ADB viện trợ 2,5 triệu USD cho Việt Nam chống lũ lụt
Khoản viện trợ không hoàn lại này được tài trợ từ Quỹ Ứng phó thảm họa Châu Á – Thái Bình Dương, được thiết lập để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai nặng nề.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2,5 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi các đợt lũ lụt gần đây ở miền Trung.
Theo ông Andrew Jeffries – Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ADB đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã ứng phó nhanh chóng trước tình hình khẩn cấp do thiên tai. “Khoản viện trợ không hoàn lại của ADB sẽ giúp tăng cường hành động ứng phó rộng rãi hơn của chính phủ để cung cấp sự hỗ trợ kịp thời cho những người cần được hỗ trợ nhất, đặc biệt là những người vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do đại dịch gây ra bởi virus corona (Covid-19)”, Giám đốc Andrew Jefffries nói.
Video đang HOT
Từ ngày 6/10, miền Trung Việt Nam đã hứng chịu các đợt mưa lớn kéo dài, bão lũ và gió mạnh gây lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng. Tính tới ngày 29/10, đã có 214 người thiệt mạng hoặc mất tích, theo như báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai Việt Nam.
Khoảng 7,7 triệu người dân Việt Nam sinh sống tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó hơn 1,5 triệu người tại 9 tỉnh miền Trung đã bị ảnh hưởng trực tiếp và khoảng 380.000 nhà cửa bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.
ADB đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển khác để hỗ trợ những nỗ lực cứu trợ thảm họa của Chính phủ, bao gồm đánh giá tác động của thiên tai và nhu cầu hỗ trợ ở các tỉnh miền Trung. Hỗ trợ của ADB nhằm mục tiêu bảo đảm rằng người dân sống trong các vùng bị thiên tai được tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản, cũng như các nguồn lực để tái thiết đời sống và sinh kế của họ.
Cùng với Kế hoạch ứng phó lũ lụt của Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc, ADB sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ và phối hợp với các đối tác phát triển khác để cung cấp viện trợ nhân đạo theo cách thức giúp giảm thiểu nguy cơ về đại dịch Covid-19 cho người dân bị ảnh hưởng tại các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất ở miền Trung Việt Nam.
ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.
ADB hỗ trợ Việt Nam 2,5 triệu USD khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 9-11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2,5 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi các đợt lũ lụt gần đây ở miền Trung.
Ảnh minh họa.
Khoản viện trợ không hoàn lại này được tài trợ từ Quỹ Ứng phó thảm họa châu Á - Thái Bình Dương, được thiết lập để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai nặng nề.
Trong phát biểu của mình, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries đánh giá Chính phủ Việt Nam đã ứng phó nhanh chóng trước tình hình khẩn cấp do thiên tai; đồng thời bày tỏ tin tưởng khoản viện trợ không hoàn lại của ADB sẽ giúp tăng cường hành động ứng phó rộng rãi hơn của chính phủ để cung cấp sự hỗ trợ kịp thời cho những người cần được hỗ trợ nhất, đặc biệt là những người vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Song song với đó, ADB cũng phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển khác để hỗ trợ những nỗ lực cứu trợ thảm họa của chính phủ, bao gồm đánh giá tác động của thiên tai và nhu cầu hỗ trợ ở các tỉnh miền Trung. Những hỗ trợ này nhằm mục tiêu bảo đảm rằng người dân sống trong các vùng bị thiên tai được tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản, cũng như các nguồn lực để tái thiết đời sống và sinh kế của họ.
Nhìn hậu quả mưa lũ miền Trung, thấm thía cái giá của mất rừng "Nhìn vào mưa lũ và hậu quả miền Trung vừa qua càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào", đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phản ánh. ĐBQH Hoàng Đức Thắng, Quảng Trị Xem lại việc trồng rừng có chức năng phòng hộ không? Thảo luận tại Quốc hội về tình...