‘Ác mộng tồi tệ của mọi phụ huynh’: Bé trai 3 tuổi mất 2 chân vì loại vi khuẩn ‘hung ác’
Tưởng chừng chỉ là một vết thương đơn giản, bố mẹ của Beauden không ngờ loại vi khuẩn ‘hung ác’ khiến con trai họ mất đi 2 chân.
Một bé trai 3 tuổi người Mỹ đã mất 2 chân sau khi bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nghiêm trọng, tờ People đưa tin.
Bé trai Beauden Baumkirchner đang đi cắm trại với gia đình ở San Diego (Mỹ) vào tháng trước thì ngã xe đạp và rách đầu gối. Bố của Beauden, anh Brian Baumkirchner, nói rằng Beauden đã bị thương kiểu này “nhiều lần như các cậu bé ba tuổi khác”.
Mặc dù vết thương đã được rửa sạch và băng bó, Beauden vẫn đổ bệnh và phải nhập viện chưa đầy 48 giờ sau cú ngã. Lúc đó, đầu gối của Beauden sưng tấy và em bị sốt, khó thở.
Bé trai 3 tuổi người Mỹ Beauden Baumkirchner
Beauden được đưa đến bệnh viện để chụp X-quang, sau đó là MRI. Vào thời điểm đó, chân bé trai lạnh cóng và tay cũng bị nhiễm trùng.
Brian kể: “Các bác sĩ biết Beauden bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nhưng không chắc là loại vi khuẩn tụ cầu nào. Nhiễm trùng lan rộng ở chân và thậm chí cả tay Beauden”.
Khi tình trạng nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể Beauden, nó bắt đầu ngăn lưu thông máu đến các chi. Hệ miễn dịch của cậu bé bị tổn hại thêm khi em bị nhiễm khuẩn huyết.
Cuối cùng, các bác sĩ buộc phải đưa ra quyết định đau lòng là cắt cụt chân và một số ngón tay của Beauden sau khi họ không thể phục hồi lưu thông máu ở đây.
Video đang HOT
Beauden đã phải trải qua 18 cuộc phẫu thuật từ ngày 5/10.
Bố mẹ của Beauden nói cậu bé đã phải trải qua 18 cuộc phẫu thuật từ ngày 5/10.
Brian nói với trang USA Today: “Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi phụ huynh khi bạn hoàn toàn bất lực”.
Bé Beauden và bố mẹ – Brian và Juliana Baumkirchner
Tiến sĩ John Bradley nói với USA Today rằng các bác sĩ không biết loại vi khuẩn tụ cầu gây bệnh cho Beauden đến từ đâu. Bradley là giám đốc y tế Bộ phận Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Rady (Mỹ).
Bố Bradley giải thích Beauden đã bị sốc – cơ thể em ngừng lưu thông máu đến tay và chân khi nó chiến đấu với một “vi khuẩn hung ác”.
Bradley nói thêm: Cơ thể làm điều đó để bảo vệ một thứ quan trọng hơn: duy trì lưu lượng máu đến não. Đó chính là lý do Beauden không gặp vấn đề gì về thần kinh.
Một trong những bác sĩ điều trị cho Beauden nói rằng việc em sống sót là một phép màu.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Cách thức lây lan như thế nào?
Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến và phát tán nhanh trong cộng đồng. Vậy đau mắt đỏ có lây không? Trên thực tế, có 3 loại đau mắt đỏ, và không phải loại nào cũng lây.
1. Bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng màng nhầy ở mí mắt, kết mạc và bề mặt mắt bị sưng đỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt, ngứa mắt, đổ ghèn mắt có thể khiến hai mí mắt dính vào nhau và nhạy cảm với ánh sáng. Vậy bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Để biết đau mắt đỏ có lây không, trước hết cần tìm hiểu tác nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ, có 3 loại đau mắt đỏ. Và tính lây nhiễm của 3 loại này cũng hoàn toàn khác nhau:
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gây ra do tiếp xúc với các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,...
Bệnh rất dễ lây lan và thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Nó có thể lây nhiễm người khác ngay khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện, cho đến khi các triệu chứng trở nặng, hoặc trong khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu một đợt điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không còn phụ thuộc vào đó là dạng đau mắt đỏ nào (Ảnh: Internet)
- Đau mắt đỏ do virus
Đây là loại đau mắt đỏ phổ biến nhất. Vậy đau mắt đỏ có lây không nếu nó là do virus gây ra. Cũng giống như vi khuẩn, virus có khả năng lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus nên việc điều trị và ngăn ngừa lây nhiễm có khó khăn hơn. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình kháng virus phù hợp.
Đau mắt đỏ do virus có thể mất vài ngày đến vài tuần để khỏi hẳn và nó có thể lây truyền sang người khác suốt thời gian đó.
- Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ cũng có thể do dị ứng, gió, nắng, khói, hoặc hóa chất. Bạn có cũng thể bị kích ứng mắt sau khi tiếp xúc với lông động vật hoặc bơi trong hồ bơi được khử trùng bằng clo. Đây là tình trạng đau mắt đỏ tạm thời, khi mắt phản ứng với các tác nhân nguy hiểm. Những loại đau mắt đỏ này không lây nhiễm.
2. Bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Như tìm hiểu nội dung liên quan tới "đau mắt đỏ có lây không?" thì bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm nếu là do virus và vi khuẩn gây ra. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Cách thức lây nhiễm của bệnh đau mắt đỏ cũng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khác. Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng) đối với bệnh đau mắt đỏ do vi rút hoặc vi khuẩn là khoảng 24 đến 72 giờ.
Chạm tay vào vật dụng chứa vi trùng sau đó chạm vào mắt có thể khiến bạn bị đau mắt đỏ (Ảnh: Internet)
Nếu bạn chạm vào thứ gì đó có chứa virus hoặc vi khuẩn và sau đó chạm vào mắt, bạn có thể bị đau mắt đỏ. Virus và vi khuẩn gây đau mắt đỏ cũng có thể lây sang người khác qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc hôn. Ho và hắt hơi cũng có thể làm lây lan nhiễm trùng.
Hầu hết vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt đến 8 giờ, một số khác có thể sống trong vài ngày. Hầu hết các virus có thể tồn tại trong vài ngày, một số tồn tại trong hai tháng trên bề mặt các vật dụng. Bạn cũng có nhiều nguy cơ bị đau mắt đỏ hơn nếu đeo kính áp tròng. Nguyên nhân là do vi khuẩn có thể sống và phát triển trên thấu kính. Do đó hãy chú ý vệ sinh kính áp tròng thường xuyên.
Chúng ta không thể xác định bằng mắt thường rằng đối phương bị đau mắt đỏ dạng gì và đó là dạng đau mắt đỏ có lây không. Do đó, để an toàn hãy giữ khoảng cách thích hợp với người đang bị bệnh. Đối với bệnh nhân, cần chủ động thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người khác như rửa tay thật sạch sau khi chạm vào mắt.
Những câu hỏi phổ biến của cha mẹ khi trẻ bị sốt mùa lạnh Mặc dù sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông nhưng rất nhiều bậc cha mẹ vẫn bối rối khi không biết xử trí thế nào cho đúng. Sốt là gì? Vì sao có hiện tượng trẻ sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh? Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể...