Ai bảo ở cữ là khổ, bà mẹ trẻ khoe loạt mâm cơm cữ siêu ngon và quan niệm ăn uống làm nhiều sản phụ phải bất ngờ
Các món ăn trong từng bữa cơm cữ của chị Linh đều ngon miệng và ngon mắ.
Sau 2 lần sinh, chị Linh (Quảng Ninh) đều về nhà mẹ đẻ. Mỗi ngày, chị đều được lựa chọn thực phẩm, bữa ăn nào cũng ngon mắt ngon miệng. Mới đây, bà mẹ này đã chia sẻ hình ảnh về các mâm cơm cữ đủ đầy khiến nhiều người cũng phải bất ngờ và trầm trồ.
Chị Linh cho hay, không chỉ chuyện ăn đầy đủ mà quan niệm về ở cữ của mẹ đẻ cũng khá hiện đại, Bởi, ở cữ là là kiêng làm chứ không kiêng ăn. Mẹ làm trong ngành y nên tư tưởng ở cữ rất tiến bộ. Mỗi ngày đều ăn đa dạng, nghỉ ngơi đủ, tinh thần thoải mái thì sữa mới nhiều và chất lượng. Thậm chí, cả 2 lần sinh chị Linh đều không ăn móng heo hay chân dê, chân chó.
Ảnh chụp chị Linh và mẹ.
Mẹ của chị Linh về quê mua dần đồ rồi sơ chế sẵn để cấp đông. Vì vậy, hằng ngày chỉ đi chợ mua rau thịt, còn đồ hải sản chỉ cần rã đông, chế biến và bày lên mâm để ăn. Cho nên thời gian không tốn quá nhiều để nấu nướng. Thậm chí, mẹ đẻ vẫn có thời gian để giải trí, lướt facebook và xem phim.
Bữa ăn chiết dạ sau sinh, sau bữa ăn này trong 3 tháng 10 ngày tiếp theo chị Linh không ăn sò, ghẹ, bề bề.
Theo như hình ảnh được chị Linh chia sẻ, trên các mâm có hải sản như sò, bề bền, lý giải về điều này, chị Linh cho biết: “Không có chuyện tôi ăn theo sở thích, tôi vẫn là ăn đồ lành cho sản phụ. Theo truyền thống quê mình, trong 3 ngày đầu sau sinh thì sản phụ có thể ăn thoải mái không cần kiêng cữ gì như ghẹ, sò, lòng lợn… còn những thứ này trong 3 tháng 10 ngày không nên ăn. Đây gọi là chiết dạ sau sinh”.
Sau 3 ngày đầu tiên sẽ bước vào giai đoạn cơm cữ. Trong 3 tháng 10 ngày ở cữu, ngoài thịt bò, lợn, gà như thông thường thì chị Linh sẽ ăn tôm, cá lành tính (cá bống, cá bớp, cá nhụ hay cá tráp). Đây đều là những món bổ sung canxi,lợi sữa, phục hồi sau sinh rất tốt. “Tôi không ăn mỗi thịt rang nghệ và rau ngót như quan niệm từ xưa. Tất nhiên tôi cũng không ăn các món không tốt cho sản phụ. Nếu nhìn vào hình mà tôi chia sẻ có thể thấy các món ghẹ, sò hay bề bề không xuất hiện trong các bữa ăn ở cữ”, Linh cho hay.
Bên cạnh chuyện chuyện ăn uống, chị Linh cũng không kiêng cữ gì đặc biệt ngoài việc không động tới việc nhà vì có mẹ chăm sóc. Vì gọi là ở cữ tức là chỉ nghỉ ngơi chăm con nên bà mẹ trẻ này cũng không kiêng tắm gội 2 tuần hay 1 tháng như mọi người. Hằng ngày, chị Linh vẫn tắm gội như thông thường, nhưng tắm nhanh hơn và dùng nước nóng. Ngoài ra, chị Linh cũng ngủ đủ giấc, uống nước ấm, giữ tinh thần thoải mái.
Video đang HOT
Trong mỗi bữa ăn, mẹ của chị Linh chú ý đến khẩu phần từng nhóm đồ ăn. Các món được chia thành 3 nhóm gồm đạm, tinh bột và chất xơ. Theo thực phẩm đã mua trước đó, mẹ sẽ sơ chế và chia thành các món trong bữa ăn. “Tôi chủ yếu ăn thức ăn, rau xanh, cơm không cần ăn nhiều. Ăn rau và thức ăn sẽ tốt cho mẹ, nhiều sữa, uống nhiều nước dừa”, mẹ cho hay.
Nói về cách ăn uống kiêng cữ kham khổ sau sinh, chị Linh cho rằng, chắc chắn các sản phụ cũng không muốn ăn mãi trứng luộc, thịt rang, nguyên nhân do các bà mẹ quan niệm xưa cũ. “Như quê mình là vùng biển, từ thời các cụ, sau sinh không kiêng tanh miễn là ăn các loại cá, tôm tốt cho mẹ bầu. Sau sinh, sản phụ tốn rất nhiề sức. Nếu chế độ dinh dưỡng sau sinh quá nghèo nàn, cơ thể không có năng lượng để hồi phục thì khi con bú càng vắt kiệt dẫn đến mệt mỏi, stress, con quấy khóc. Các cụ ngày xưa điều kiện ăn uống và sinh hoạt bị hạn chế nên mới kiêng khem như vậy chứ bây giờ điều kiện tốt hơn rất nhiều, mà còn ăn cơm cữ kiểu chém to kho mặn là phản khoa học”, chị Linh nêu quan điểm
Không chỉ có hiện tại mà theo chị Linh từ đời bà, đời mẹ đã ăn cơm cữ kiểu đó mà vẫn khỏe. Nếu kiêng quá cả con và mẹ đều mệt. Điều quan trọng là kiêng làm việc nặng và tránh đụng nước, gió để giữ gìn sức khỏe.
Cơm cữ sang chảnh của mẹ 8x Quảng Ninh: Bữa nào cũng 3-4 món, 3 ngày sau sinh đã ăn đầy hải sản
Nhìn thực đơn cơm cữ của chị Linh, ai cũng phải trầm trồ và hài hước bình luận: "Được ăn thế này thì nguyện đẻ thêm mấy đứa nữa".
" Ai bảo ở cữ là khổ nào. Em thấy ở cữ sướng lắm ấy, chả phải làm gì lại còn ăn ngon" - câu nói của chị Thùy Linh (34 tuổi, quê Quảng Ninh, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) khiến nhiều người tò mò không biết chị đã trải qua thời gian ở cữ như thế nào.
Chị Linh tiết lộ chị sinh con thứ hai đã được 9 tháng. Cả hai lần sinh bé chị đều về nhà ngoại ở cữ để được mẹ đẻ chăm sóc. Hàng ngày bác gái đều đọc thực đơn để chị chọn món, chuyên nghiệp chẳng kém gì nhà hàng hay bệnh viện nơi chị sinh con. Các món cơm cữ được mẹ của chị Linh tự tay nấu cho con gái trong khoảng thời gian là 4 tháng kể từ lúc sinh.
" Quan điểm ở cữ của mẹ mình là kiêng làm chứ không kiêng ăn. Bà lại trong ngành y nên tư tưởng ở cữ rất tiên tiến. Ăn đa dạng, nghỉ ngơi đủ, tinh thần thoải mái thì sữa mới nhiều và chất lượng. Đẻ 2 lần mình đều không ăn móng giò hay chân dê, chân chó, trộm vía sữa lúc nào cũng tràn trề cho con bú mà mẹ lai không bị mập.
Cả hai lần sinh con, chị Thùy Linh đều về ngoại ở cữ và được mẹ chăm sóc chu đáo.
Ở quê mình bà đẻ cũng không kiêng ăn tanh, chỉ kiêng đồ chua, cay, sống, lạnh và rau cải. Dù cả nhà đã chuyển khẩu lên Hà Nội nhưng mẹ mình vẫn thường xuyên về quê mua bán, trữ tủ đông ăn dần, vừa tươi ngon lại bổ rẻ. Trước khi mình sinh 2-3 tháng, mẹ còn về quê liên tục để gom hàng chuẩn bị phục vụ con gái ở cữ" - chị Linh kể.
Chia sẻ về những bữa cơm ngon lành của mình, chị Linh tâm sự ở quê chị có tục lệ "Ăn chiết dạ" trong 3 ngày đầu sau sinh. Sản phụ sẽ được ăn các món mà gọi người vẫn cho là độc, không lành tính với "bà đẻ": " Tùy từng vùng sẽ có những món ăn khác nhau, có thể là cua, ghẹ, sò hoặc lòng lợn, cá đuối... Bữa ăn này có ý nghĩa như để "khóa" dạ dày trước khi bước vào thời kỳ ăn cơm cữ, đến khi hết cữ có thể ăn uống các món bình thường mà không lạnh bụng, sôi bụng, đi ngoài...
Nếu kiêng kỹ quá hoặc không ăn chiết dạ thì cơ thể sẽ nhạy cảm với đồ ăn, dẫn đến tiêu hóa của mẹ và bé đều không tốt".
Bữa "ăn chiết dạ" trong 3 ngày đầu sau sinh theo tục lệ ở quê chị Linh.
Các bữa ăn sau đó đều rất đa dạng, phong phú.
Mỗi ngày chị Linh được mẹ nấu cho 3 bữa sáng, trưa, tối. Chị không cần ăn bữa phụ vì những món ăn trong bữa chính đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ nên cả ngày không thấy đói bụng dù cho con bú liên tục.
Khác với thực đơn cơm cữ của nhiều mẹ với những món chủ đạo là móng giò, thịt rang thì thực đơn cơm cữ của chị Linh rất đa dạng với những loại thực phẩm như: Ngán, cua, cá, tôm, sườn, gà, bò... Bữa nào cũng đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Cơm mẹ nấu chắc chắn là ngon nhất đối với mỗi người, chị Linh cũng không ngoại lệ nên bà mẹ hai con thấy rất ngon miệng với những bữa cơm cữ do mẹ chuẩn bị. Không những thế, mẹ của chị Linh còn thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày để con gái không bị ngán. Mỗi bữa cơm bác gái đều nấu rất nhanh, ngoài thời gian nấu nướng, chăn cháu thì bà ngoại vẫn xem phim và lướt Facebook như bình thường.
Chị Linh chia sẻ, nhà chị đã mấy đời đều ăn cơm cữ như thế này. Bà và mẹ của chị về già đều khỏe mạnh. Bản thân chị Linh đã 2 lần ăn cơm cữ mẹ nấu, lần đầu cách lần thứ hai 7 năm đều hoàn toàn không có vấn đề gì về đường tiêu hóa.
Mẹ của chị Linh từng làm việc trong ngày y nên suy nghĩ của bác gái tiên tiến hơn. Quan điểm của mẹ chị Linh khi ở cữ là kiêng làm chứ không kiêng ăn.
" Từ thời mẹ mình ở cữ cũng được bà ngoại nấu cho ăn như này. Quê mình các bà đẻ cũng có thực đơn tương tự chứ không kiêng khem đồ tanh, chỉ ăn thịt kho mặn như phần lớn hay áp dụng.
Trộm vía mẹ và bé tiêu hoá đều rất tốt, đến tuổi ăn dặm bé không cần thử phản ứng mà có thể ăn trực tiếp các món hải sản luôn. Mình cho cả hai con ăn sữa mẹ hoàn toàn, bé thứ nhất 2 tuổi mới cai sữa, các con đều có cân nặng, chiều cao vượt chuẩn .
Về chi phí mỗi bữa cơm thì cũng khá khó để tính cụ thể vì mẹ mình mua dần theo từng đợt tàu thuyền về bờ, lúc rẻ lúc đắt, trung bình hết khoảng vài trăm nghìn đồng/ngày. Tính ra thì tưởng đắt nhưng cũng không đắt, vì ăn đủ chất nên mình không cần bổ sung các loại vitamin, thuốc bổ nào mà sức khỏe của mẹ và bé vẫn ổn đình" - chị Linh nói thêm.
Ngoài chế độ dinh dưỡng đa dạng, chế độ nghỉ ngơi của chị Linh cũng được chăm sóc chu đáo. Hàng ngày chị vẫn tắm nhanh bằng nước nóng, kiêng nước lạnh, gió... Mỗi ngày chị nấu 1 ấm nước lá hà thủ ô để tốt cho máu, da và tóc, tránh rụng tóc và xanh xao sau sinh. Ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc và tâm lý thoải mái nên sữa về nhiều và chất lượng, ngoài việc cho con bú no chị vẫn vắt được nhiều sữa để trữ đông.
Nhìn thực đơn cơm cữ của chị Linh nhiều người phải trầm trồ.
Những mâm cơm cữ của chị Linh khi đăng tải lên mạng xã hội đã khiến nhiều người "mắt tròn mắt dẹp" vì ngon miệng, đẹp mắt và độc đáo vì có nhiều món ăn mà mọi người vẫn cho là phải kiêng khi ở cữ.
Tuy nhiên, mỗi thời điểm và mỗi vùng miền sẽ có một cách chăm sóc sản phụ ở cữ với những nét đặc trưng khác nhau, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng với bản thân sao cho phù hợp. Nhưng lưu ý là mẹ phải luôn đảm bảo tính khoa học để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nhờ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ nên chị Linh rất khỏe mạnh, có nguồn sữa dồi dào cho con bú.
Các mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị một thực đơn cơm cữ phù hợp với mình.
Sinh xong 50 ngày, nàng dâu trách mẹ chồng vì bắt mình rửa bát: 'Hận cái gia đình này, không muốn sống nữa' Sau sinh là khoảng thời gian phụ nữ cần nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian cũng như kinh nghiệm của nhiều người phụ nữ, thời gian đó chỉ kéo dài một tháng. Thậm chí trong khoảng thời gian ở cữ, nhiều người không ngại ngần 'xắn tay' để làm những công việc nhà nhẹ nhàng....