Ai Cập kéo dài giờ giới nghiêm vào ban đêm qua tháng Ramadan
Lệnh giới nghiêm vào ban đêm ở Ai Cập dự kiến sẽ được kéo dài trong tháng Ramadan khoảng từ ngày 24/4 đến ngày 24/5.
Tuyên bố này được người phát ngôn chính phủ Ai Cập Nader Saad đưa ra vào tối qua (16/4). Đây là một bước nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch covid-19. Trước đó, chính phủ Ai Cập đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ ngày 25/3 và kéo dài 2 tuần sau đó. Thời gian giới nghiêm từ 19h tối đến 6h sáng đã được đổi sang từ 20h tối đến 6h sáng như hiện nay.
Nhiều người dân thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19.
Trong khi đó, tháng Ramadan dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 24/4, tháng người Hồi giáo thường hành hương về Mecca Saudi Arabia hoặc có các cuộc tụ tập ăn uống đông người sau hoàng hôn. Do dịch Covid-19 vẫn bùng phát, Ủy ban chịu trách nhiệm xử lý khủng hoảng Covid-19 sẽ xác định giờ giới nghiêm trong tháng Ramadan.
Cửa hàng thực phẩm trợ giá của chính phủ.
Video đang HOT
Người phát ngôn chính phủ Ai Cập lưu ý rằng các lều nơi mọi người tụ tập ăn bữa hàng ngày sau hoàng hôn hoặc sau đó sẽ bị dừng ở tất cả các địa điểm trong tháng Ramadan. Các nhà thờ Hồi giáo, các trường học, quán cà phê, rạp chiếu phim vẫn tạm đóng cửa. Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Ai Cập tính tới ngày 16/4 nước này có 2.673 ca mắc covid-19, trong đó số người hồi phục đã tăng lên 596 và có 196 ca tử vong./.
Ngọc Thạch
Ai Cập và Indonesia thêm nhiều ca nhiễm COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 9/3, Bộ Y tế Ai Cập xác nhận nước này đã có thêm 7 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia Bắc Phi này lên con số 55, trong khi đã ghi nhận một ca tử vong do dịch bệnh này.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga ở Jakarta, Indonesia, ngày 3/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Y tế Ai Cập Khaled Megahed thông báo 7 trường hợp nhiễm mới bao gồm 3 công dân Ai Cập và 4 người nước ngoài. Trong số 3 người Ai Cập, một trường hợp vừa về nước từ chuyến hành hương tới Umrah ở Saudi Arabia, hai ca còn lại có tiếp xúc với bệnh nhân người Ai Cập trở về nước từ Serbia được xác định trước đó. Trong khi đó, 4 người nước ngoài được xác định nhiễm SARS-CoV-2 có tiếp xúc với công dân người Đức đã tử vong do COVID-19 một ngày trước đó.
Trong tổng số 55 ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Ai Cập cho đến nay, có 45 ca được xác định trên một du thuyền sông Nile có hành trình từ Aswan tới Luxor.
Bộ Y tế Bahrain cùng ngày cũng xác nhận thêm 24 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 lên con số 95.
Trong khi đó, ngày 9/3, giới chức Indonesia cũng đã xác nhận thêm 13 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên con số 19.
Theo một quan chức thuộc Bộ Y tế Indonesia - ông, các bệnh nhân trên trong độ tuổi từ 16 đến 59, trong đó 11 người là công dân Indonesia, 2 người còn lại là công dân nước ngoài. Một vài người trong số này đã có tiếp xúc với hai trường hợp bệnh nhân COVID-19 được ghi nhận hồi tuần trước.
Để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, Chính phủ Ấn Độ đã cấm tất cả các tàu du lịch nước ngoài cập cảng nước này từ ngày 9/3 cho tới ngày 31/3 tới.
Các tàu du lịch được xem là "mảnh đất" màu mỡ để virus SARS-CoV-2 sinh sôi. Cụ thể, tàu Diamond Princess đang neo đậu ở Nhật Bản đã ghi nhận 696 trường hợp lây nhiễm và 7 trường hợp tử vong liên quan COVID-19. Trong khi đó, tàu Grand Princess đã cập cảng ở California (Mỹ) ngày 9/3 cũng đã xác định 21 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 trong số 3.500 người có mặt trên tàu.
Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau Trung Quốc - hiện đã ghi nhận 43 trường hợp nhiễm bệnh COVID-19, khiến chính phủ nước này phải đưa ra cảnh báo sức khỏe hàng ngày đối với người dân. Nhiều hội nghị cũng như các lễ hội tại Ấn Độ cũng đã bị hủy bỏ do lo ngại dịch bệnh.
Chính phủ Qatar cũng đã ra thông báo đóng cửa tất cả các trường phổ thông và đại học ở nước này khi ngày càng có nhiều lo ngại về sự lây lan của dịch COVID-19. Tính đến nay, Qatar đã ghi nhận 15 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Trong khi đó, hãng hàng không EgyptAir của Ai Cập quyết định tạm ngừng các chuyến bay tới Saudi Arabia do tình hình dịch COVID-19 ở cả hai nước đang diễn biến phức tạp. Trước đó, phía Riyadh cũng đã quyết định ngừng các chuyến bay qua lại giữa nước này với 9 nước khác, trong đó có Ai Cập, do lo ngại sự lây lan của dịch COVID-19.
Theo Việt Khoa - Trương Tuấn - Vĩnh Hà (TTXVN)
Bệnh nhân duy nhất nhiễm Covid-19 âm tính với virus, châu Phi hết dịch? Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Ai Cập xác nhận công dân nước ngoài gần đây được công bố là trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên của Ai Cập cho kết quả âm tính với nCoV trong các xét nghiệm mới đây. Trong một tuyên bố chung đưa ra hôm 19/2, cả hai cơ quan y tế này cho...