Agribank Nam Thanh Hóa xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng môi trường văn hóa theo một chuẩn mực thống nhất chung trên toàn hệ thống nhằm tạo nên bản sắc văn hóa Agribank: Trung thực – kỷ cương – sáng tạo – chất lượng – hiệu quả và đặc trưng văn hóa Agribank: Gắn kết – thân thiện – nghĩa tình – địa phương – tam nông.
Đây chính là chuẩn mực mà bất kỳ nhân viên nào của Agribank Nam Thanh Hóa đều lấy đó làm phương châm làm việc để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Agribank Thanh Hóa trồng cây xanh phủ xanh đất trống đồi trọc tại xã Tượng Sơn (Nông Cống).
Để xây dựng con người văn hóa, môi trường văn hóa, hàng năm, Agribank Nam Thanh Hóa đều đăng ký và thực hiện tốt quy chế xây dựng doanh nghiệp văn hóa và doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự. Đồng thời, ngân hàng luôn lấy khách hàng là trung tâm của mọi giao dịch. Cán bộ Agribank Nam Thanh Hóa luôn thống nhất bộ chuẩn mực khi thực hiện các giao dịch với khách hàng, nhằm nỗ lực phục vụ tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều đó đã tạo dựng hình ảnh văn hóa Agribank không những thể hiện qua phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng, mà còn thể hiện qua cách thức bố trí, trang trí thuận lợi, dễ nhận diện thương hiệu Agribank tại các chi nhánh. Các chi nhánh trong toàn hệ thống xây dựng hòm thư góp ý, niêm yết công khai các chính sách, thủ tục, điều kiện, hồ sơ, thời gian vay vốn, lãi suất… để người dân nắm bắt, bảo đảm dân chủ, đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.
Cùng với đó, Agribank Nam Thanh Hóa luôn tạo môi trường tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thái độ phục vụ của tập thể nhân viên, nhất là đức tính liêm khiết, thật thà của nhân viên nơi đây. Với số thu chi hàng ngày cao, có những ngày lên đến hàng trăm tỷ đồng, Agribank Nam Thanh Hóa luôn bảo đảm thu chi chính xác, kịp thời, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng đến giao dịch. Hàng năm, nhân viên của Agribank Nam Thanh Hóa trả lại tiền thừa cho khách hàng tới chục món, với số tiền hàng triệu đồng. Với đức tính thật thà, liêm khiết, tinh thần trách nhiệm cao và phong cách làm việc tận tâm, nhân viên giao dịch đã để lại trong lòng khách hàng nhiều ấn tượng tốt đẹp, góp phần xây dựng uy tín thương hiệu Agribank. Agribank Nam Thanh Hóa luôn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay đơn giản, thuận lợi, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ tiện ích của hệ thống Agribank đến các thôn, xóm và đến từng hộ dân. Với phương châm “bám sát dân, hiểu dân, gần dân”, đội ngũ cán bộ của Agribank Nam Thanh Hóa thường xuyên theo dõi, bám sát địa bàn, chủ động tư vấn, hướng dẫn cho người nông dân các thủ tục vay vốn, cách sử dụng vốn vay hiệu quả. Anh Hà Văn Dung ở xã Thanh Kỳ (Như Xuân), chia sẻ: “Cán bộ tín dụng của Agribank Như Xuân – Nam Thanh Hóa luôn nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ nên việc làm thủ tục, hồ sơ vay vốn Agribank rất đơn giản, nhanh gọn, thuận tiện. Nhiều hộ dân trong xã khi có nhu cầu vay vốn cũng được cán bộ tín dụng đến tận nhà hỗ trợ, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ vay vốn, nhanh chóng thẩm định và giải ngân nguồn vốn vay để gia đình phát triển sản xuất”.
Với phương châm “Agribank – mang phồn thịnh đến khách hàng”, Agribank Nam Thanh Hóa luôn đổi mới trong giao dịch với khách hàng, phục vụ người dân nhanh chóng và thuận tiện. Cán bộ, nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, không ngừng đổi mới tác phong phục vụ, hướng đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Ngân hàng luôn thống nhất bộ chuẩn mực khi thực hiện các giao dịch với khách hàng, nhằm nỗ lực phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh hoạt động phục vụ kinh doanh tài chính, Agribank Nam Thanh Hóa liên tục tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng văn hóa tốt đẹp, nhân văn của từng cán bộ. Chi nhánh thường xuyên chỉ đạo và vận động cán bộ, nhân viên hưởng ứng công tác an sinh xã hội tại địa phương. Hằng năm, Công đoàn Agribank Nam Thanh Hóa đều phát động phong trào thi đua và hướng dẫn các tổ chức công đoàn cơ sở thành viên tổ chức triển khai công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, với số tiền hàng tỷ đồng mỗi năm để thực hiện công tác an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện bằng nhiều hình thức, như: Ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 và phòng chống hạn mặn đồng bằng sông Cửu Long; thăm, trao tặng quà cho các thương binh, bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa; đóng góp, trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà “Khăn quàng đỏ”, trao tặng xe đạp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng hàng chục nghìn cây keo giống cho Nhân dân các địa phương…
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Agribank Nam Thanh Hóa đã góp phần quan trọng phát triển kinh doanh của chi nhánh, tạo nên hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu Agribank là một ngân hàng luôn hướng về cộng đồng, vì sự phát triển của địa phương.
Thêm 85 tỉ đồng làm dải phân cách cho con đường rộng nhất TP Nha Trang
Tỉnh Khánh Hòa vừa quyết định đầu tư 85 tỉ đồng ngân sách để làm dải phân cách đường Võ Nguyên Giáp. Đó là đường có lộ giới rộng nhất TP Nha Trang hiện nay, dài gần 9km, nối với huyện Diên Khánh, mới bàn giao cho tỉnh giữa năm 2020.
Đường Võ Nguyên Giáp, TP Nha Trang và dải đất giữa hai phần đường đang để hoang - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Đường Võ Nguyên Giáp là một trong hai đoạn thuộc dự án đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng (dài tổng cộng 9,9km), đã được đầu tư xây dựng tới 1.418 tỉ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (giai đoạn 2014-2020).
Ông Phạm Văn Chi - nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết dự án đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng được tỉnh phê duyệt thiết kế đầu tư ban đầu có lộ giới 60m.
Ngoài hai phần đường (có 3 làn xe lên và 3 làn xe xuống), mỗi bên còn có một đường 7m dành cho các loại xe hai bánh, xe thô sơ; có vỉa hè và 3 dải phân cách, chứ "không có chuyện làm đường rồi để cả dải đất hoang, tồng phộng ở giữa như hiện nay". Tổng mức đầu tư xây dựng dự án được tỉnh phê duyệt vào năm 2013 là 964 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc đầu tư 85 tỉ đồng thực hiện dự án trồng cây xanh dải phân cách đường Võ Nguyên Giáp, ngoài tạo cảnh quan, đường hoa cho TP du lịch Nha Trang, còn kết hợp bố trí các điểm quảng cáo (theo xã hội hóa). Đồng thời, dự án còn có mục đích giải quyết việc giữ ổn định nền đất dự trữ (18,5m) giữa hai phần đường Võ Nguyên Giáp.
Ông Quách Thanh Sơn - giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, đơn vị được giao làm chủ đầu tư cả hai dự án - cho biết khi tỉnh phê duyệt đầu tư thực hiện dự án đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng, dải phân cách đã bị cắt để tổng mức đầu tư của dự án không lên tới 1.500 tỉ đồng, nhằm tránh phải chờ trình Quốc hội thông qua theo quy định (đối với việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ).
Còn vỉa hè hai bên đường Võ Nguyên Giáp chỉ thiết kế để lề đất trồng cỏ, mỗi bên vẫn giữ 7m, để sau này khi các dự án đô thị dọc hai bên đường phát triển thì mới cho xây dựng vỉa hè theo cách "xã hội hóa", cũng nhằm giảm vốn đầu tư của Nhà nước cho dự án đường đã nêu.
Hiện nay, dự án đã được lập, dài hơn 7km, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và đang trình tỉnh xem xét để đầu tư, triển khai thực hiện ngay từ năm 2021. Cây xanh sẽ được trồng theo ba tầng, gồm cây cao ở giữa và trồng cây thấp dần ra hai phía giáp hai phần đường.
Trong đó, riêng dải đất 5,5m giáp hai phần đường mỗi bên thì chỉ trồng cỏ và các loại cây hoa bụi thấp để dự phòng mở rộng, xây dựng thêm các làn đường sau này, khi cần thiết.
Đường Võ Nguyên Giáp, TP Nha Trang còn thiếu dải phân cách - Video: PHAN SÔNG NGÂN
Phụ nữ Agribank Thanh Hóa: "Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà" Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, những thành tựu mà Agribank - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đạt được ngày hôm nay không thể thiếu những cán bộ nữ. Họ vẫn đang ngày đêm song hành với hàng trăm cán bộ trong chi nhánh đưa Agribank Thanh Hóa ngày càng phát triển. Không chỉ giỏi việc ngân...