ACB chính thức ra mắt thương hiệu ngân hàng số ACB ONE
Ngày 14.02.2022 vừa qua, ACB đã chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE cùng việc thành lập Khối Ngân Hàng Số.
Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi lớn của ACB trong “ số hóa” hoạt động kinh doanh, đồng thời hướng đến mục tiêu đơn giản, hiện đại và tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng.
Ông Từ Tiến Phát – Tổng Giám Đốc ACB – khẳng định: “Bên cạnh thế mạnh kinh doanh theo mô hình ngân hàng truyền thống, ACB quyết tâm xây dựng Ngân hàng số ACB ONE trở thành hướng kinh doanh mũi nhọn giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận, thúc đẩy ngân hàng phát triển theo kịp xu hướng dịch vụ số của ngành tài chính ngân hàng. Thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE sẽ góp phần xây dựng hình ảnh một ACB trẻ trung, năng động, luôn sáng tạo và đổi mới trên thị trường”.
Thông qua bộ nhận diện thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE, trong đó với ONE mang ý nghĩa Online “N” Exciting, ACB mong muốn giúp khách hàng chủ động hoàn toàn về thời gian và không gian khi giao dịch; từ đó dễ dàng tận hưởng những giây phút quý báu đầy hứng thú trong cuộc sống. Logo ACB ONE được thiết kế sáng tạo với chữ “N” cách điệu từ biểu tượng dòng tiền IN-OUT, thể hiện thông điệp giao dịch nhanh chóng tiện lợi. Đặc biệt, nhân vật đại diện cho ACB ONE mang hình tượng gần gũi, sinh động, hiện đại, truyền tải tinh thần thương hiệu “sống nhẹ thêm vui”, là điểm nhấn cho đợt ra mắt thương hiệu lần này.
ACB ONE sở hữu giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng dành cho mọi lứa tuổi; cùng các tính năng đáp ứng nhu cầu giao dịch hiện đại như mở thẻ online; rút tiền mặt tại ATM bằng QR code; chuyển khoản bằng QR code; mua bảo hiểm Sunlife; …
Video đang HOT
Chào đón việc ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE, ngoài việc trải nghiệm giao diện, hình ảnh, tên gọi mới của các sản phẩm ngân hàng số theo bộ nhận diện mới, khách hàng cá nhân sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch qua ACB ONE: miễn phí dịch vụ và phí thường niên ACB ONE; miễn phí chuyển tiền Online tất cả ngân hàng (áp dụng Tài khoản eBIZ, ECO Plus, Thương Gia và Ưu Tiên); tặng lãi suất lên đến 0,5%/năm khi gửi tiết kiệm trên ACB ONE; cùng hàng ngàn mã ưu đãi khi thực hiện thanh toán qua ACB ONE.
Singapore cấm cửa ATM Bitcoin
Động thái hạn chế quảng cáo tiền mã hóa tại Singapore khiến hàng loạt ATM Bitcoin ngừng hoạt động.
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) vừa yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa hạn chế quảng cáo dịch vụ công khai, bao gồm vận hành ATM vật lý. Các nhà cung cấp vẫn có thể quảng cáo trên website và nền tảng của họ.
Khuyến cáo của MAS cho rằng các giao dịch tiền mã hóa có "rủi ro cao và không phù hợp với công chúng". Do đó, quảng cáo dịch vụ tiền mã hóa tại nơi công cộng hoặc cung cấp ATM Bitcoin có thể khiến nhiều người giao dịch vô tội vạ, không lường hết rủi ro.
Động thái mới của Singapore khiến cộng đồng tiền mã hóa tại nước này bất ngờ.
Theo Business Insider, động thái thẳng tay của MAS khiến thị trường tiền mã hóa tại Singapore bất ngờ. Daenerys & Co., nhà cung cấp ATM tiền mã hóa lớn nhất phải dừng hoạt động 5 trụ ATM Bitcoin tại Singapore.
"Chúng tôi vẫn trong tâm thế bị sốc", phát ngôn viên của Daenerys cho biết. Trong khi đó, Chia Hock Lai, đồng Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Singapore cho rằng MAS nên thảo luận với đại diện trong ngành để "có kết quả tốt hơn".
ATM tiền mã hóa, còn gọi là ATM Bitcoin, cho phép người dùng mua và bán tiền mã hóa bằng tiền mặt. Đây được xem là cách quảng cáo tiền số hiệu quả với công chúng. Dù chỉ phục vụ nhóm nhỏ cộng đồng, các chuyên gia nhận định ATM Bitcoin thể hiện sự cởi mở rõ rệt của nền kinh tế với tiền mã hóa.
Với thị trường tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong năm 2021, lượng ATM Bitcoin trên thế giới ngày càng nhiều. Theo dữ liệu của Coin ATM Radar, lượng ATM tiền mã hóa trên toàn cầu đạt 35.000 máy tính đến tháng 1, tăng hơn gấp đôi so với mức 14.033 vào tháng 1/2021. Mỹ dẫn đầu với lượng ATM Bitcoin chiếm 88%, Canada đứng thứ 2 với 6,2%.
Toàn châu Á có 240 ATM Bitcoin, trong đó Hong Kong chiếm tỷ lệ cao nhất với 130 máy. Quy định mới của Singapore cho thấy cách tiếp cận khác nhau của 2 khu vực, được xem là những nền kinh tế cởi mở với tiền mã hóa.
Trái ngược với Singapore, những ATM Bitcoin tại Hong Kong không bị kiểm soát.
Một số công ty lớn về tiền mã hóa có trụ sở tại Hong Kong, trong khi Singapore có quy định rõ ràng hơn về tiền mã hóa dù rất nghiêm ngặt, theo dữ liệu của Messari. Các chuyên gia cho biết ATM Bitcoin tại Hong Kong không bị kiểm soát, trong khi quy định mới của Singapore cho thấy ranh giới pháp lý rõ ràng.
"Việc ngừng vận hành ATM Bitcoin ngầm gửi tín hiệu đến cộng đồng (tiền mã hóa) rằng hoạt động của họ không được hoan nghênh (tại Singapore)", Leonhard Weese, đồng sáng lập Hiệp hội Bitcoin Hong Kong chia sẻ.
Katherine Ng, Giám đốc Marketing và Vận hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của TZ APAC, công ty chuyên về hệ sinh thái blockchain Tezos cho rằng ngành công nghiệp tiền mã hóa và blockchain còn rộng lớn hơn so với cộng đồng mà Singapore nhắm đến.
Chính quyền đối lập ở Myanmar chấp nhận USDT Nhóm chính quyền đối lập tại Myanmar chấp nhận sử dụng USDT để giảm sức mạnh quân đội, lực lượng đang kiểm soát việc phát hành đồng kyat. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Myanmar (NUG) cho biết sẽ công nhận tiền ổn định giá (stablecoin) Tether làm đơn vị tiền tệ chính thức. Đây là tiền mã hóa dựa trên blockchain do...