Agribank Nam Thanh Hóa đẩy mạnh thu hút vốn ngay từ những ngày đầu năm
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) đã trở lại hoạt động với quyết tâm cao nhất để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh doanh, tăng trưởng tín dụng trong năm 2021.
Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Nam Thanh Hóa.
Những ngày đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại tại nhiều địa phương trong nước, để người dân yên tâm đến giao dịch tại các quầy trong toàn hệ thống, Agribank Nam Thanh Hóa đã chuẩn bị sẵn nước sát khuẩn và phát khẩu trang y tế phục vụ khách hàng đến giao dịch, chính vì vậy, lượng khách hàng đến giao dịch tính từ đầu năm đến nay vẫn ổn định. Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay từ những ngày đầu khai xuân đã có hàng nghìn khách hàng đến giao dịch tại các quầy trong hệ thống Agribank Nam Thanh Hóa, nguồn vốn huy động gửi tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng. Các khách hàng chủ yếu gửi tiết kiệm đầu năm lấy may mắn. Cùng với đó, để khuyến khích và cảm ơn những khách hàng ngày đầu năm mới đến giao dịch, Agribank Nam Thanh Hóa đã chuẩn bị nhiều quà lì xì may mắn cho những khách hàng đầu tiên đến giao dịch trong ngày mở cửa khai xuân. Với sự khuyến khích thị trường tín dụng, tính hết ngày 23-2, tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống Agribank Nam Thanh Hóa đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm.
Bên cạnh sự tăng trưởng, năm 2021 cũng dự báo nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; thời tiết diễn biến khó lường, bất lợi, dẫn đến nhiều rủi ro cho phát triển kinh tế. Trước những khó khăn đó, lãnh đạo Agribank Nam Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp đồng bộ, khuyến khích, huy động các nguồn tín dụng có tiềm năng để khai thác; huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ, giữ vững thị phần huy động vốn từ dân cư; tăng cường khai thác nguồn vốn thuộc các quỹ của các sở, ban, ngành. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu được giao, ưu tiên nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xử lý nợ xấu, phấn đấu kiểm soát nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định; phối hợp với các cấp chính quyền, hội nông dân, hội phụ nữ đẩy mạnh cho vay qua tổ, nhóm để thúc đẩy nguồn vốn phát triển kinh tế ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… và dư nợ của Agribank Nam Thanh Hóa đạt gần 12 nghìn tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, ở các vùng quê đã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại phát triển quy mô lớn; nhiều gương điển hình trong khởi nghiệp từ nông thôn; đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Đó là kết quả, hướng đi đúng đắn của Agribank Nam Thanh Hóa trong đồng hành với sự phát triển chung của tỉnh.
Đồng chí Trịnh Thị Kim Liên, Phó Giám đốc Agribank Nam Thanh Hóa chia sẻ, với sứ mệnh vừa phát triển các dịch vụ kinh doanh ngân hàng, Agribank Nam Thanh Hóa còn phải hướng đến sự phát triển bền vững của người nông dân. Trong đó, Agribank Nam Thanh Hóa là một trong những ngân hàng chủ lực trong giải ngân nguồn vốn lãi suất thấp để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Mục tiêu phấn đấu năm 2021 là đưa tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng dư nợ 11%, vốn huy động tăng 16,5% và tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo chính sách tam nông, phấn đấu đạt tỷ lệ 95% tổng doanh thu phí dịch vụ tăng từ 16 – 18%; 100% chi nhánh kinh doanh có lãi và tăng trưởng so với năm trước. Cùng với đó tiếp tục nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ khách hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách có hiệu quả.
Ngân hàng nào đang cho vay nhiều nhất?
Khi nhiều ngân hàng tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành giai đoạn 2016-2020, 3/4 nhà băng có vốn Nhà nước đang chững lại.
Video đang HOT
Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Trung tâm Phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng tư nhân trong 5 năm qua đang tăng nhanh trong khi miếng bánh của các ngân hàng quốc doanh lại bị thu thẹp.
Theo thống kê của VDSC, tốc tộ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2016-2020 của toàn ngành ngân hàng là 14,6%/năm. Trong nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước, chỉ Vietcombank có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức này, đạt 16,2%.
Chuyên gia phân tích của VDSC nhận định Vietcombank duy trì tốt đà tăng trưởng tín dụng nhờ tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ổn định và tỷ suất sinh lời trên vốn điều lệ (ROE) cao hơn 20%.
Áp lực tăng vốn với ngân hàng quốc doanh
Với ROE cao, chi phí huy động thấp và dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước, VDSC nhận định Vietcombank còn nhiều lựa chọn để cải thiện hệ số CAR, duy trì mức chênh lệch dương với tăng trưởng tín dụng của toàn ngành.
Ngược lại, Vietinbank bị hạn chế bởi nền tảng vốn mỏng, tỷ lệ đòn bẩy cao, hiệu quả thấp và không đủ dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước. Nhà băng này có mức tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm qua ở mức 11,7%, thấp hơn trung bình ngành và mất thị phần tín dụng qua từng năm.
BIDV và Agribank cũng sụt giảm thị phần tín dụng trong 2 năm gần nhất. Đây là hai ngân hàng đang đứng đầu về thị phần tín dụng đến cuối năm 2020 với 13,2%.
Nhóm phân tích nhìn nhận việc tăng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh là những ưu tiên cần thiết với nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước. Dù vậy, thị phần tín dụng của các ngân hàng này trong ngắn hạn có khả năng duy trì xu hướng giảm do thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng cao.
Theo VDSC, các ngân hàng quốc doanh chủ yếu dựa vào cho vay khách hàng để tăng trưởng dư nợ tín dụng khi giảm đáng kể dư nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tăng trưởng nhờ trái phiếu doanh nghiệp
Trong nhóm ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần tín dụng gồm Sacombank, MBBank, Techcombank, VPBank, SHB, ACB, triển vọng tăng trưởng có sự khác biệt theo VDSC. Khẩu vị rủi ro và độ dày vốn được phản ánh thông qua mức tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm 2016-2020 của từng ngân hàng.
Trong đó, Sacombank có mức tăng thấp nhất 14,5% vì quá trình xử lý tài sản, nợ xấu tồn đọng. SHB tăng trưởng tín dụng bình quân 18,8% mỗi năm. Do khác biệt về khẩu vị rủi ro nên ACB chỉ tăng trưởng tín dụng trên mức trung bình ngành là 17,4% dù có hệ số CAR và thanh khoản tốt.
Trong khi đó, Techcombank, MBBank và VPBank là những nhà băng có tốc độ tăng trưởng tín dụng kép hàng năm trên 20% với hệ số an toàn vốn thuộc nhóm đầu.
Riêng trong năm 2020, các ngân hàng có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang trái phiếu doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khi nhu cầu vay vốn bị ảnh hưởng vid dịch Covid-19.
Thay đổi thị phần tín dụng giai đoạn 2016-2020 của các ngân hàng. Ảnh: VDSC.
Sáu ngân hàng trong nhóm này tăng số dư trái phiếu doanh nghiệp thêm 88 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ đóng góp của trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng tín dụng năm 2020 trong nhóm dao động từ 20% (MBBank) đến 38% (Sacombank)
Chuyên gia của VDSC nhận định nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Do đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6-8% trong những năm tới, ước tính tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng sẽ ở mức hai chữ số. Công ty dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 11,4%-14,7%, trung bình là 13,1%.
Các ngân hàng tư nhân lớn gồm Techcombank, MBBank, VPBank, ACB dự kiến sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng tín dụng đạt trên mức trung bình ngành. VDSC dự đoán ACB sẽ duy trì hoạt động cho vay cốt lõi vốn là điểm mạnh của mình, trong khi trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng tín dụng của Techcombank.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm, chờ tín hiệu từ lãi suất cho vay Với việc lãi suất huy động tiếp tục giảm, kỳ vọng lãi suất cho vay cũng giảm theo để hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2021... ... Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm sau Tết Nguyên đán 2021 Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều ngân hàng thương mại có vốn...