Xung đột khiến hơn 10 triệu người ở Sudan phải sơ tán
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/6 cho biết hơn 10 triệu người ở Sudan đã phải sơ tán trong nước do xung đột bạo lực ở nước này.
Ngoài ra, hơn 2 triệu người phải sơ tán sang các nước khác để lánh nạn, với các điểm đến chủ yếu là những nước láng giềng như CH Chad, Nam Sudan và Ai Cập.
Người tị nạn chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Bentiu, Nam Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tổng Giám đốc IOM Amy Pope nêu rõ: “Hãy tưởng tượng một thành phố có quy mô bằng London phải di dời. Những gì đang diễn ra giống như vậy, nhưng với sự đe dọa không ngừng của súng đạn, nạn đói, bệnh tật và bạo lực tàn bạo về sắc tộc và giới tính”.
Cuộc xung đột mới nhất ở Sudan bắt đầu vào tháng 4/2023, khi căng thẳng giữa quân đội và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bùng nổ thành giao tranh ở thủ đô Khartoum và nhiều khu vực khác của nước này. Cuộc xung đột này đã tàn phá Sudan, khiến hơn 14.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, đồng thời đẩy người dân nước này đến bờ vực nạn đói.
Video đang HOT
Tháng trước, cơ quan lương thực của LHQ cảnh báo rằng khu vực Darfur rộng lớn ở phía Tây Sudan và nhiều khu vực khác ở nước này có nguy cơ nghiêm trọng phải đối mặt với nạn đói và tử vong trên diện rộng, nếu các bên xung đột không tạo điều kiện cho viện trợ nhân đạo.
Bà Pope kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng thống nhất, trong khi nhấn mạnh IOM mới chỉ nhận được chưa đến 1/5 số tiền mà tổ chức này kêu gọi hỗ trợ nhằm ứng phó khủng hoảng ở Sudan.
Gia tăng nguy cơ khủng hoảng nhân đạo tại Sudan
Cuộc xung đột tại Sudan bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4 đã khiến hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán hoặc di tản sang các nước láng giềng.
Khoảng 860 người đã bị thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết, khoảng 60.000 - 90.000 người ở Sudan đã phải sơ tán sang nước láng giềng Cộng hòa Chad kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 15/4 vừa qua. Gần 90% trong số này là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, xung đột cũng đã khiến hơn 250.000 người sơ tán sang các nước láng giềng và sẽ còn có thêm nhiều người rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn nữa khi giao tranh tiếp diễn.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum (Sudan).
Nhiều người hiện đang phải ở những nơi trú ẩn tạm thời, thậm chí dưới gốc cây, với các dịch vụ cơ bản rất hạn chế. Do đó, khi mùa mưa tới, cần khẩn trương đưa những người này đến các trại tị nạn gần nhất và cộng đồng quốc tế cần tăng cường hỗ trợ vì tính cả những người sơ tán trong các cuộc xung đột trước, Cộng hòa Chad hiện là nơi trú ngụ của gần 700.000 người tị nạn. Chương trình Lương thực của LHQ cho biết cần 162,4 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Cộng hòa Chad giúp đỡ 2,3 triệu người đang cần lương thực khẩn cấp.
Quỹ Ứng phó Khẩn cấp của LHQ (CERF) cùng ngày thông báo đã dành 5 triệu USD cho những nỗ lực nhân đạo ở Ai Cập để hỗ trợ những người phải sơ tán do xung đột ở nước láng giềng Sudan. Theo CERF, khoản tiền trên sẽ được sử dụng để cung cấp thực phẩm, nước, vệ sinh và các dịch vụ chăm sóc y tế, hỗ trợ tiền mặt cũng như hỗ trợ tâm lý-xã hội cho người tị nạn, người hồi hương, người xin tị nạn và công dân nước thứ ba đến từ Sudan. Kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan, Ai Cập là nước tiếp nhận nhiều người tị nạn Sudan nhất.
Tính đến ngày 17/5, hơn 113.000 người đã vượt qua biên giới Sudan để đến Ai Cập và con số này sẽ tiếp tục tăng, với khoảng 5.000 người mỗi ngày. UNHCR ước tính tổng cộng 350.000 người ở Sudan sẽ sơ tán đến Ai Cập trong 6 tháng tới. Ngoài khoản tiền 5 triệu USD trên, CERF cũng đã cung cấp tổng cộng 17 triệu USD cho các nước láng giềng của Sudan, trong đó có Cộng hòa Chad, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.
Trong khi đó, phát biểu ngày 22/5 trước Hội đồng Bảo an LHQ, Đặc phái viên LHQ về Sudan, ông Volker Perthes tuyên bố tình hình bất ổn tại Sudan đang khiến nguy cơ xung đột sắc tộc ngày càng tăng và có khả năng gây ra những tác động sâu rộng đối với khu vực. Theo Đặc phái viên LHQ về Sudan, đã có những dấu hiệu cho thấy cuộc giao tranh đang đe dọa chia cắt đất nước Đông Phi này theo các ranh giới sắc tộc và cộng đồng. Ông khẳng định những diễn biến này chỉ mới hình thành gần đây và ở một số vùng của đất nước, giao tranh giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đã trở thành căng thẳng cộng đồng hoặc gây ra xung đột giữa các cộng đồng.
Theo quan chức LHQ, các dấu hiệu cảnh báo về việc lôi kéo sự tham gia của các bộ lạc vào các cuộc giao tranh cũng được báo cáo ở một số vùng của đất nước, đặc biệt là ở Nam Kordofan. Sau khi thiết lập một lệnh ngừng bắn ổn định, ưu tiên số hai của LHQ là "ngăn chặn bạo lực leo thang" và kiềm chế nguy cơ giao tranh biến thành xung đột sắc tộc. Nhận định trên được đưa ra chỉ vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn giữa hai phe tham chiến tại Sudan bắt đầu có hiệu lực từ 21h45 ngày 22/5 (giờ địa phương - 2h45 ngày 23/5 giờ Hà Nội) và kéo dài trong 1 tuần. Bày tỏ hoan nghênh lệnh ngừng bắn này, Đặc phái viên Volker tiếp tục kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn này, nhằm cho phép các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khôi phục các dịch vụ thiết yếu và sơ tán thường dân khỏi các khu vực nguy hiểm.
Cũng trong ngày 22/5, Libya tuyên bố nước này hoan nghênh các bên tại Sudan đạt thỏa thuận gia hạn lệnh đình chiến và tiếp tục đàm phán nhằm đạt được lệnh ngừng bắn cuối cùng. Bộ Ngoại giao của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc ở Libya đã ra tuyên bố đề cao những nỗ lực của Saudi Arabia và Mỹ, dẫn đến việc ký kết thỏa thuận cho phép chuyển hàng cứu trợ và viện trợ nhân đạo, giúp khôi phục các dịch vụ cơ bản, đồng thời nỗ lực chấm dứt khủng hoảng và xoa dịu tình hình tại Sudan.
Bộ trên cũng bày tỏ hy vọng rằng các bên của Sudan sẽ tiếp tục hưởng ứng mọi nỗ lực kêu gọi chấm dứt thù địch trong hòa bình và kéo dài vĩnh viễn, đồng thời hy vọng tất cả các phe phái cũng như lực lượng chính trị của Sudan sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp nhằm giúp đạt được sự ổn định lâu dài và khôi phục an ninh ở quốc gia Đông Phi này. Mặc dù vậy, giao tranh vẫn nổ ra tại Thủ đô Khartoum vào tối 22/5, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được. Cư dân ở ngoại ô phía Đông Bắc Khartoum đã báo cáo về các cuộc đụng độ.
Trong khi đó, ở phía Nam thủ đô của Sudan, người dân cũng nghe thấy tiếng nổ từ các cuộc không kích, sau thời điểm lệnh ngừng bắn bắt đầu đi vào thực thi. Vào cuối buổi chiều 22/5, LHQ ghi nhận các cuộc giao tranh và hoạt động chuyển quân, trong khi cả hai bên cam kết không tìm cách tận dụng lợi thế quân sự trước khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. Trong bối cảnh nhiều thỏa thuận ngừng bắn trước đó đã bị vi phạm, thỏa thuận lần này sẽ được củng cố bởi một cơ chế giám sát có sự tham gia của Mỹ, Saudi Arabia và cộng đồng quốc tế.
Chạy đua sơ tán công dân khỏi 'chảo lửa' Sudan Các nước đang khẩn trương chạy đua với thời gian sơ tán hàng nghìn công dân nước mình khỏi thủ đô Khartoum - điểm nóng trong cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF). Các công dân nước ngoài sơ tán tránh chiến sự tại Sudan đáp máy bay tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong

Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

Lực lượng Houthi tăng cường tuyển thêm thành viên

Công an Bình Định điều tra hai vụ ngư dân tử vong trên biển
Có thể bạn quan tâm

4 chiếc váy linen đáng sắm nhất mùa nắng
Thời trang
11:23:59 25/04/2025
Phim Trung Quốc khiến netizen "mê chữ ê kéo dài" vì quá hay: Nội dung cực cuốn, dàn cast không một điểm chê
Phim châu á
11:20:27 25/04/2025
7 món đồ nên chọn loại "bền nhẹ dễ dùng" từ tuổi 55 và 5 món nên ngưng vì không còn phù hợp
Sáng tạo
11:15:56 25/04/2025
Khoe ảnh kỷ niệm 30 năm ngày cưới, nam thần U60 gây sốc với body như trai trẻ
Sao châu á
11:15:07 25/04/2025
Vây cá hồi vừa ngon mà lại siêu rẻ, chế biến kiểu này ai cũng mê
Ẩm thực
11:11:21 25/04/2025
Điều gì đang khiến smartphone ngày càng 'nhàm chán'?
Thế giới số
10:57:28 25/04/2025
Sony Xperia 1 VII bất ngờ rò rỉ hình ảnh
Đồ 2-tek
10:50:47 25/04/2025
Lương Thùy Linh bất ngờ kín đáo, đối lập vẻ quyến rũ của Lan Khuê
Phong cách sao
10:49:37 25/04/2025
Vũ Cát Tường bên vũ công xinh đẹp: Cưng chiều bạn đời, cởi mở đời tư
Sao việt
10:46:50 25/04/2025
NSND Thanh Hoa nói về màn kết hợp gây sốt với Hòa Minzy
Nhạc việt
10:44:28 25/04/2025