Adobe khai tử Shockwave vào cuối tháng 4
Shockwave là một trong những ‘dấu tích’ cuối cùng của kỷ nguyên web cũ và đã đến lúc nó kết thúc cuộc hành trình của mình.
Shockwave sẽ tiếp bước Flash Player để ‘về hưu’ – Ảnh: AFP
Shockwave Flash hay còn gọi là Adobe Shockwave Player là một công cụ quan trọng giúp người dùng mở các tập tin dạng flash, ảnh động hoặc video trên máy tính. Adobe đã loại bỏ công cụ soạn thảo Director và trình phát Mac trong năm 2017 nhưng Shockwave vẫn bám trụ lại.
Theo Engadget, Adobe sẽ ngưng hỗ trợ Shockwave trên Windows vào ngày 9.4 tới. Chỉ những khách hàng doanh nghiệp có hợp đồng còn hiệu lực đến năm 2022 là sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ từ công ty. Thế giới internet đã sang trang mới và Adobe thừa nhận HTML5 và WebGL sẽ kế thừa Shockwave do mức độ sử dụng của công cụ này đã giảm đáng kể. Công ty cho rằng giới lập trình viên sẽ chuyển sang những công cụ có định dạng mới hơn, tổng quát hơn nếu vẫn cam kết hỗ trợ ứng dụng web của họ.
Dù bạn không thường xuyên gặp Shockwave vào thời điểm này, nhưng nó vẫn tạo ra rắc rối trong một số trường hợp. Nhiều trang web chơi game và giải trí cũ đã được xây dựng dựa trên Shockwave nhằm kích hoạt các ứng dụng web trực quan và thú vị. Vào thời điểm đó, HTML chưa thật sự phát triển và đủ mạnh mẽ, còn điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến. Khi Shockwave bị loại bỏ, những trang web trên và ứng dụng phụ thuộc vào nó sẽ khó lòng mà hoạt động.
Video đang HOT
Theo thanh nien
Năm 2018, tin tặc đã gây ra 116,5 triệu vụ tấn công vào thiết bị di động
Điện thoại di động hiện nay đang là mục tiêu hấp dẫn cho tin tặc, trong khi đó nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các biện pháp đơn giản để bảo vệ thiết bị của mình.
Điện thoại di động ngày nay đang là một nền tảng toàn cầu, vai trò của smartphone trong kinh doanh và đời sống cho người dân gia tăng nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới.
Những quốc gia có tỷ lệ tấn công mã độc trên thiết bị di động nhiều nhất năm 2018
Tội phạm mạng đã nhận thấy được tiềm năng từ lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trên điện thoại thông minh của người dùng, từ đó không ngừng cải thiện chiến lược phát tán phần mềm độc hại và các cách thức tấn công thiết bị mới.
Theo báo cáo về mã độc trên di động năm 2018 của Kaspersky Lab, số lượng tấn công sử dụng mã độc với thiết bị di động trong năm qua là 116,5 triệu, cao gấp đôi năm 2017 là 66,4 triệu.
Số lượng thiết bị, số lượng người dùng bị ảnh hưởng cũng tăng lên. Tuy nhiên số lượng tập tin độc hại lại giảm, điều này cho thấy chất lượng của mã độc trên thiết bị di động đã trở nên tinh vi và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa.
Kaspersky Lab cũng cho biết, các kỹ thuật lây nhiễm mã độc phổ biến trong năm qua là tấn công chuyển hướng DNS của thiết bị. Người dùng khi bị thay đổi DNS thay vì truy cập vào trang web thật sự của tổ chức tài chính hay trang thanh toán thật sự đã bị tin tặc điều hướng đến một trang web giả, từ đó ăn cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Xu hướng tin nhắn rác cũng phát triển trong năm qua.
Đứng đầu danh sách các nước nhiễm mã độc trên thiết bị di động hiện này là Iran với 44,24% người dùng nhiễmm, tiếp sau đó là Bangladesh và Nigeria. Người dùng Việt Nam chỉ có 5,87% nhiễm mã độc.
Mặc dù con số không quá cao khi so với tỷ lệ của thế giới nhưng người dùng vẫn cần có các biện pháp bảo vệ thiết bị của mình.
Một số biện pháp được các chuyên gia bảo mật khuyến cáo đó là người dùng nên chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức được phát hành qua kho tải ứng dụng của hệ điều hành như App Store của Apple hay CH Play của Google.
Cùng với đó là ngăn chặn việc cài đặt các ứng dụng từ các nhà cung cấp không rõ ràng. Việc cấp quyền cho ứng dụng trên thiết bị cũng cần được chú ý. Nhiều ứng dụng xin được cấp quyền xem danh bạ, điều khiển cuộc gọi, tin nhắn hay thu thập vị trí người dùng không cần thiết là kẽ hở để tin tặc xâm nhập thiết bị.
Nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các bản cập nhật hệ thống trên thiết bị nhưng việc cập nhật này là vô cùng cần thiết. Các bản cập nhật này sẽ vá các lỗ hổng hiện tại và giữ cho thiết bị luôn được bảo vệ.
Theo bizlive
Rò rỉ 364 triệu hồ sơ cho thấy quy mô giám sát người dân ở Trung Quốc Đợt rò rỉ khoảng 364 triệu hồ sơ online trong cơ sở dữ liệu Trung Quốc một lần nữa cho thấy rõ quy mô và phạm vi của hệ thống giám sát hàng loạt của Bắc Kinh. "Quán net" ở Trung Quốc - Ảnh: AFP Hãng tin AFP cho biết các tệp tin thể hiện rất nhiều thông tin được liên kết với...