sách của Ai Cập tôn trọng quyền và phẩm giá của người tị nạn, đảm bảo quyền tự do đi lại và tạo điều kiện cho họ hội nhập xã hội sở tại. Bộ Ngoại giao khẳng định Chính phủ Ai Cập cung cấp cho người tị nạn những dịch vụ thiết yếu ngang bằng với công dân nước này. Ai Cập cho rằng trong bối cảnh số người tị nạn trên toàn thế giới đạt mức cao chưa từng có do các cuộc khủng hoảng leo thang, hợp tác quốc tế vẫn là cách hiệu quả và bền vững duy nhất để giải quyết vấn đề. Bộ Ngoại giao kêu gọi giải quyết các vấn đề về người tị nạn một cách toàn diện, tập trung vào các khía cạnh nhân đạo và phát triển.
Theo Ai Cập, các biện pháp này nên được thực hiện song song với việc tăng cường nỗ lực đạt được hòa bình, nhằm giải quyết tận gốc khủng hoảng tại những quốc gia nơi người tị nạn xuất phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương người tị nạn một cách an toàn.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Di cư Quốc tế ( IOM), Ai Cập đang tiếp nhận 9,1 triệu người di cư và tị nạn từ 133 quốc gia, trong đó có 4 triệu người Sudan, 1,5 triệu người Syria, 1 triệu người Yemen, và 1 triệu người Libya. Theo Thủ tướng Mostafa Madbouly, mỗi năm, Ai Cập phải chi hơn 10 tỷ USD để hỗ trợ những người tị nạn và di cư tại nước này.
Khoảng 400 người di cư bị tử vong trong thảm họa lũ lụt ở Libya
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 19/9 xác nhận khoảng 400 người di cư đã thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt vừa qua ở Libya.
Quang cảnh thành phố Derna của Libya sau thảm họa lũ lụt, ngày 14/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
IOM dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay các bệnh viện tới nay đã ghi nhận 4.000 người thiệt mạng vì lũ lụt ở Libya, trong đó có khoảng 400 người di cư.
Trước đó, IOM thông báo hơn 100.000 người di cư đang sinh sống trong những khu vực bị ngập lụt, bao gồm hơn 8.000 người ở thành phố Derma. Những người này chủ yếu tới từ Cộng hòa Chad, Ai Cập và Sudan.
Hàng nghìn người từ châu Phi và Trung Đông đang sinh sống tạm bợ ở Libya và nhiều người trong số đó đã thực hiện những chuyến vượt Địa Trung Hải đầy hiểm nguy để tìm đường đến châu Âu mỗi năm nhằm trốn chạy tình cảnh nghèo khó và xung đột.
Lũ quét xảy ra khi Libya - quốc gia Bắc Phi bị chiến tranh tàn phá - hứng chịu cơn bão mạnh Daniel hôm 10/9. Nước dâng nhanh làm vỡ 2 con đập đầu nguồn ở thành phố duyên hải Derna, miền Đông Libya. Nước tràn ra xối xả trong đêm, ập xuống trung tâm thành phố có 100.000 dân và cuốn trôi toàn bộ khu dân cư ra Địa Trung Hải.
Các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo những cư dân chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt - 30.000 người trong số này đang lâm vào cảnh vô gia cư - rất cần nước sạch, lương thực và các nhu yếu phẩm cơ bản trong bối cảnh nguy cơ mắc bệnh tả, tiêu chảy, mất nước và suy dinh dưỡng ngày một gia tăng.
Ai Cập, Qatar nhận được phản hồi của Hamas về thỏa thuận ngừng bắn Trong một tuyên bố chung ngày 11/6, Ai Cập và Qatar khẳng định rằng đã nhận được phản hồi từ Hamas và các phe phái Palestine về đề xuất của Mỹ liên quan tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin cũng như những người bị giam giữ. Cảnh tàn phá do xung đột Hamas - Israel tại thành phố Khan...