Ai Cập, Israel thảo luận việc mở lại cửa khẩu Rafah
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, truyền thông khu vực ngày 30/11 dẫn lời các nhà đàm phán Arab cho biết Ai Cập và Israel đang thảo luận việc mở lại cửa khẩu biên giới Rafah nối với với Dải Gaza, trong khi Hamas bày tỏ “sẵn sàng” thảo luận bất kỳ đề xuất nào về lệnh ngừng bắ.n ở Gaza.
Đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo tập kết gần cửa khẩu biên giới Rafah, bên phía Ai Cập ngày 7/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Những điều kiện này đang được thảo luận như một phần của đề xuất mới nhằm đạt được lệnh ngừng bắ.n ở Dải Gaza trong ít nhất 60 ngày. Theo kế hoạch này, Hamas sẽ bắt đầu thả con tin 7 ngày sau khi lệnh ngừng bắ.n được nhất trí. Hamas cũng thể hiện sự cởi mở hơn đối với việc hiện diện tạm thời của quân đội Israel tại Dải Gaza, trong khi quyền kiểm soát của cửa khẩu Rafah bên phía Palestine sẽ được chuyển từ Hamas sang Chính quyền Palestine.
Các nhà đàm phán Arab cũng tiết lộ ở giai đoạn đầu, tối đa 200 xe tải cứu trợ nhân đạo sẽ được phép vào Gaza mỗi ngày qua cửa khẩu Rafah.
Trong khi đó, một quan chức phong trào Hamas giấu tên tuyên bố nhóm này “sẵn sàng nghiên cứu các đề xuất về lệnh ngừng bắn” và “việc Israel rút dần khỏi Dải Gaza”. Quan chức này nhấn mạnh thỏa thuận trên phải đi kèm với “điều kiện có sự đảm bảo của quốc tế” để dẫn đến “chấm dứt hoàn toàn” xung đột, “Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza và trao đổi tù nhân”. Theo ông, phái đoàn của phong trào Hamas, do ông Khalil al-Hayya dẫn đầu, đã có cuộc gặp tại Cairo với Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Ai Cập Hassan Rashad và các quan chức khác chịu trách nhiệm hòa giải với Israel.
Video đang HOT
Các nhà đàm phán Ai Cập đang cố gắng thuyết phục Hamas chấp nhận việc Israel rút một phần lực lượng khỏi Gaza trong giai đoạn ngừng bắ.n ban đầu, cũng như thúc đẩy các cuộc đàm phán tiếp theo về việc Israel rút quân hoàn toàn khỏi dải đất này.
Trong một diễn biến khác cũng ngày, Lữ đoàn Ezzedine al-Qassam, cánh vũ trang của Hamas đã đăng tải đoạn băng hình mới về con tin Edan Alexander, mang quốc tịch kép Mỹ – Israel, cầu xin Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump “làm mọi thứ có thể” để giải thoát các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấ.n côn.g 7/10/2023.
Trong đoạn video, chưa thể xác minh ngày ghi hình, anh Alexander đã cầu xin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bằng tiếng Anh và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bằng tiếng Do Thái. Anh kêu gọi người dân Israel gây sức ép đối với chính phủ để đảm bảo việc giải thoát con tin.
Trong một tuyên bố, văn phòng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết thủ tướng cam kết “Israel quyết tâm thực hiện mọi hành động” để đưa các con tin trở về nhà. Ông cho rằng việc đăng tải đoạn băng hình trên là “cuộc chiến tranh tâm lý tàn khốc”.
Từ Washington, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Sean Savett yêu cầu Hamas trả tự do cho các con tin.
Đây là đoạn ghi hình thứ 2 được công bố trong tháng 11, sau khi Palestine Islamic Jihad – nhóm vũ trang liên minh với Hamas công bố đoạn ghi hình về con tin người Israel Sasha Trupanov hồi đầu tháng.
Trong cuộc tấ.n côn.g ngày 7/10/2023, Hamas đã bắt giữ 251 con tin. Giới chức Israel ước tính hiện vẫn còn 97 người bị giam giữ, trong đó có 34 người được xác nhận đã thiệ.t mạn.g, song th.i th.ể của họ vẫn còn ở Gaza.
Ai Cập phản đối Israel hiện diện tại cửa khẩu Rafah và hành lang Philadelphi
Ngày 26/8, Ai Cập đã tái khẳng định lập trường không chấp nhận sự hiện diện của Israel tại cửa khẩu Rafah hay hành lang Philadelphi.
Israel tuyên bố giành được quyền kiểm soát toàn diện ở hành lang Philadelphi. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Kênh truyền hình Al Qahera News TV ngày 26/8 đã dẫn lời một nguồn tin cấp cao nêu rõ Ai Cập "đã nhắc lại với tất cả các bên rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của Israel" dọc theo Hành lang Philadelphi chiến lược ở biên giới giữa Dải Gaza và nước này.
Ai Cập là một trong những bên trung gian hòa giải quan trọng trong các nỗ lực thúc đẩy việc đạt được lệnh ngừng bắ.n giữa Israel và Hamas tại Gaza. Một điểm bế tắc chính trong cuộc đàm phán ngừng bắ.n ở Dải Gaza do Mỹ, Ai Cập và Qatar làm trung gian là việc Israel muốn hiện diện tại Hành lang Philadelphi, một dải đất hẹp dài 14,5 km dọc biên giới phía Nam của Gaza với Ai Cập. Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắ.n cũng kêu gọi Israel rút quân khỏi cửa khẩu Rafah, cửa khẩu duy nhất từ lãnh thổ Palestine không do Israel trực tiếp kiểm soát.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Israel thông báo kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Dải Gaza, quốc gia này đã đặt mua và nhận được tổng cộng hơn 50.000 tấn hàng hóa quân sự từ nước ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, thông báo cho biết Cục Sản xuất và Mua sắm thuộc Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các đơn vị thuộc Lực lượng Phòng vệ (IDF) để tổ chức các chuyến vận chuyển hàng bằng cả đường không và đường biển, bao gồm "xe bọc thép, đạn dược, thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết bị y tế, vốn đặc biệt quan trọng để duy trì các chiến dịch của IDF".
Thông báo không nêu rõ nguồn gốc của hàng hóa. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Israel từng nói rằng phần lớn vũ khí và đạn dược nước này nhập khẩu được sản xuất tại Mỹ và châu Âu.
Quan chức Ai Cập, Mỹ và Israel sẽ thảo luận về mở lại cửa khẩu Rafah Phóng viên TTXVN tại Ai Cập dẫn nguồn tin cho biết các quan chức của nước này cùng với Mỹ và Israel dự kiến sẽ có cuộc họp tại Cairo vào tuần tới để thảo luận về việc mở lại cửa khẩu biên giới Rafah ở phía Nam dải Gaza. Binh sĩ Israel được triển khai trong chiến dịch quân sự tại Rafah,...