Agribank tạo sức bật mới
Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2, đến nay, Agribank đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo lộ trình, kế hoạch cơ cấu lại.
Lãnh đạo Agribank kỳ vọng, năm 2020, ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận 14.000 tỷ đồng của riêng ngân hàng mẹ, sẵn sàng tiến hành cổ phần hóa trong năm.
Hoạt động nghiệp vụ tại Agribank. (Ảnh: Anh Nguyên)
Kỳ vọng lãi 14.000 tỷ đồng trong năm 2020
Về các chỉ tiêu tài chính 2020, Ban lãnh đạo Agribank đặt mục tiêu tổng tài sản ngân hàng mẹ sẽ tăng tối thiểu 8%, ước đạt 1,567 triệu tỷ đồng vào cuối năm. Tiếp tục giữ vị thế là nhà băng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống. Chỉ tiêu tài chính huy động vốn từ thị trường 1 (Không bao gồm nguồn vốn Kho bạc Nhà nước) dự kiến tăng 8,5 – 11%, nhưng có điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng dư nợ. Trong khi đó, dư nợ cho vay nền kinh tế cũng dự kiến tăng 8,5 – 11% (điều chỉnh theo Nghị quyết của Hội đồng Thành viên và phê duyệt của NHNN). Tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm từ 65 – 70% tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 02 ở mức tối đa 3%. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ sẽ tăng 16 – 18% năm nay và thu nợ sau xử lý ít nhất 12.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo ngân hàng này cũng khẳng định, trong năm nay sẽ chủ động thực hiện các giải pháp tăng vốn tự có, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, bảo đảm đủ năng lực tài chính cho tăng trưởng. Trong năm 2020 này, lãnh đạo Agribank kỳ vọng ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận 14.000 tỷ đồng của riêng ngân hàng mẹ.
Video đang HOT
Về hoạt động cổ phần hóa, Agribank cho biết, ngân hàng đã chuẩn bị các thủ tục cần thiết từ năm 2017. Đến nay, các công việc triển khai đang được hoàn thiện, phương án sắp xếp, xử lý nhà đất còn lại tại địa bàn TP Hồ Chí Minh đang chờ Bộ Tài chính phê duyệt. Dự kiến trong năm nay, Agribank sẽ nhận được quyết định cổ phần hóa để triển khai những công việc tiếp theo.
Tái cơ cấu thành công – kinh doanh hiệu quả
Thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày15/11/2013 của Thống đốc NHNN, Agribank đã xây dựng và thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 1 (2013 – 2015) với nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thành các mục tiêu quan trọng: Tập trung đầu tư cho “tam nông”; Xử lý nợ xấu; Thực hiện thoái vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn; Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển dịch vụ… Tất cả đều nhằm mục đích hướng đến và phục vụ tốt hơn khách hàng. Thành công của kết quả tái cơ cấu giai đoạn 1 đã giúp Agribank có nền tảng thuận lợi và những kinh nghiệm thực tiễn để đẩy nhanh tái cơ cấu giai đoạn 2 cũng là thực hiện Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 gắn với xử lý nợ xấu và quá trình cổ phần hóa.
Năm 2019, Agribank trở thành thành “á quân” lợi nhuận ngân hàng khi lãi trước thuế lên tới 14.117 tỷ đồng, tăng 92% so với năm trước đó. Tổng tài sản ngân hàng tăng 13%, đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng với tổng dư nợ và đầu tư ở mức 1,3 triệu tỷ đồng. Do nợ nhóm 4 giảm mạnh nên tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2019 giảm nhẹ từ 1,6% hồi đầu năm xuống 1,56%.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ chính trị nhà nước giao đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nền kinh tế đất nước, Agribank hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả làm tròn nhiệm vụ của ngân hàng thương mại. Từ năm 2014 – 2019 Agribank đã nộp NSNN 14.300 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2019 nộp NSNN 6.300 tỷ đồng. Kể từ khi Tổng cục Thuế công bố danh sách xếp hạng 1.000 DN nộp thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam, nhiều năm liên tiếp, Agribank đều có tên trong danh sách 20 DN nộp thuế cao nhất cả nước. Những thành công của năm qua là tiền đề để cho Agribank tạo sức bật mới trong năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước: Các ngân hàng phải tiếp tục giảm lương thưởng, lợi nhuận để hạ lãi suất
Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới.
Đây là nội dung có trong văn bản số 5596 /NHNN-VP mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi các đơn vị thuộc, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến mới của dịch Covid-19 và chỉ đạo của các cấp, các ngành và các địa phương để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó trong từng hệ thống TCTD, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn trong mọi trường hợp.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD tiếp tục hạ lãi suất thực chất
Về hoạt động tín dụng, tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông, TCTD cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp... Bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Đặc biệt, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. Chấp hành đúng quy định của NHNN về lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Các TCTD nói chung và các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, Agribank nói riêng triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN trong cho vay tiêu dùng. Rà soát, hoàn thiện các quy định nội bộ và tăng cương kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của TCTD. Đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật...
Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tích cực phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cá nhân và đơn vị trực thuộc.
Các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, các QTDND thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về huy động, cho vay, thu nợ, bảo đảm minh bạch, an ninh, an toàn hoạt động.
Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm khác như: Chấp hành nghiêm các quy định của NHNN về an toàn kho quỹ. Làm tốt công tác giám sát, tự kiểm tra nội bộ, tăng cường an ninh, an toàn kho quỹ, ngăn chặn sai phạm trong quản lý tiền tệ, kho quỹ. Chủ động có các biện pháp phòng chống tiêu cực, trộm cướp tại các chi nhánh, phòng giao dịch...
Ngân hàng thêm nợ, bớt lời Ngân hàng xoay xở trong bối cảnh dịch bệnh trở nên phức tạp hơn. Ngân hàng Vietinbank. Ảnh: Quý Hòa Sáu tháng đầu năm, trong nhóm Big 4, Vietcombank vẫn đứng đầu về lợi nhuận nhưng khoảng cách so với ngân hàng đứng thứ 2 đã được rút ngắn. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt gần 11.000 tỉ đồng, giảm 3% so...