AFC viết về những cầu thủ làm nên sức mạnh của đội tuyển nữ Việt Nam
Trước trận play-off lượt về tranh vé đến Olympic Tokyo năm 2020, giữa đội tuyển nữ Việt Nam và Australia, trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) viết đậm về 4 cầu thủ nữ Việt Nam.
Với tiêu đề: “Những cầu thủ tạo nên sức mạnh cho đội tuyển nữ Việt Nam”, trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) có bài viết khá dài về 4 nhân vật mà họ cho là cực kỳ quan trọng với đội bóng của HLV Mai Đức Chung vào lúc này.
4 cầu thủ đó là hậu vệ Trần Thị Hồng Nhung, tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung, Ngân Thị Vạn Sự, và tiền đạo đội trưởng Huỳnh Như.
Nhóm 4 cầu thủ của đội nữ Việt Nam được AFC đánh giá cao trước trận play-off lượt về
Trong số này Vạn Sự chính là tác giả của bàn thắng duy nhất vào lưới Myanmar ở vòng loại thứ 3, đưa đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vào đến trận play-off tranh vé đến Olympic Tokyo, gặp Australia.
Còn Tuyết Dung và Hồng Nhung là những cầu thủ quan trọng ở hàng phòng ngự và tuyến giữa của đội bóng trong tay HLV Mai Đức Chung.
AFC cũng thống kê các thông số quan trọng của nhóm 4 cầu thủ mà họ cho rằng sẽ tạo nên sức mạnh cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam. Trong số đó, Hồng Nhung, Tuyết Dung và Vạn Sự đá đủ 90 phút trận play-off lượt đi, trên đất Australia.
Trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Á đánh giá Vạn Sự nhỏ tuổi nhưng nhiều triển vọng
Hồng Nhung là người chạm bóng nhiều nhất bên phía đội khách trong trận đấu ấy, với 47 pha chạm bóng, có 2 pha đánh chặn thành công. Tuyết Dung có 37 pha chạm bóng, thực hiện 21 đường chuyền chính xác trong trận play-off lượt đi, 3 tình huống đi bóng qua người.
Riêng Vạn Sự có 35 pha chạm bóng, nhưng có đến 5 tình huống thắng trong các pha tranh chấp tay đôi, dù có khá nhỏ con so với các cầu thủ cao lớn của Australia.
Trang chủ của AFC viết về Vạn Sự: “Một trong những gương mặt trẻ được kỳ vọng của HLV Mai Đức Chung. Cầu thủ đang ở đội tuổi teen của đội nữ Hà Nội sẽ có những bài học đối đầu với Ellie Carpenter của Australia”.
Video đang HOT
AFC cũng thông tin Tuyết Dung từng có ký ức đẹp với các đại diện của bóng đá nữ Australia, khi từng ghi 2 bàn vào lưới đội U20 nữ Australia tại giải Đông Nam Á năm 2018
“Dù đối diện với nhiều khó khăn, nhưng Vạn Sự cũng cho thấy tiềm năng của mình, cô sút trúng xà ngang ở phút bù giờ thứ 5 của trận lượt đi” - AFC viết thêm về Vạn Sự.
Còn về Tuyết Dung, một trong những cầu thủ nữ Việt Nam nổi tiếng nhất trong vài năm trở lại đây, trang chủ của AFC viết: “Tuyết Dung có ký ức đẹp khi đối đầu với đại diện của bóng đá Australia, ghi 2 bàn thắng trong chiến thắng 4-2 của đội nữ Việt Nam trước U20 Australia tại giải Đông Nam Á năm 2018 ở Indonesia”.
Chỉ có trường hợp của tiền đạo đội trưởng Huỳnh Như khiến cho trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Á nhiều băn khoăn.
AFC bình luận: “Sẽ là cô ấy hay không phải cô ấy? Đó là câu hỏi lớn dành cho đội trưởng đội tuyển nữ Việt Nam. Cô chỉ xuất hiện ở hiệp 2 trận lượt đi (Huỳnh Như chỉ đá 31 phút – PV), sau khi không được sử dụng trong trận gặp Hàn Quốc hồi tháng trước”.
Huỳnh Như cũng là gương mặt được đặc biệt quan tâm
“Huỳnh Như từng 3 lần vô địch SEA Games, 2 lần đoạt Quả bóng vàng nữ Việt Nam. Cô cũng là chân sút hàng đầu của đội tuyển nữ Việt Nam tại vòng loại Olympic đang diễn ra, nhưng chỉ được sử dụng có chừng mực trong các trận đấu với những đội hàng đầu châu Á” – AFC thông tin thêm về Huỳnh Như.
Cũng trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Á mượn lời HLV Mai Đức Chung, để nói về khả năng Huỳnh Như xuất hiện hay không xuất hiện trong trận lượt về.
AFC dẫn lời vị HLV trưởng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam: “Tôi sẽ xem xét kỹ trường hợp của Huỳnh Như, rồi mới quyết định về trường hợp này”.
Trước đó, HLV Mai Đức Chung tiết lộ Huỳnh Như bị đau trước khi đội tuyển nữ Việt Nam làm khách của Australia trong trận play-off lượt đi. Chính vì thế, ông Chung không muốn mạo hiểm một khi Huỳnh Như chưa dứt hẳn cơn đau.
Theo Thiện Nhân (Dantri)
'Cầu thủ nữ Việt Nam cần ra nước ngoài thi đấu'
Đội tuyển nữ Việt Nam cần những tuyển thủ chơi bóng ở nước ngoài để nâng cao trình độ, rút ngắn khoảng cách với thế giới.
Tuyển nữ Việt Nam có lần đầu tiên trong lịch sử vào vòng play-off Olympic sau khi xuất sắc vượt qua vòng loại thứ ba. Dù vậy, thành tích của thầy trò HLV Mai Đức Chung phần nào đến từ yếu tố may mắn khi tuyển nữ Triều Tiên rút lui. So với những đội mạnh nhất châu Á như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, tuyển nữ Việt Nam vẫn cách rất xa về trình độ.
14h30 ngày 6/3, Huỳnh Như và đồng đội sẽ đối mặt Australia hùng mạnh trong trận play-off lượt đi tranh vé dự Olympic.
Tuyển nữ Việt Nam đứng trước cơ hội lịch sử khi gặp Australia tại play-off Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Minh Chiến.
Muốn tuyển nữ làm nên chuyện thì phải đầu tư
Sau khi thống trị Đông Nam Á, Huỳnh Như cùng các đồng đội cần hướng đến mục tiêu rút ngắn cách biệt trình độ với các đội xếp trên. Theo chuyên gia Steve Darby, cựu HLV tuyển nữ Việt Nam, bóng đá nữ Việt Nam cần một kế hoạch dài hơi, bài bản để gây dựng nền móng vững chắc.
"Từng huấn luyện tuyển nữ vào năm 2001, tôi có sự tôn trọng lớn lao cho các cầu thủ nữ Việt Nam. Họ vô cùng chuyên nghiệp, tận hiến. Tuyển nữ Việt Nam hiện tại cũng là tập hợp của những cầu thủ có tố chất và tinh thần tuyệt vời. Vậy họ còn thiếu điều gì?"
"Theo tôi, đó là những đầu tư tài chính. Muốn đội nữ cạnh tranh ở đẳng cấp cao nhất, họ cần được đầu tư chuyên nghiệp, được tạo điều kiện tập luyện nhiều hơn để nâng cao thể chất với những chương trình huấn luyện khoa học. Các cầu thủ cần được kết hợp giữa thi đấu và nghỉ ngơi một cách bài bản".
"Cũng giống đội tuyển nam, tuyển nữ Việt Nam cần chế độ dinh dưỡng tốt hơn, giống với những vận động viên ở đẳng cấp cao nhất, ví dụ như tăng cường uống sữa khi còn trẻ. Nếu đội bóng này được đầu tư và hỗ trợ đúng mức, họ có thể làm nên chuyện ở sân chơi châu Á", ông Darby khẳng định.
Nhiều tuyển thủ nữ Việt Nam còn phải thi đấu, tập luyện trong các điều kiện khó khăn ở cấp độ CLB. Ảnh: Minh Chiến.
Vấn đề dinh dưỡng hay chế độ tập luyện khoa học là cơn đau đầu với các tuyển thủ, ở cả bóng đá nam và bóng đá nữ. Tuyển nữ Việt Nam được đầu tư nhiều hơn nhờ những bản hợp đồng tài trợ cùng sự hào phóng của Trưởng đoàn Phạm Thanh Hùng. Dù vậy, đây vẫn là đầu tư phần ngọn.
Các CLB ở giải vô địch quốc gia nữ hầu hết còn thiếu thốn nhiều mặt, về cả điều kiện tập luyện, thi đấu, dinh dưỡng đến trang trải tiền lương cho cầu thủ. Hình ảnh các cầu thủ nữ Than Khoáng sản Việt Nam phải tự xoa bóp, massage cho nhau sau trận đấu khiến nhiều người xót xa.
"Tôi hy vọng giải vô địch nữ Việt Nam sẽ được cải thiện, có mặt bằng chung tốt hơn, các cầu thủ nữ được thi đấu nhiều trận hơn", ông Darby chia sẻ.
Ông Darby cho rằng việc chỉ có Thái Lan ở đẳng cấp tương đồng khiến nữ Việt Nam khó nâng cao trình độ tại Đông Nam Á. Ảnh: Minh Chiến.
Phải khuyến khích những cô gái xuất ngoại
Không chỉ vấn đề thiếu thốn vật chất, cầu thủ nữ còn có nguy cơ bị ì về mặt tinh thần. Ở các giải Đông Nam Á, chỉ Thái Lan, Myanmar là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với Việt Nam. Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) quyết định đổi thể thức tổ chức AFF Cup cho nữ từ 2 năm/lần xuống thường niên để nâng cao chất lượng các đội trong khu vực.
Dù vậy, mức độ cạnh tranh của các đội là không cao. Không được rèn luyện trong môi trường đủ khắc nghiệt, bóng đá nữ Việt Nam dễ chạm ngưỡng, không thể vươn cao hơn vị trí hiện tại.
"Tuyển nữ Việt Nam cần được thi đấu nhiều hơn với những đối thủ ngoài Đông Nam Á, vì ngoài Thái Lan, việc gặp các đội còn lại chỉ tốn thời gian. Một trận thua trước Nhật Bản sẽ mang lại nhiều bài học hơn là trận thắng 15-0 trước Malaysia".
"Nhiều nước Đông Nam Á không thể nghiêm túc đầu tư bóng đá nữ vì nhiều vấn đề. Chỉ Thái Lan là đủ sức cạnh tranh với Việt Nam", ông Darby giải thích.
Sau cùng, chuyên gia này cho rằng tuyển nữ Việt Nam không có cơ hội trước Australia. Đây là dự đoán dễ hiểu khi tuyển nữ Australia xếp hạng 7 thế giới (hạng một châu Á). Bóng đá nữ Australia có 7 lần dự World Cup nữ. 4 kỳ gần nhất, Australia đều vượt qua vòng bảng. 3 lần gần nhất dự Asian Cup cho nữ, Australia đều vào chung kết, vô địch một lần.
Trần Thị Hồng Nhung là cái tên hiếm hoi của bóng đá nữ Việt Nam xuất ngoại để chơi trong màu áo Chonburi mùa trước. Ảnh: Minh Chiến.
Khác biệt giữa Australia và Việt Nam là yếu tố thể hình, thể lực, sức mạnh, khi đội bóng xứ chuột túi có tới 5 tuyển thủ đang chơi ở châu Âu và Mỹ. Thực tế là nhiều tuyển thủ nữ Việt Nam từng nhận được lời mời thi đấu ở nước ngoài, nhưng chỉ có Trần Thị Hồng Nhung (Phong Phú Hà Nam) là sang Thái Lan thi đấu cho CLB Chonburi trong khoảng thời gian ngắn.
"Tuyển nữ Việt Nam nhiều khả năng không vượt qua được Australia, chúng ta phải thực tế. Khác biệt nằm ở khía cạnh thể chất của trận đấu này (chênh lệch sức mạnh, thể lực giữa cầu thủ hai bên - PV), chứ không phải yếu tố kỹ thuật. Bóng đá Australia có nhiều tuyển thủ thi đấu toàn thời gian, được trả thu nhập hậu hĩnh và đang thi đấu ở Mỹ và châu Âu.
Các tuyển thủ nữ Việt Nam cần được hỗ trợ, khuyến khích thi đấu ở nước ngoài. Các nữ cầu thủ Nhật Bản đã làm được điều đó rồi. Tôi biết rất nhiều tài năng bóng đá nữ ở Việt Nam. Họ cần được hỗ trợ thoát khỏi những định kiến (như việc phải bỏ nghề khi kết hôn). Phải như vậy, bóng đá nữ mới thành công", ông Darby kết luận.
Tuyển nữ Việt Nam sẽ đá trận play-off lượt đi với Australia ở Melbourne vào ngày 6/3. 5 ngày sau, thầy trò ông Mai Đức Chung đá trận lượt về tại Cẩm Phả. Đội chiến thắng chung cuộc sau hai lượt sẽ có vé dự Olympic Tokyo 2020.
Theo Zing
Đội tuyển nữ Việt Nam nhận bao nhiêu tiền thưởng sau tấm HCV SEA Games? Tổng số tiền thưởng mà đội bóng đá nữ được nhận sau ngôi vô địch SEA Games là hơn 22 tỷ đồng. Theo cách phân chia của đội, mỗi cầu thủ loại A sẽ nhận khoảng 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện không phải khoản tiền thưởng nào được hứa từ một số doanh nghiệp cũng đã đến tay cầu thủ. Theo xếp...