Ai Cập bất ngờ “thay máu” toàn bộ chính phủ
Nội các lâm thời Ai Cập bất ngờ từ chức, nhiều khả năng sẽ mở đường cho tư lệnh quân đội ra ứng cử chức tổng thống.
Chính phủ lâm thời Ai Cập được quân đội hậu thuẫn do Thủ tướng Hazem el-Beblawi đứng đầu đã bất ngờ tuyên bố từ chức trong một “cuộc thay máu” toàn diện sau khi bị chỉ trích mạnh mẽ về khả năng điều hành kinh tế yếu kém.
Theo trang mạng Abrham của Ai Cập, nhiều khả năng Tổng thống Adly Mansour sẽ chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Beblawi và yêu cầu Bộ trưởng Nhà ở Ibrahim Mahlab đứng ra thành lập chính phủ mới.
Ông Beblawi và nội các của mình đã bị chỉ trích vì đã thông qua một đạo luật đầy tranh cãi về mức lương tối thiểu, gây nên những cuộc đình công lớn trong cả nước.
Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hazem el-Beblawi bất ngờ tuyên bố từ chức
Trong một bài phát biểu ngắn trên truyền hình, ông Beblawi cho biết chính phủ non trẻ của ông được thành lập sau khi cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ hồi năm ngoái đã “rất nỗ lực” nhưng không thể giải quyết hết các vấn đề an ninh, tháo gỡ những khó khăn về kinh tế và bất ổn chính trị.
Bản thân ông Beblawi cũng bị các phương tiện truyền thông chỉ trích mạnh mẽ vì không ngăn chặn được nền kinh tế đang lao dốc và không thể đoàn kết các nhân vật thân cận của mình.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng động thái này là một bước đệm tạo điều kiện cho Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ứng cử vào vị trí tổng thống. Với vị thế là một nhân vật đầy quyền lực và ảnh hưởng, ông El-Sisi nhiều khả năng sẽ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử vào giữa tháng Tư tới đây.
Nhiều khả năng Tư lệnh quân đội Ai Cập El-Sisi sẽ ra ứng cử chức tổng thống
Trong khi đó, sự trừng phạt đối với các lực lượng chống đối vẫn tiếp diễn. Một tòa án tại thủ đô Cairo mới đây đã ra phán quyết coi Anh em Hồi giáo là một chổ chức khủng bố, một động thái ủng hộ tuyên bố tương tự của Chính phủ lâm thời vào tháng 12 năm ngoái.
Phản ứng lại phong trào biểu tình của sinh viên tại các trường đại học, chủ yếu là những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo, tòa án trên cũng đã ra phán quyết rằng lực lượng cảnh sát có thể sẽ được triển khai vô thời hạn trong các khuôn viên đại học, đi ngược lại với một lệnh cấm triển khai lực lượng năm 2010.
Tuần trước, một đạo luật khác đã được sửa đổi nhằm cho phép hiệu trưởng các trường đại học có thể đuổi học sinh viên nếu họ quấy nhiễu các khóa học và kỳ thi, phá hoại các cơ sở vật chất, tấn công người khác, kích động và tham gia các hoạt động bạo lực. Những người ôn hòa và cánh Tả dự kiến sẽ phá vỡ lệnh cấm này bằng các cuộc biểu tình không được cho phép vào hôm nay nhằm kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Cuộc tập hợp lực lượng này sẽ diễn ra trên cầu mùng 6 tháng 10, tuyến đường chính nối thủ đô Cairo và sông Nile.
Theo Khampha
Thổ Nhĩ Kỳ "thay máu" nội các giữa bê bối của các "quý tử"
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo cải tổ nội các sâu rộng sau khi 3 bộ trưởng từ chức vì các "quý tử" của họ bị bắt trong một cuộc điều tra tham nhũng.
Ba Bộ trưởng từ chức - Zafer Caglayan (phải), Erdogan Bayraktar (giữa) vàMuammer Guler (thứ hai bên trái) đã ở sân bay gặp Thủ tướng Erdogan vào ngày thứ ba vừa qua.
Ông Erdogan đã chỉ định 10 tân bộ trưởng sau khi bàn bạc với Tổng thống Abdullah Gul.
Một trong những bộ trưởng đã từ chức, Bộ trưởng Môi trường Erdogan Bayraktar đã kêu gọi ông Erdogan từ chức theo.
Cảnh sát hiện đang điều tra cáo buộc chuyển tiền bất hợp pháp cho Iran và hối lộ các dự án xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Kinh tế Zafer Caglayan và Nội vụ Muammer Guler từ chức sau khi con trai của họ bị bắt giam.
Tất cả ba người đều phủ nhận không làm gì sai.
Có thông tin đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình vào tối thứ tư tại Istanbul.
Trong khi đó tại Istabul, những người biểu tình đã đổ xuống phố phản đối chính phủ đối với vụ tham nhũng. Có thông tin đã xảy ra đụng độ với cảnh sát chống bạo động vào tối ngày thứ tư.
Trong số những người bị mất chức trong cuộc cải tổ có Bộ trưởng phụ trách EU Egemen Bagis. Ông cũng bị cáo buộc có liên quan đến vụ bê bối tham nhũng, nhưng không bị bắt và chưa chính thức bị cáo buộc. Bản thân ông cũng kêu gọi Thủ tướng từ chức.
Tuy nhiên Thủ tướng Erdogan cho rằng vụ điều tra của cảnh sát là "trò chơi bẩn thỉu". Ông cho rằng đây là âm mưu của các lực lượng nước ngoài và trong nước để gây mất niềm tin trong dân chúng đối với chính phủ của ông trước cuộc bầu cử địa phương vào tháng 3 tới.
Tuy nhiên ông Erdogan lại bị "giáng đòn" tiếp khi nghị sỹ, cựu Bộ trưởng Nội vụ Idris Naim Sahin kêu gọi ông từ chức khỏi đảng cầm quyền AK.
Con trai của các bộ trưởng kinh tế và nội vụ cùng với người đứng đầu ngân hàng nhà nước Halkbank nằm trong số 24 người bị bắt vì bị cáo buộc hối lộ. Con trai Bộ trưởng Môi trường Bayraktar đã bị bắt nhưng sau đó được thả. Báo chí địa phương cho biết cảnh sát thu giữ 4,5 triệu đô tiền mặt trong các hộp giày tại nhà người đứng đầu ngân hàng Halkbank, trong khi hơn 1 triệu đô tiền mặt được tìm thấy ở nhà con trai bộ trưởng Nội vụ Guler.
Theo Dantri
Nga nổi giận vì bị Ukraine phản bội? Nga hôm qua (24/2) đã nổi giận đùng đùng với nước láng giềng Ukraine vì một loạt diễn biến chính trị gần đây ở nước này. Giới chức ở Moscow đã tỏ ra hoài nghi tính hợp pháp của chính phủ lâm thời Ukraine đồng thời cáo buộc chính phủ này sử dụng những "phương tiện khủng bố và độc tài" để tiếm...