ADB: Trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam tăng mạnh 65,6%
Trong quý 2, trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6/2020.
Ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á cho thấy việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch COVID-19.
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc; Hồng Kông (Trung Quốc); Indonesia; Hàn Quốc; Malaysia; Philippines; Singapore; Thái Lan và Việt Nam.
Các chuyên gia ADB cho biết trong giai đoạn từ ngày 15/6 đến ngày 11/9, lợi suất trái phiếu Chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng Sáu, tăng 5,0% so với tháng Ba và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019. Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng Sáu, so với mức 87,8% hồi tháng Ba, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó. Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ trong quý 2, tăng 21,3% so với quý 1/2020.
Video đang HOT
Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Ông Yasuyuki Sawada-chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhận định: “Các Chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 thông qua một loạt các giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các Chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế.”
Cũng theo chuyên gia ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6/2020, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý 1. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực Chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng Sáu, trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý 2, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6/2020.
Lượng trái phiếu Chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng Sáu, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Chuyên gia ADB phân tích, rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch COVID-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực, ADB đang dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ấn bản lần thứ ba của báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á của ADB trong năm nay gồm bốn khung nội dung thảo luận. Những phần thảo luận này xem xét các xu hướng và thay đổi gần đây trong danh mục của nhà đầu tư trên các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở châu Á; việc gia tăng sử dụng thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch COVID-19; sự tăng trưởng của các khoản đầu tư cho môi trường, xã hội và quản trị nhà nước (ESG) trong khu vực giữa dịch COVID-19; và sự vững vàng của các khoản đầu tư ESG trong bối cảnh đại dịch./.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 1,7%, đạt 58,2 tỷ USD cuối tháng 6/2020
Việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch Covid-19.
Đó là đánh giá được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa công bố.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 thông qua một loạt giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ ngày 15/6 tới ngày 11/9, lợi suất trái phiếu chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 5,0% so với tháng 3/2020 và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019.
Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng 6, so với mức 87,8% hồi tháng 3, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó.
Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ USD trong quý II, tăng 21,3% so với quý I năm nay. Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý I. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng 6 năm 2020, trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý II, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6 năm 2020.
Báo cáo cho biết, lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng 6, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch Covid-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực. ADB dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch, cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ.
Apax Holdings (IBC) huy động 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ Apax Holdings dự kiến phát hành 300 trái phiếu theo hình thức riêng lẻ vào đầu tháng 10/2020 nhằm tăng quy mô hoạt động và trả nợ công ty con. Apax English/Apax Leaders hiện đang tập trung kiện toàn hệ thống, tối ưu hóa chất lượng và nguồn lực nhằm mang đến môi trường học tập chuẩn quốc tế cho học sinh Việt...