Agribank dẫn đầu tỷ lệ giải ngân theo gói cam kết hơn 20 nghìn tỷ đồng của 16 ngân hàng thương mại
Trong tổng số 8.865 tỷ đồng đã giải ngân của gói cam kết giảm lãi suất của 16 ngân hàng thương mại (NHTM), đạt 43,01% so với cam kết, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank) dẫn đầu với số tiền giải ngân lên tới 4.726 tỷ đồng, chiếm hớn 53%.
Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước (NHNN), 16 NHTM đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.
Riêng 04 NHTM Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tính từ 15/7 đến 31/8/2021, 16 NHTM mại gồm: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, LienViet PostBank, TPBank, VIB, ACB, Seabank, SHB, HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/8/2021 cho khách hàng 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.
Sau khi công bố số tiền này, NHNN đã công khai danh sách số tiền giải ngân của 16 ngân hàng. Cụ thể như sau:
(1) Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.726 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,06 triệu tỷ đồng cho trên 3 triệu khách hàng.
(2) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.032 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 910.556 tỷ đồng cho gần 304.765 khách hàng.
(3) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 857 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 701.322 tỷ đồng cho 302.977 khách hàng.
(4) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 943 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 725.167 tỷ đồng cho 238.865 khách hàng.
(5) Ngân hàng TMCP Quân đội (MB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 550 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 93.613 tỷ đồng cho 103.978 khách hàng.
(6) Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 155 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 49.371 tỷ đồng cho 842 khách hàng
Video đang HOT
(7) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 137 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 125.677 tỷ đồng cho 218.312 khách hàng.
(8) Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 83 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 9.095 tỷ đồng cho 6.186 khách hàng.
(9) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 83 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 89.335 tỷ đồng cho 65.423 khách hàng.
(10) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 37 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 69.595 tỷ đồng cho 32.423 khách hàng.
(11) Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 30 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 11.683 tỷ đồng cho 123 khách hàng.
(12) Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 05 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 8.439 tỷ đồng cho 8.358 khách hàng.
(13) Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 48 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 25.925 tỷ đồng cho 2.150 khách hàng.
(14) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 03 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 3.206 tỷ đồng cho 4.839 khách hàng.
(15) Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 126 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 77.885 tỷ đồng cho 20.916 khách hàng.
(16) Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 51 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38.016 tỷ đồng cho 11.879 khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát việc giảm lãi cho vay của các nhà băng
NHNN cho biết để việc giảm lãi suất cho vay đi vào thực tế, cơ quan này sẽ tăng cường giám sát việc giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại đã cam kết trước đó.
Đây là khẳng định của Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khi chia sẻ về các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân cũng như nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giai đoạn này, ngoài việc cơ cấu lại khoản nợ, lãi đến hạn và không chuyển nhóm nợ thì việc giảm lãi suất cho vay là một giải pháp thiết thực nhất lúc này.
Giảm 20.300 tỷ đồng lãi vay đến cuối năm
Tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, các ngân hàng trong hệ thống đã giảm khoảng 18.830 tỷ đồng tiền lãi bao gồm cả giảm trực tiếp và gián tiếp với những khoản cho vay cũ, mới cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, NHNN vẫn tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại chia sẻ, trách nhiệm và đồng hành cùng doanh nghiệp, giảm hơn nữa lãi suất cho vay thông qua việc tiết giảm tối đa chi phí hoạt động và chia sẻ nguồn lợi nhuận của ngân hàng.
"Tuy ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp nhưng lúc này chia sẻ khó khăn cùng các doanh nghiệp, người dân là trách nghiệm chung của cả xã hội, của mỗi ngân hàng, cũng như của mỗi cán bộ ngân hàng", Phó thống đốc nói.
Dưới sự định hướng và chỉ đạo của NHNN, Hiệp hội Ngân hàng, 16 ngân hàng đã thống nhất cam kết giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân doanh nghiệp. Ước tính, tổng số tiền lãi giảm từ nay đến cuối năm của các ngân hàng sẽ vào khoảng 20.300 tỷ đồng.
Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú. Ảnh: V.A/NHNN.
Trong đó, riêng 4 ngân hàng có vốn Nhà nước lớn là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV còn cam kết chi thêm 1.000 tỷ/đơn vị để giảm thêm lãi suất cho các doanh nghiệp, người dân ở TP.HCM, Bình Dương và các địa phương gặp khó khăn nhất do dịch Covid-19.
Bốn ngân hàng này cũng sẽ triển khai miễn 100% các loại phí dịch vụ cho các khách hàng tại những địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh, để việc giảm lãi suất đi vào thực tế, lần này, NHNN sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện cam kết của các nhà băng.
"Xem lãi suất giảm được bao nhiêu, giảm thế nào, để có sự hỗ trợ thực chất. Các ngân hàng sẽ phải thường xuyên báo cáo kết quả triển khai biện pháp hỗ trợ như đã cam kết", lãnh đạo NHNN khẳng định.
Ngoài việc giảm lãi suất từ tháng 7, NHNN cũng đang chỉ đạo các ngân hàng triển khai giảm các loại phí thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ tiền tệ tín dụng khác cho doanh nghiệp.
Ước tính, tổng số phí các tổ chức tín dụng giảm cho khách hàng trong thời gian qua vào khoảng 1.100 tỷ. Thời gian tới, NHNN đã giảm các loại phí thanh toán và chỉ đạo các tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục giảm phí tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại giảm thêm các loại phí cho khách hàng.
Chưa can thiệp thị trường bằng lãi suất điều hành
Chia sẻ về việc có một số đề xuất giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất điều hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêm nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Phó thống đốc khẳng định cơ quan quản lý tiền tệ luôn cân nhắc và tính toán khi điều kiện thuận lợi để giảm lãi suất điều hành hay điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ.
Theo lãnh đạo NHNN, để đưa ra mức độ điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh phải được tính toán dựa trên yêu cầu của thực tiễn, mà trước hết phải đảm bảo được mục tiêu yêu cầu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Bên cạnh đó, thay đổi chính sách cũng phải đảm bảo ổn định vĩ mô, hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân, và an toàn hoạt động của ngân hàng để đảm bảo sự ổn định tài chính của quốc gia trong ngắn và trung hạn.
Năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành. Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động, cho vay của các nhà băng vẫn đang ổn định, lãi suất thị trường cũng cơ bản bình ổn và phù hợp điều kiện chỉ số kinh tế.
Qua phân tích diễn biến thị trường, NHNN nhận thấy thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào, lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp, cầu tín dụng của nền kinh tế không cao trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh.
"Do đó, việc giảm lãi suất điều hành hoặc điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ khác chưa phải là giải pháp thích hợp trong thời điểm hiện nay", Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Tuy vậy, lãnh đạo NHNN cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu theo dõi thị trường để khi công cụ lãi suất điều hành phát huy tác dụng thì sẽ có điều chỉnh.
Cơ quan quản lý tiền tệ vẫn đang theo dõi chặt các diễn biến để có những công cụ hữu hiệu, vận dụng và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tại các thời điểm khác nhau của nền kinh tế, góp phần đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Chứng khoán ngày 29/9: LHG, HPG, VPB được khuyến nghị Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 29/9. Khuyến nghị mua LHG với giá mục tiêu 66.500 đồng/cp CTCK Bản Việt (VCSC): Công bố báo cáo lần đầu cho CTCP Long Hậu (LHG) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 66.500 đồng/CP. LHG là chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN) Long Hậu...