ADB hỗ trợ SeABank đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại tại Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( SeABank) đã ký kết thỏa thuận trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ thương mại và Chuỗi cung ứng (TSCFP) nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại tại Việt Nam thông qua việc cung cấp các khoản vay và các công cụ tài chính khác.
Theo đo, ADB đông y câp han mưc lên đến l8 triêu USD bao lanh va 5 triêu USD vay tuân hoan giup SeABank tiêp cân va thiêt lâp quan hê giao dich vơi nhiêu ngân hang trên thê giơi, đông thơi nâng vi thê cua SeABank trên thi trương quôc tê vê tai trơ thương mai. Sau khi hợp đồng mới với SeABank được ký kết, TSCFP hoàn thành hợp tác với 14 ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Ông Can Sutken, Chuyên gia Đầu tư và Giám đốc Quan hệ của ADB tại Thái Bình Dương cho biết: “Điều này góp phần thể hiện rõ hơn cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ hoạt động thương mại tại Việt Nam. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với SeABank để hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của họ”.
Ba Lê Thu Thuy, Tông Giam đôc SeABank cho biêt: “Việc ADB đông y câp han mưc cho SeABank chi sau gân 1 năm khẳng định vị thế và uy tín của SeABank không chỉ với đối tác trong nước mà còn với các định chế tài chính nước ngoai. Chương trình TFP sẽ giúp SeABank phát triển các hoạt động tài trợ thương mại để phục vụ khach hang, đặc biệt là các đối tượng khach hang SMEs. Chung tôi cam kết sẽ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp SME và chuỗi cung ứng của họ, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo việc làm cho người lao động”.
Video đang HOT
Từ năm 2004, Chương trình tài trợ thương mại (TFP) đã hỗ trợ 13,5 tỷ USD vào hoạt động thương mại thông qua 13.530 giao dịch bao gồm cả bảo lãnh và tài trợ trực tiếp tại Việt Nam, trong đó, 63% giao dịch liên quan tới các doanh nghiệp SME. Chỉ tính từ 2009 đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho khoảng 20.000 doanh nghiệp SME tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á – thông qua hơn 26.000 giao dịch với trị giá hơn 41 triệu USD – trong các lĩnh vực từ hàng hóa và nguyên liệu sản xuất tới vật tư y tế và hàng tiêu dùng. TFP còn kết hợp các kiến thức về sản phẩm với các hỗ trợ tài chính của mình, bao gồm nghiên cứu định lượng về lỗ hổng thị trường trong tài trợ thương mại, các sáng kiến để nâng cao vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực ngân hàng, các nỗ lực để tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và các sáng kiến chống tội phạm thông qua minh bạch hóa hệ thống tài chính toàn cầu. TFP cũng tổ chức các hội thảo và tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức và chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính, thương mại, quản lý rủi ro và phòng chống gian lận.
Đê đươc cấp hạn mức tham gia chương trình TFP, các ngân hàng phải đáp ứng được các tiêu chí do ADB đặt ra như: Hoạt động hiệu quả và lành mạnh, quản trị rủi ro tốt, thông tin minh bạch, định hướng phát triển rõ ràng, đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Dựa trên xếp hạng tín dụng AAA của ADB, TSCFP cung cấp các khoản vay và bảo lãnh cho hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ thương mại, tạo cơ hội cho thêm nhiều doanh nghiệp trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngân hàng phải niêm yết công khai thông tin lãi suất
Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Tháng 6/2020, ông Nguyễn Văn Phú (Khánh Hòa) vay Ngân hàng Seabank - Chi nhánh Nha Trang 450 triệu đồng để mua xe ô tô, mục đích kinh doanh chạy dịch vụ. Mức lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm 14 tháng lĩnh lãi cuối kỳ cộng biên độ 4,7%.
Do thời điểm vay đang cần gấp để có xe chạy dịch vụ nên ông chưa hiểu rõ về lãi suất. Ông đã đến Ngân hàng Seabank tìm hiểu thì được trả lời, lãi suất tiết kiệm 14 tháng lĩnh lãi cuối kỳ là 8,5%/năm theo quy định nội bộ của Ngân hàng.
Tuy nhiên, theo ông biết mức lãi suất tiết kiệm 14 tháng phải được niêm yết công khai, nhưng ông không thấy trên trang web hay thông báo tại văn phòng Seabank có niêm yết mức lãi suất này.
Ông Phú hỏi, mức lãi suất tiết kiệm là 8,5%/năm mà Ngân hàng đã trao đổi với ông đã đúng chưa? Việc không công khai rõ ràng mức lãi suất là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Khoản 1 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: "Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng".
Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền gửi tiết kiệm, quy định:
- Tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước về lãi suất trong từng thời kỳ (Khoản 1 Điều 9);
- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định (Khoản 1 Điều 6);
- Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng về lãi suất tiền gửi tiết kiệm (Điểm a Khoản 1 Điều 21).
Theo đó, trường hợp Seabank có huy động tiền gửi tiết kiệm 14 tháng thì Seabank phải niêm yết công khai theo quy định.
Toàn cảnh nợ xấu của 27 ngân hàng Nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng đã tăng 30% trong 9 tháng đầu năm 2020, trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 70%. Nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng tăng gần 30% Thống kê từ BCTC Hợp nhất quý 3/2020 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng của những ngân hàng...