Agribank báo lãi kỷ lục 11 tháng tới gần 12.000 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế 11 tháng đạt hơn 11.700 tỷ đồng, ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục mà Agribank đạt được từ trước đến nay.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cho biết, đến 30/11/2019, tổng tài sản đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt trên 1.2 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế gần 1,1 triệu tỷ đồng.
Doanh thu phí dịch vụ tiếp tục có kết quả tốt khi lũy kế 11 tháng đạt gần 6.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 11.700 tỷ đồng, ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục mà Agribank đạt được từ trước đến nay. Trước đó, lợi nhuận 10 tháng đầu năm 2019 của Agribank đạt trên 10.350 tỷ đồng.
Được biết, mục tiêu lợi nhuận năm 2019 của Agribank ban đầu được xác định là 10.000 tỷ đồng, sau đó nâng lên 11.000 tỷ. Như vậy, 11 tháng Agribank đã vượt chỉ tiêu đề ra cho cả năm.
Theo Agribank, 2019 được xem là năm bản lề để ngân hàng chuẩn bị cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng là năm Agribank xác định tiếp tục tập trung triển khai cơ cấu giai đoạn 2.
Được biết, đến cuối tháng 9/2019, dư nợ lĩnh vực cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank ổn định và đạt 5.221 tỷ đồng, doanh số cho vay chương trình này đạt trên 20.000 tỷ đồng.
Minh An
Video đang HOT
Theo vietnamdaily.net.vn
Lý giải hiện tượng lợi nhuận ở Agribank
Sau thời gian dài miệt mài xử lý nợ xấu, áp lực trích lập dự phòng của Agribank đã không còn cao, làm tiền đề cho tăng trưởng lợi nhuận không chỉ trong năm nay mà cho cả các năm tới.
Lý giải hiện tượng lợi nhuận ở Agribank
Theo thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), tính đến hết tháng 10/2019, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 1,4 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.056.306 tỷ đồng.
Đặc biệt, lũy kế 10 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế đạt trên 10.350 tỷ đồng, đã rất gần mục tiêu cả năm là 11.000 tỷ đồng.
Năm 2018, Agribank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lên đến 47%, đạt 7.793 tỷ đồng.
Liệu năm 2019, Agribank có vượt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 47% của năm 2018 - vốn đã là tốc độ tăng trưởng rất cao hay không?
Mục tiêu cả năm 2019 của Agribank là 11.000 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sớm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng năm 2018, ngân hàng này cần đạt lợi nhuận trước thuế ít nhất khoảng 11.500 tỷ đồng.
Agribank không khó để đạt mức lợi nhuận này, thậm chí có thể còn cao hơn nhiều nếu muốn.
Nguyên nhân quan trọng nhất là áp lực trích lập dự phòng đã không còn cao do tỷ lệ nợ xấu đã đưa về mức khá thấp.
Tính toán của VietnamFinance từ báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, nếu tính cả nợ chưa dự phòng tại VAMC (nợ xấu ngoại bảng tại VAMC), tỷ lệ nợ xấu của Agribank chỉ ở mức khoảng 1,63%.
Nhìn lại, Agribank đã có thời gian dài miệt mài xử lý nợ xấu.
Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng tại VAMC) ở mức khoảng 8,92%. Sang đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống còn 8,51%, không phải vì Agribank không tích cực xử lý nợ xấu mà do lượng nợ xấu ghi nhận thêm trong năm quá lớn nên mặc dù trích lập dự phòng cũng như dùng dự phòng xóa nợ rất nhiều nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm nhẹ.
Có thể nói, đối với năm 2015, việc giữ tỷ lệ nợ xấu thấp hơn năm 2014 đã là một thành công của ngân hàng này.
Sang đến năm 2016, áp lực ghi nhận thêm nợ xấu đã giảm đi đáng kể, giúp Agribank nhẹ gánh hơn trong việc dùng dự phòng để xóa nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm được giảm về mức 6,33%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 32% (từ mức 22% một năm trước đó) do ngân hàng vẫn miệt mài trích lập dự phòng lượng lớn.
Năm 2017, Agribank tiếp tục mạnh tay trích lập dự phòng, một mặt lấy nguồn để xử lý nợ xấu, mặt khác nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu theo đó đã giảm về mức 4,11%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 43%.
Năm 2018 có thể coi là năm bước ngoặt khi Agribank đưa được tỷ lệ nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng tại VAMC) về chỉ còn 1,83%, nằm sâu ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên 74% nhờ tiếp tục tăng trích lập dự phòng.
Đến cuối tháng 6/2019, tỷ lệ nợ xấu ở mức khá thấp 1,63%; trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên đến 90% - mức cao trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tính toán cho thấy, nếu giữ tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần cả năm nay ngang bằng so với tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm (15%), để đạt mức lợi nhuận 11.500 tỷ đồng, Agribank sẽ trích lập dự phòng tới 21.833 tỷ đồng, cao hơn cả năm 2018 - năm bước ngoặt xử lý nợ xấu cũng như nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao trong hệ thống ngân hàng.
Trên thực tế, khá ít khả năng Agribank trích lập dự phòng nhiều đến vậy (nửa đầu năm, ngân hàng này chỉ trích lập gần 8.700 tỷ đồng).
Lựa chọn khả dĩ của ngân hàng này trong năm 2019 sẽ là trích lập dự phòng ở mức vừa phải để vừa giữ lợi nhuận ở mức cao nhưng không quá cao, vừa giảm tỷ lệ nợ xấu và vừa tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, làm tiền đề cho tăng trưởng lợi nhuận trong những năm tiếp theo, nhất là sau khi IPO (dự kiến năm 2020) và lên sàn chứng khoán.
Minh Tâm
Theo Vietnamfinance.vn
Ngân hàng thương mại Nhà nước cấp thiết xin tăng vốn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng: Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước hiện có tổng tài sản và dư nợ tín dụng chiếm thị phần trên dưới 50%. Vietcombank là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước có nhu cầu cấp thiết tăng vốn điều lệ Cùng với Vietcombank, Vietinbank và Agribank, BIDV là một trong bốn ngân...