Adobe: Android sẽ thống lĩnh thị trường máy tính bảng
Ngày 2/6, trong cuộc trả lời phỏng vấn của All Things D, ông Shantanu Narayen chủ tịch của Adobe có những phát biểu hạ thấp Apple trong các vấn đề về xử lí Flash của hệ điều hành iOS.
Ông Narayen cho rằng việc Apple dẫn đầu thị trường chỉ là tạm thời, còn về lâu dài ông đặt cược vào Android của Google, vì hệ điều hành này cho phép chạy Flash.
“Android đã tạo ra bước ngoặt trên thị trường smartphone. Điều đó rồi cũng xảy ra đối với máy tính bảng”, ông nói.
Video đang HOT
Các máy tính bảng Android sẽ thống lĩnh thị trường?
Ông Narayen cũng chỉ đích danh 2 công ty lớn là HP và RIM sẽ thành công trong mảng doanh nghiệp. Các hệ máy của hai hãng này đều cho phép chạy Flash.
“Sẽ có khoảng 20 loại máy tính bảng khác nhau ra đời kể từ nay cho đến hết năm, sự xuất hiện ồ ạt này sẽ lái xu hướng của ngành công nghiệp sang một hướng khác. Cộng đồng máy tính bảng sẽ ngày càng sôi động” – ông cho biết thêm.
Một số nhà sản xuất sẽ cung cấp các thiết bị có phần cứng thích hợp cho việc tận dụng sức mạnh của Adobe, đó có thể là các máy tính bảng dùng cho sản xuất phim ảnh, hoặc các loại có dùng bút cảm ứng stylus cho phép thao tác các ứng dụng đồ họa chính xác hơn nhiều so với chạm tay.
Theo Bưu Điện VN
Apple, Google bị kiện vì ngược đãi nhân viên
Một vụ kiện mới ở California buộc tội Apple, Google, Adobe Systems, Intel và các công ty công nghệ vi phạm luật chống độc quyền vì các công ty này bị cáo buộc hợp lực để đặt mức lương cho người lao động, cũng như thực hiện các thỏa thuận "không chài khách" lẫn nhau.
Vụ kiện, với mục đích kêu gọi hành động đồng loạt từ cộng đồng, đã được nộp ngày hôm nay lên Toà Thượng thẩm California ở hạt Alameda và cáo buộc rằng các ủy viên cấp cao trong ban quản trị của các công ty Adobe, Apple, Google, Intel, Intuit, Lucasfilm và Pixar "tham gia một mạng lưới siêu liên kết để thực hiện các thỏa thuận tránh cuộc cạnh tranh về lao động lành nghề giữa họ", những nhân viên bị ảnh hưởng bởi chính sách này xứng đáng được đền bù.
Với quy mô của mạng lưới này, vụ kiện được cho rằng sẽ có tới 10 nghìn người bị ảnh hưởng.
Một sơ đồ liên kết cho thấy các công ty công nghệ thỏa thuận với nhau về việc thuê và trả lương. (Ảnh: Lieff Cabraser Heimann và Bernstein)
Siddharth Hariharan-một nhân viên cũ của công ty Lucasfilm, người đã tham gia đệ đơn tố cáo và ở trong danh sách người thưa kiện nói: "Tôi và các đồng nghiệp ở Lucasfilm đều áp dụng những kĩ năng, kiến thức và năng lực sáng tạo để góp phần cho công ty trở thành hãng đi đầu trong ngành này. Nhưng thật buồn, dù chúng tôi làm việc cật lực để làm ra những sản phẩm tuyệt vời và mang lại lợi ích to lớn cho Lucasfilm, các điều hành cấp cao của công ty vẫn tìm cách để tránh cạnh tranh và trả lương thấp cho nhân viên giỏi".
Trong lời cáo buộc của mình, Hariharan yêu cầu công ty hoàn trả gấp 3 lần những chính sách đãi ngộ đáng ra phải có trong quá khứ cũng như bồi thường thiệt hại của những người tham gia vụ kiện, bao gồm những nhân viên được trả lương từ các công ty này từ 1/1/2005 đến 1/1/2010.
Vụ kiện này tập trung đặc biệt vào các công ty đã từng là mục tiêu của một cuộc điều tra chống độc quyền năm 2009 của Bộ Tư pháp Mỹ. Cuộc điều tra này, và vụ kiện dân sự tiếp theo đó, đã được giải quyết xong vào tháng 9 năm ngoái, với việc các công ty nói trên đồng ý ngừng sử dụng danh sách "không gọi quảng cáo"
Đơn kiện có viết: "Bộ Tư pháp đã khẳng định sẽ tìm cách để những người lao động từng bị thiệt hại bởi những thỏa thuận của bị đơn được nhận bồi thường thỏa đáng. Nếu không có phản ứng từ cộng đồng, người đưa đơn kiện và các thành viên khác sẽ không được nhận bồi thường cho thiệt hại của họ, và các bên bị đơn sẽ tiếp tục giữ lại lợi nhuận từ sự câu kết của họ".
Joseph R. Saveri, người thụ ủy, cùng với Lieff Cabraser (công ty đứng ra nhận vụ của Hariharan) cho biết việc hạn chế cạnh tranh từ các công ty hoạt động cùng lĩnh vực làm giảm tiền thưởng cho nhân viên giỏi từ 10-15%. Trong một bài phát biểu, Saveri khẳng định: "Những công ty này có được thành công to lớn của họ nhờ vào sự hi sinh và chăm chỉ của nhân viên và phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình".
Apple lại "gặp khó" đối với chính quyền
Khi vụ tố tụng được phác thảo, thực tế này ban đầu chỉ được biết đến với Pixar và Lucasfilm năm 2005, sau đó mở rộng ra gồm Apple và Adobe. Mối liên hệ sẵn có giữa CEO của Apple-Steve Jobs được cho là làm nên sự thỏa thuận khi ông vẫn là CEO của Pixar.
Tiếp theo đó, Apple được biết là có tham gia một thỏa thuận với Google trước năm 2006 làm cho 2 công ty này cùng vào danh sách không gọi điện thoại chèo kéo khách hàng của nhau, thỏa thuận này còn có tác dụng khuyến khích mỗi bên không chủ động lôi kéo nhân viên của nhau. Một năm sau, thỏa thuận tương tự được lập ra giữa Apple và Pixa, Google và Intel, Google và Intuit.
Adobe, Apple, Google, Intel, Lucasfilm và Pixar đều chưa trả lời yêu cầu bình luận về việc này. Một đại diện của Intuit cũng cho biết công ty không bình luận gì về vụ kiện chờ xét xử.
Theo VTC
Photoshop trên iPad được coi là bước đột phá Phần mềm Photoshop hoàn chỉnh dành cho tablet đã xuất hiện, nhưng quan trọng hơn, nó đánh dấu một bước tiến mới trên con đường thay đổi cách con người tương tác với máy tính. Tại hội thảo Photoshop World 2011, hãng Adobe trình diễn khả năng chỉnh sửa ảnh bằng Photoshop trên sản phẩm của Apple. Đây không phải phiên bản rút...