Agribank đẩy dòng vốn tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh
Phát huy vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, 8 tháng đầu năm 2018, Agribank triển khai đồng bộ các giải pháp, đảm bảo tín dụng tăng trưởng đạt mục tiêu kế hoạch, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, ưu tiêu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.
Cơ cấu tín dụng của Agribank tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tập trung đầu tư “Tam nông”, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ
Dư nợ cho vay “Tam nông” chiếm 73,5% dư nợ cho vay nền kinh tế
Đến 31/8/2018, tổng nguồn vốn Agribank đạt 1.117.615 tỷ đồng (tiền gửi dân cư chiếm đến trên 82% vốn huy động); tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 942.705 tỷ đồng, trong đó dư nợ đầu tư “Tam nông” chiếm đến 73,5%. Đáng chú ý, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân (bao gồm hộ sản xuất và DN tư nhân) đạt 622.355 tỷ đồng (tăng 9,4% so với thời điểm 31/12/2017), trong đó cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 83,3% dư nợ cho vay khách hàng DN. Cơ cấu tín dụng đang có sự dịch chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn.
Agribank luôn hướng vào đối tượng sản xuất, kinh doanh, chủ động, tích cực tìm kiếm và dành nguồn vốn ưu đãi giá rẻ giúp người dân, cộng đồng DN tận dụng lợi thế để tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Agribank đầu tư vốn tập trung 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: Phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; DN ứng dụng công nghệ cao.
Agribank hiện là NHTM có quy mô lớn nhất hệ thống các ngân hàng với 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, có hơn 04 triệu khách hàng tiền vay và hơn 12 triệu khách hàng tiền gửi. Trong suốt 30 năm phát triển (1988- 2018), Agribank luôn đồng hành cùng với người nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Với tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm trên 70% dư nợ của ngân hàng và trên 50% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của toàn hệ thống các TCTD, các chương trình tín dụng của Agribank triển khai đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước ta
Video đang HOT
Mặc dù phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, song mỗi năm, bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với nhiều đối tượng khách hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngay từ đầu năm 2018, Agribank tiên phong thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Mới đây, Agribank triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng hỗ trợ DN xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, đây cũng là hành động thiết thực của Agribank nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và bổ sung tài chính thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững
Đến 31/8/2018, kết quả triển khai các chương trình tín dụng của Agribank đạt được cụ thể như sau:
Dư nợ cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 683 ngàn tỷ đồng; Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 63,65,68 với dư nợ 3.964 tỷ đồng; Cho vay ưu đãi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a với dư nợ 2.037 tỷ đồng; Cho vay gia súc gia cầm, cá tra, tôm với dư nợ 40.221 tỷ đồng; Cho vay theo Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản với dư nợ 5.443 tỷ đồng; Cho vay tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên với dư nợ 501 tỷ đồng; Cho vay xây dựng Nông thôn mới với dư nợ 399.362 tỷ đồng với trên 2,7 triệu khách hàng dư nợ; Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với quy mô nguồn vốn 50.000 tỷ đồng, doanh số cho vay chương trình này đạt trên 21.390 tỷ đồng… Nguồn vốn Agribank đầu tư “Tam nông” chiếm trên 50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng trong lĩnh vực này, có đóng góp tích cực tạo nên những thành tựu về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Agribank không ngừng nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình và cá nhân thông qua đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm. Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để triển khai cho vay thông qua tổ nhóm nhằm giảm thủ tục, chi phí cho vay, cũng như giảm tình trạng quá tải trong tín dụng hộ sản xuất khu vực nông thôn song vẫn kiểm soát đảm bảo chất lượng tín dụng. Đến nay, Agribank đã triển khai cho vay qua 55.895 tổ nhóm, với số thành viên trên 1,3 triệu khách hàng, tổng dư nợ cho vay thông qua tổ nhóm 101.225 tỷ đồng. Mô hình cho vay thông qua tổ nhóm được xem như “cánh tay nối dài” của Agribank trong nỗ lực đưa vốn đến tận nơi cho bà con nông dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cũng với mục tiêu chuyển tải vốn đến tận nơi cho bà con nông dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, từ cuối năm 2017, Agribank triển khai hoạt động 30 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại các địa phương như Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Thanh Hóa… với các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi, chuyển tiền và cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ mọi nhu cầu giao dịch thanh toán của mọi đối tượng khách hàng. Đến 31/8/2018, Agribank đã tổ chức được 1.558 phiên giao dịch tại 220 xã, phục vụ trên 169.000 lượt khách hàng. Hiện nay, Agribank đang chuẩn bị triển khai 30 điểm trong đợt 2 giai đoạn 1 theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Thời gian tới, để tiếp tục triển khai hiệu quả Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng, đồng thời Agribank xác định luôn đặt khách hàng là trung tâm, tối đa hóa các nguồn lực, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ giao tiếp, phong cách giao dịch để hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, qua đó đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo về cung ứng tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thái Anh
Theo thanhtra.com.vn
Trú ẩn an toàn vào cổ tức
Phiên lao dốc cuối tuần vừa qua khiến NĐT hết sức bất ngờ bởi thị trường liên tiếp đón nhận những thông tin tốt. Sự bất ổn của thị trường khiến nhiều NĐT ngại rủi ro có xu hướng tìm đến các doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao, xem đây là kênh trú ẩn an toàn.
Trong phân tích mới được CTCK Rồng Việt (VDSC) công bố, hiện có 23 mã CP có tỷ suất cổ tức kế hoạch từ 9% trở lên và đang có mức ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) từ 11%. Nhóm đầu tiên bao gồm những CP có mức tỷ suất kế hoạch 2018 cao hơn đáng kể so với mức trung bình trong giai đoạn 2011-2018.
Nhóm này bao gồm những CP có hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, như THG (CTCP Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang), SJD (CTCP Thủy điện Cần Đơn), TDC (CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương) và IJC (CTCP Phát triển hạ tầng kỹ thuật).
Nổi bật là SJD với sản lượng điện thương phẩm trong quý III dự báo tăng khoảng 6% so với mức nền khá cao trong quý III-2017. Với kết quả khả quan như trên, kỳ vọng KQKD quý III của SJD sẽ ghi nhận tăng trưởng tích cực. SJD dự kiến trả cổ tức tiền mặt bất thường trong quý IV với tỷ lệ lên đến 45% (cổ đông sở hữu 1 CP sẽ nhận được 4.500 đồng). Với tỷ lệ này, tỷ suất cổ tức kỳ vọng hiện tại của SJD vào khoảng 9,3%. Đây cũng chính là yếu tố giúp mã CP này thu hút được sự quan tâm của NĐT.
Tương tự, 2 mã BFC (CTCP Phân bón Bình Điền) và SRF (CTCP Kỹ nghệ lạnh) có mức tỷ suất cổ tức cao, đạt lần lượt 9,1% và 10,6%. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá CP dựa trên yếu tố cổ tức không còn đáng kể, do mức tỷ suất này vẫn thấp hơn giai đoạn 2011-2018.
Nhóm thứ 2 bao gồm những CP có lịch sử trả cổ tức tốt và ổn định, như NNC (CTCP Núi Đá Nhỏ), CIA (CTCP Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh), HAH (CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An), SFG (CTCP Phân bón Miền Nam), HTI (CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO), TVT (Tổng CTCP Việt Thắng), PLC (CTCP Hóa dầu Petrolimex) và AAA (CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát).
Nhóm CP cuối cùng bao gồm những CP có tỷ suất cổ tức theo kế hoạch cao. Tuy vậy, khi xem xét lịch sử trả cổ tức của các doanh nghiệp này, cho thấy tỷ suất biến động khá mạnh, thậm chí có những năm không có cổ tức. Do vậy, việc đầu tư nhóm CP này cần xem xét cẩn trọng triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp này.
Một số mã CP điển hình thuộc nhóm này là CVT (CTCP CMC). CVT là mã NĐT cần thận trọng khi giải ngân. Nguyên nhân, trong năm 2017 doanh nghiệp này thu hút sự quan tâm của NĐT bởi việc tăng trưởng của sản phẩm gạch granite và đầu tư phát triển các sản phẩm gạch cao cấp khác.
Tại thời điểm đó, công suất nhà máy dự kiến tăng thêm khoảng 25% nếu việc đầu tư hoàn tất và hoạt động sản xuất sản phẩm mới đi vào ổn định. Tuy vậy, tiến độ trong sau 9 tháng năm 2018 dường như chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu, khiến giá CP diễn biến khá tiêu cực. Do vậy, dù CVT đang có mức tỷ suất cổ tức kế hoạch cao nhất trong 8 năm qua, nhưng NĐT cần tiếp tục theo dõi tiến độ bán hàng đối với sản phẩm mới, trước khi ra quyết định đầu tư.
THÀO NGUYÊN
Theo saigondautu.com.vn
Cổ đông Vicostone (VCS) trông chờ lợi nhuận quý IV Quý III/2018, Công ty cổ phần Vicostone (VCS) ước đạt doanh thu 1.056 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 314,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 267,5 tỷ đồng. Kết quả này tương đương với mức thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 quý đầu năm 2018, VCS ước đạt 3.208 tỷ đồng doanh thu, 919,9 tỷ đồng lợi nhuận trước...