Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Các phong trào thi đua đi vào thực chất, mang lại hiệu quả rất thiết thực
Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Văn Hóa trước thềm Đại hội thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ III, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Trong nhiệm kỳ qua, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào thực chất, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện gặp mặt Đoàn TTVN trở về sau SEA Games 30 (tháng 12.2019)
Những kết quả quan trọng đó đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó.
P.V: Xin Bộ trưởng cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, phong trào thi đua yêu nước đã được cụ thể hoá thành những hành động như thế nào trong toàn ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình?
- Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Giai đoạn 2016-2020, Bộ VHTTDL đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
Để phong trào đạt được kết quả cao nhất, Bộ đã liên tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, bám sát nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, cấp bách, đột phá của ngành ở từng thời điểm để phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn và có sức lan tỏa. Đồng thời, Bộ cũng đã nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, phát hiện các nhân tố mới, mô hình mới, các điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” để kịp thời khen thưởng và bồi dưỡng, nhân rộng trong toàn ngành. Từ đó có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ VHTTDL đã duy trì được sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Những phong trào thi đua đã thực sự trở thành phương châm hành động của toàn ngành để gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Video đang HOT
Như Bộ trưởng vừa cho biết, Bộ đã liên tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, bám sát nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, cấp bách, đột phá của ngành ở từng thời điểm để phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Vậy trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước của Bộ đã “đơm hoa, kết trái” với những kết quả như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Trong 5 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước của Bộ VHTTDL đã được nhân rộng, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, khuyến khích các tập thể, cá nhân phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành. Có thể nói rằng, công tác thi đua khen thưởng của Bộ nói chung và phong trào thi đua yêu nước nói riêng đã từng bước được đổi mới, bám sát các quy định, nguyên tắc, thiết thực và hiệu quả hơn.
Cụ thể, đối với công tác xây dựng thể chế, Bộ đã tham mưu trình Quốc hội ban hành 3 dự án luật là Luật Thư viện, Luật TDTT và Luật Du lịch. Hiện Bộ đang trình 2 dự án luật khác. Bộ cũng đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 24 Nghị định và Bộ trưởng ban hành 79 Thông tư. Ở lĩnh vực du lịch, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó năm 2019 đã đón 18 triệu lượt khách quốc tế. Trên lĩnh vực thể thao, thể thao Việt Nam đã đạt nhiều thành tích nổi bật trên các đấu trường thế giới, châu lục và khu vực. Đặc biệt là chiếc HCV Olympic của Hoàng Xuân Vinh tại Rio- Brazil năm 2016. Hay chiếc HCV của Điền kinh, Rowing và chiếc HCB của kình ngư Nguyễn Huy Hoàng tại Asian Games 18.
Nói đến thành tích của các đội tuyển, chúng ta không thể không nhắc tới thành tích của các đội tuyển bóng đá. Lần đầu tiên đoạt ngôi á quân U23 châu Á, lọt vào tứ kết Asian Games rồi vô địch SEA Games hay lần thứ 2, sau 10 năm lại vô địch AFF Cup, rồi đội tuyển bóng đá nữ nhiều lần đứng đầu khu vực, làm nức lòng người hâm mộ cả nước. Thể thao quần chúng cũng có những bước tiến bộ vượt bậc. Năm 2019, số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 33,6%, số gia đình tập luyện thể dục thể thao đạt 25%.
Về lĩnh vực văn hóa cũng đã có những bước tiến bộ mới và đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực như quản lý di sản, văn hóa cơ sở, quản lý lễ hội, thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, triển lãm, bản quyền tác giả, hợp tác quốc tế… Trong lĩnh vực gia đình, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về “Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực gia đình”; triển khai xây dựng “Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình đến năm 2025″. Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được duy trì, kiện toàn và nhân rộng với sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng góp phần xây dựng gia đình “tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”…
Với những kết quả ấy, trong nhiệm kỳ qua, nhiều tập thể, cá nhân của Bộ đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đó là 253 Huân chương các loại, 652 Bằng khen của Thủ tướng và 54 Cờ thi đua của Chính phủ.
Thưa Bộ trưởng, để phát huy những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2021-2025, Bộ VHTTDL sẽ phải làm gì để phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát huy hiệu quả?
- Đây là giai đoạn thi đua thực hiện những mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua của Bộ VHTTDL cần tập trung vào những nội dung cụ thể.
Đó là thi đua giữ gìn và phát huy truyền thống, uy tín của Bộ VHTTDL; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, xây dựng hình ảnh mẫu mực của người cán bộ Bộ VHTTDL. Các tập thể và cá nhân đoàn kết, không ngừng tiến bộ, phấn đấu xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng tốt hơn; tích cực khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại. Bộ cũng sẽ phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, chương trình, kế hoạch và các mặt công tác khác; xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ở từng đơn vị; mỗi cán bộ, công chức, viên chức tận tâm, sáng tạo, trách nhiệm với nghề; tích cực xây dựng, phát hiện và tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để động viên, lan tỏa đến từng đối tượng tham gia thi đua.
Đặc biệt, Bộ cũng sẽ liên tục tổ chức và đổi mới, sáng tạo nội dung, hình thức các phong trào thi đua yêu nước mỗi năm nhằm xây dựng và thực hiện các mô hình mới, nhân tố mới trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ VHTTDL.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Phát huy truyền thống, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo ở Nam ịnh
Ngành tuyên giáo Nam ịnh từ khi được thành lập (tháng 1-1948) đến nay luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của ảng, dân tộc và sự nghiệp xây dựng, phát triển của tỉnh.
Buổi tọa đàm "Đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo của Đảng trong tình hình hiện nay" được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định tổ chức ngày 23-7 vừa qua.
Những năm qua, Ban Tuyên giáo các cấp ở Nam ịnh từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức, ngày càng khẳng định vững chắc vai trò tiên phong tham mưu giúp cấp ủy trong các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo...
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam ịnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản, nhằm đổi mới công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo, tăng cường định hướng tư tưởng chính trị của ảng bộ tỉnh trong tình hình mới, như: Nghị quyết về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay; chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay; quy chế về cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên trong ảng bộ tỉnh.
Công tác thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của ảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tiếp tục được đổi mới và nâng cao, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, cùng thi đua xây dựng quê hương Nam ịnh giàu đẹp, văn minh. Ban tuyên giáo các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã tham mưu nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của ảng trước yêu cầu mới.
Công tác tuyên truyền được thực hiện đồng bộ, hiệu quả phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Công tác định hướng dư luận xã hội thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch, giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm, được dư luận xã hội quan tâm. Công tác văn hóa - văn nghệ được triển khai toàn diện, đồng bộ. Công tác định hướng chính trị tư tưởng cho hoạt động báo chí và văn học nghệ thuật được quan tâm, bảo đảm báo chí, văn học nghệ thuật hoạt động đúng định hướng của ảng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
Công tác giáo dục lý luận chính trị thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ngoài việc giáo dục theo chương trình, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh đã kịp thời chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức mới về lý luận chính trị cho đội ngũ giảng viên và giảng viên kiêm chức của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Qua đó, giúp các giảng viên bổ sung thêm kiến thức mới, phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy lý luận chính trị, kịp thời uốn nắn những lệch lạc về lập trường, quan điểm, chống các luận điệu sai trái, thù địch; tạo cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng trong ảng, sự đồng thuận trong xã hội; giúp cán bộ, đảng viên luận giải và vận dụng vào thực tiễn công tác.
Công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử ảng bộ địa phương và lịch sử ngành được quan tâm thực hiện. Việc đưa lịch sử ảng bộ tỉnh, lịch sử ảng bộ địa phương vào giảng dạy ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các trường phổ thông trong tỉnh tiếp tục được thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao sự hiểu biết của cán bộ, đảng viên, nhân dân về lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang, hào hùng của mảnh đất và con người Nam ịnh.
Ban tuyên giáo các cấp đã làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy ban hành kế hoạch, tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn việc học tập, triển khai Chỉ thị 05 với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn ảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Thời gian qua, thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do đại dịch Covid-19, dẫn đến tình hình trong nước và trong tỉnh có nhiều khó khăn, thách thức, ngành tuyên giáo tỉnh đã chủ động đổi mới nội dung, phương thức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác tuyên giáo bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, chủ động, linh hoạt, phù hợp từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng hiệu quả, tích cực nhất; quan tâm bồi dưỡng thường xuyên về chính trị tư tưởng và tạo điều kiện cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp được nâng cao nghiệp vụ, nhằm đáp ứng vai trò, trách nhiệm trong thời kỳ mới.
Ngành tuyên giáo tỉnh luôn chủ động định hướng, hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai kịp thời, hiệu quả việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nhất là tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác trước hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù địch; tích cực phối hợp các đơn vị, địa phương tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các phần tử cơ hội, phản động. ối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trên địa bàn tỉnh, hay những địa phương thường có "điểm nóng", ngành luôn bám sát cơ sở, tham mưu giúp cấp ủy xử lý vấn đề kịp thời.
Tại buổi tọa đàm nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của ảng (1-8-1930 - 1-8-2020) do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam ịnh tổ chức ngày 23-7 vừa qua, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo của ảng trong tình hình hiện nay. Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Thị Thu Hằng, thời gian tới ngành cần tập trung nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, yêu cầu nhiệm vụ của công tác tuyên giáo trong tình hình mới; kiên định những quan điểm đã được khẳng định trong cương lĩnh, điều lệ ảng và các nghị quyết của ảng; gắn công tác tuyên giáo với thực tế đời sống, hướng mạnh về cơ sở; đồng hành, tham gia trực tiếp hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Tuyên giáo Nam ịnh cần chủ động dự báo và định hướng cung cấp thông tin, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông; quan tâm hơn nữa tới công tác xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ tuyên giáo "vừa hồng, vừa chuyên" đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
Tạo động lực cho sự phát triển Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn coi trọng công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Điều đó đã trở thành mục tiêu phấn đấu và nguồn khích lệ to lớn để các cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành nỗ lực phat huy thanh tich đat đươc, tạo động lực cho...