ACV có thể dùng hết tiền mặt tích luỹ 5 năm cho dự án sân bay Long Thành
VNDirect ước tích lợi nhuận của ACV giảm mạnh trong giai đoạn 2020-2025 khi sử dụng hết tiền mặt để phục vụ dự án sân bay Long Thành.
Theo phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư dự án thành phần 3 gồm các công trình thiết yếu cảng hàng không như khu bay, nhà ga, các công trình hạ tầng chung, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, hệ thống giao thông kết nối. Tổng mức đầu tư trên 99.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp và không bảo lãnh Chính phủ.
Báo cáo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, vốn đầu tư này gấp 1,7 lần tổng tài sản của ACV vào cuối quý III. Do đó, doanh nghiệp dự kiến bố trí tài chính cho giai đoạn 1 bằng 36.000 tỷ đồng tiền mặt hiện có và dòng tiền tích luỹ trong giai đoạn 2020-2025.
“Điều này đồng nghĩa ACV sẽ tiêu hết toàn bộ khoản tiền mặt tích luỹ trong vòng 5 năm qua”, chuyên gia VNDirect nói và cho rằng thu nhập từ bình quân lãi tiền gửi ngân hàng giảm 44,3% một năm trong giai đoạn 2020-2025, dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng nặng.
Giai đoạn 2018-2019, khoản thu nhập này đóng 16-19% vào lợi nhuận trước thuế. Thậm chí chín tháng đầu năm nay, khoản lãi tiền gửi hơn 1.630 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái trở thành “cứu cánh” cho công ty khi hoạt động kinh doanh cốt lõi bị tác động tiêu cực vì dịch bệnh.
Video đang HOT
Nhóm phân tích ước tính ACV sẽ vay khoảng 60.000 tỷ đồng thông qua ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu trong 5 năm tới, nâng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu từ 0,4 lần vào cuối năm nay lên 1,3 lần vào năm 2025.
Trước đó, ông Lại Xuân Thanh – Chủ tịch ACV cho biết, ngoài tiền mặt, phần vốn đầu tư còn lại sẽ được huy động bằng nhiều hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp thị trường trong nước và quốc tế… Hiện có 12 tổ chức ký biên bản ghi nhớ về mong muốn tài trợ cho dự án với tổng giá trị đề xuất hơn 143.000 tỷ đồng, nhiều hơn nhu cầu vốn cần huy động.
Việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1, theo VNDirect, sẽ đóng góp đáng kể cho kết quả kinh doanh của ACV. Trong trường hợp dự án hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2025, ACV sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh sau đó một năm. Đến khi hoạt động hết công suất vào 2030, dự án đóng góp 5,4% và 19,8% tổng sản lượng hành khách trong nước và quốc tế của doanh nghiệp.
Cổ phiếu ACV đang giao dịch ở vùng 71.600 đồng, nhưng theo đánh giá của nhóm phân tích này, giá mục tiêu có thể lên 88.200 đồng. Hai rủi ro có thể khiến đà tăng chững lại là dịch bệnh kéo dài khiến các đường bay quốc tế chưa hoạt động trở lại và tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics: Chúng tôi thiếu cơ chế chứ không thiếu tiền
Theo ông Đỗ Xuân Quang, kết cấu hạ tầng giao thông tắc nghẽn không những ở mặt đất mà cả trên trời, tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này còn rất hạn chế.
Có tiền mà không chi được, không tiêu được, vì vướng cơ chế. Sân bay xuống cấp nhưng để cải tạo sân bay, chi ngân sách rất khó khăn. Chúng tôi thiếu cơ chế chứ không phải thiếu tiền.
Ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics chia sẻ điều này khi trao đổi tại Hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các cơ quan tổ chức diễn ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 22/11.
Sân bay quá tải, máy bay nối đuôi nhau chờ cất cánh.
Theo ông Quang, hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông tắc nghẽn không những ở mặt đất mà cả trên trời. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này còn rất hạn chế.
Ông Quang dẫn chứng, trong các hạ tầng sân bay, sân bay Tân Sơn Nhất là trọng điểm nhưng đã quá tải cả về hành khách và vận tải hàng hóa. Hạ tầng vận chuyển hàng hóa cũng rất thiếu.
Dự kiến sân bay Long Thành được xây dựng nhưng nếu chúng ra có 1,2 triệu tấn hàng hóa lưu thông thì trong tương lai cũng sẽ quá tải, sân bay Nội Bài hiện tay có 900.000 tấn mà có 3 đường ray hàng hóa.
Chuyên gia nói là thiếu tiền, nhưng quan điểm của ngành hàng không thì không thiếu tiền. Nhưng vấn đề là có tiền mà không chi được, không tiêu được, vì vướng cơ chế. Ví như, sân bay xuống cấp nhưng để cải tạo sân bay, chi ngân sách rất khó khăn. "Chúng tôi thiếu cơ chế chứ không phải thiếu tiền" - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics nêu quan điểm.
Cũng theo ông Quang, việc tư nhân hóa sân bay cũng đã nêu cách đây 5, 7 năm. Nhưng cơ chế cho việc này còn chưa rõ. Trong khi đó, doanh nghiệp hàng không đang phát triển mạnh và nhu cầu rất lớn. Ví dụ chỉ riêng sân đỗ sân bay cũng chưa đủ, chưa tương xứng với sự phát triển của hàng không. Sự tắc nghẽn mặt đất và trên không gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế.
Theo ông Quang, về vị trí, Việt Nam có 2 sân bay tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là trung tâm chuyển tải của Đông Nam Á.
"Tôi cứ băn khoăn mãi tại sao Tân Sơn Nhất và Nội Bài vẫn chưa thực sự khẳng định vai trò trung tâm chuyển tải của khu vực. Chúng ta lấy ví dụ Singapore, hiện người ta có đường bay từ số 1-6, phi trường cũng tốt nhất hiện nay. Còn chúng ta có sân bay Tân Sơn Nhất mãi chưa hoàn thiện" - ông Quang bày tỏ và khẳng định: Xin nhắc lại là không thiếu tiền mà là thiếu cơ chế.
Trước vấn đề này, người điều phối chương trình cho rằng: Theo tôi, không có hạn chế hay sự kìm hãm nào, Nhà nước luôn khuyến khích tư nhân đầu tư vào hạ tầng các sân bay. Chúng ta đã có nhiều sân bay rất đẹp được đầu tư bởi tư nhân. Nhà nước luôn khuyến khích các nguồn lực và khi nhà đầu tư tham gia đầu tư thì phải tính đến việc thu hổi vốn.
Bàn giao mặt bằng xây dựng sân bay Long Thành Ngày 20/10, tại hiện trường dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (vị trí gần cống chui qua cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây vào Hương lộ 10, xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức bàn giao mặt bằng dự án...