Ác mộng ở thẩm mỹ viện: Từ thiên nga hóa ra vịt
Các bác sĩ ở Trung Quốc đang kêu gọi chính phủ đưa ra nhiều quy định hiệu quả hơn để hạn chế sự bùng nổ của các cơ sở thẩm mỹ không phép.
Tự chuốc lấy tổn thương vĩnh viễn
Cơn ác mộng của cô Trương ở Trung Quốc bắt đầu sau khi cô đọc được một quảng cáo trên mạng năm ngoái. Quảng cáo này giới thiệu phương pháp thẩm mỹ gọi là tiểu phẫu chỉnh hình (mini plastic surgery), ứng dụng những nguyên tắc làm đẹp và kỹ thuật tiên tiến, gồm tiến bộ trong kỹ thuật tiêm, vật liệu mới và nội soi, thay thế phương pháp phẫu thuật truyền thống. Ưu điểm của tiểu phẫu chỉnh hình là chảy ít máu, giảm tối thiểu tổn thương mô, hạn chế đau, nhanh hồi phục và đặc biệt miệng vết mổ nhỏ, không rõ sẹo.
Theo cô Trương, cơ sở thẩm mỹ mà cô liên hệ đã nói rằng, chỉ một mũi tiêm là cô sẽ có khuôn mặt thon gọn. “2 tuần sau khi tiêm mũi thứ nhất, má tôi sưng vù lên. Vài ngày sau, những nốt mụn lớn xuất hiện và lan rộng trên mặt tôi. Việc chỉnh hình thất bại đã dẫn tới tổn thương vĩnh viễn và khuôn mặt tôi biến dạng” – cô Trương cho biết, quyết định thẩm mỹ sai lầm không chỉ ảnh hưởng tới diện mạo, mà còn cả công việc và cuộc sống của cô.
Cô Trương chỉ là một trong số nhiều phụ nữ Trung Quốc từng phẫu thuật chỉnh hình với mong muốn một vẻ ngoài hoàn hảo.Tuy nhiên, “cơn sốt” chỉnh hình cũng khiến không ít phụ nữ chịu đựng sự biến dạng của cơ thể sau khi thẩm mỹ thất bại. Điển hình của tình trạng “thiên nga hóa vịt” tại Trung Quốc có thể nhắc đến thiếu nữ 15 tuổi với nick name Lee Hee Danae.
Cô này được cư dân mạng trêu là “quá đẹp để nhìn ngắm” và nhận xét già hơn so với tuổi thật. Khuôn mặt Lee thon gọn tới mức nhọn hoắt, đôi mắt to vô hồn do dùng kính giãn tròng và làn da trắng nhợt nhạt vì lạm dụng mỹ phẩm. Thiếu nữ này được cho là “sản phẩm lỗi” của phẫu thuật thẩm mỹ quá đà. Theo Daily mail, phẫu thuật chỉnh hình – đặc biệt là nâng mũi, bổ mí và gọt tạo cằm – đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.
Đào tạo nhân viên kiểu “mì ăn liền”
Phẫu thuật thẩm mỹ đã quá quen thuộc ở Trung Quốc những năm gần đây, nhiều phụ nữ còn cho rằng đây là cơ hội để họ phát triển sự nghiệp. Từ nhu cầu này, bên cạnh các trung tâm thẩm mỹ, những cơ sở đào tạo thẩm mỹ y tế cũng “ăn lên làm ra”. Họ hứa hẹn với học viên rằng sẽ đổi đời nhờ tham gia khóa học do họ tổ chức. Tháng 9 vừa qua, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã vạch trần bộ mặt thật của các khóa học thẩm mỹ ở nước này. Chỉ cần 5 ngày đào tạo – kể cả người chưa có kiến thức sơ đẳng về y tế, là đủ để trở thành chuyên gia thẩm mỹ hoặc kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp.
Một trung tâm tự nhận là Trường đào tạo thẩm mỹ Đức Lợi ở Bắc Kinh là điển hình cho tình trạng đào tạo cấp tốc. Phí học gần 9.000 NDT, một phần trong khóa học là học viên thực hành các thủ thuật thẩm mỹ lên khuôn mặt của nhau trong điều kiện không hợp vệ sinh. Những người hướng dẫn ngoài việc dạy thực hành, còn “mách nước” cho học viên cách lừa khách hàng. “Mùa hè, bạn nên bảo khách tránh nắng, sử dụng ô khi ra ngoài. Một tháng sau khi bạn áp dụng biện pháp thẩm mỹ làm trắng da cho họ, dù hiệu quả không rõ rệt, thì da của khách cũng đã sáng ra, đơn giản là vì họ che nắng cẩn thận và chỉ mình bạn biết tác dụng trắng da không phải là nhờ liệu pháp thẩm mỹ”.
Một thống kê của Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc được trang mạng Sina đăng tải năm 2014 cho biết, khoảng 10 năm trước năm 2012, mỗi năm Trung Quốc có gần 20.000 vụ khiếu nại do chỉnh hình thất bại, nghĩa là trong 10 năm có gần 20.000 khuôn mặt bị ngành thẩm mỹ hủy hoại. Bác sĩ Trần, một chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ của Học viện Y Hiệp Hòa Bắc Kinh khuyến nghị, “phòng khám trái phép nên bị liệt vào danh sách đen và cấm hoạt động. Những nhân viên y tế tuy có giấy tờ, nhưng lại tranh thủ làm thêm tại các phòng khám trái phép nên bị đình chỉ hành nghề từ nửa năm tới nhiều năm”.
Theo trang mạng của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ ba trên thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ đứng sau Mỹ và Brazil. Một nghiên cứu độc lập cho thấy, người Trung Quốc có thể sẽ chi 9 tỷ USD/năm vào phẫu thuật thẩm mỹ trong 3 năm tới.
Theo Phunutoday
Video đang HOT
Các kiểu làm đẹp "hot" gây nguy hiểm
Tuổi "làm đẹp" đang càng ngày càng... trẻ hóa. Một số cách làm đẹp "hot" nhất hiện nay sẽ khiến người sử dụng gặp rất nhiều nguy hiểm.
Ngày nay, tuổi "làm đẹp" đang càng ngày càng... trẻ hóa. Có thể nói rằng, giờ đây phụ nữ dù ở lứa tuổi nào cũng sẵn lòng bỏ tiền để "mua" sắc đẹp! Thế nhưng lại không nhiều người hiểu rằng, một số cách làm đẹp "hot" nhất hiện nay sẽ khiến người sử dụng gặp rất nhiều nguy hiểm.
Son tint:
Son tint
Son tint là một dạng son nước đặc biệt, rất được các bạn trẻ (trong đó rất nhiều các em còn ở độ tuổi học sinh phổ thông) ưa chuộng vì giá thành rẻ, màu sắc tự nhiên và đặc biệt là độ bám màu trên môi rất lâu. Khi chấm vào môi, son sẽ lan đều và thấm dần vào môi, không trôi cả ngày.
Theo các chuyên gia y tế, những loại son không trôi đều chứa nhiều chất propylen glycol (chất này giúp son có thể bám màu chắc hơn những loại son thông thường khác) nhưng lại có ảnh hưởng không tốt cho não, gan, thận và thậm chí có khả năng gây ung thư.
Bơm gel:
Để làm mọng môi, xóa nếp nhăn trên mặt mà không muốn phẫu thuật chỉnh hình, nhiều chị em đã lựa chọn cách bơm gel mà không biết rằng hầu hết các gel làm đầy cơ thể này có tính tạm thời, nghĩa là sau một thời gian nào đó, chúng sẽ hấp thụ vào trong cơ thể và kết quả lại trở về bằng không. Chúng bao gồm các collagen tự nhiên, một số gel mới như axit hyaluronic. Tuy nhiên, một số loại gen được thiết kế để gắn vĩnh viễn vào cơ thể (như silicon) có thể dẫn tới biến chứng như bám chặt vào mô và có xu hướng "trôi giạt", dẫn tới biến dạng gương mặt và có thể còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Kính áp tròng (lens):
Mốt đeo kính áp tròng với đủ các màu sắc thời trang không những được nhiều sao Việt cũng như các sao quốc tế ưa chuộng mà còn được giới trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều tới mức lạm dụng lens không đúng cách của giới trẻ hiện nay đang dẫn đến những hậu quả khôn lường về mắt. Kính áp tròng có màu thường có các thành phần hóa học quá mức, gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu ôxy. Từ đó, người đeo có thể bị biến dạng giác mạc, khô giác mạc, loét giác mạc, giảm thị lực, nhiễm khuẩn mắt, thủng giác mạc và thậm chí bị mù vĩnh viễn.
Nối mi:
Phương pháp nối mi hiện nay được rất nhiều chị em từ trẻ tuổi đến lớn tuổi đều ưa chuộng. Chỉ cần 30 phút, chị em đã có hàng mi dài và cong tự nhiên mà không cần mất thời gian mỗi ngày dán mi giả hay chuốt mascara.
Nối mi nguy hiểm cho mắt
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, việc nối mi bằng keo là việc hết sức nguy hiểm bởi dùng keo gắn lông mi dễ xảy ra tình trạng dính keo vào giác mạc, nếu lỡ tay giụi mắt khi keo chưa khô sẽ khiến niêm mạc mắt có thể bị sưng, viêm nặng.
Thêm vào đó, việc phải tránh rửa khu vực nối mi nên mắt bạn không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, bụi bẩn lâu ngày tích tụ sẽ gây ra các bệnh về mắt và vùng da quanh mắt. Nối mi giả cũng sẽ làm mi mắt nặng hơn, chân mi thật sẽ bị yếu, gây ra tình trạng rụng lông mi thật.
Ép tóc:
Mỗi sợi tóc được cấu tạo bởi hàng nghìn tế bào sừng nối tiếp với nhau thành một chuỗi liên kết hàng dọc. Khi ép tóc, việc dùng hóa chất và kẹp tóc ở nhiệt độ cao sẽ làm các liên kết bị gãy, phá vỡ cấu tạo ban đầu của tóc, lớp sừng vì thế cũng mất đi, tóc không còn bóng đẹp tự nhiên và cũng không còn khỏe nữa. Ngoài ra, ép tóc sẽ làm mất lớp màu tự nhiên, nhiều trường hợp còn bị dị ứng da đầu với thuốc ép dẫn đến chứng rụng tóc. Sau một thời gian, tóc của bạn hết thuốc lại xù lên, khô xơ và chẻ ngọn, bạn lại đi ép thẳng, chính cái vòng luẩn quẩn này dần dần làm cho tóc xơ cứng thiếu sức sống.
Dầu gội đầu khô:
Dầu gội khô tuy xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng đã được nhiều chị em ưa chuộng vì nó giúp "chữa cháy" khi ngủ dậy muộn, tóc bết không kịp gội trước giờ đi làm hoặc cuộc hẹn, đi chơi.... Chính vì sự tiện dụng này mà nhiều người lạm dụng dầu gội khô, dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Thực chất, mục đích sử dụng của dầu gội khô không phải là để thay thế việc gội đầu với nước mà chỉ là kéo dài thời gian giữa những lần gội hoặc dùng trong các trường hợp cần thiết. Các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn không nên dùng dầu gội đầu khô thường xuyên bởi thành phần của dầu gội khô chứa khá nhiều triethanolamine (TEA), diethanolamine (DEA) và monoethanolamine (MEA), gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Kem tẩy trắng da siêu tốc:
Vì muốn sở hữu một làn da trắng sứ như các ngôi sao nổi tiếng, nhiều người không ngần ngại sử dụng các loại kem tẩy trắng siêu tốc khi tắm trắng ở những cơ sở thiếu uy tín. Nhiều trường hợp phải nhập viện để giải quyết những hậu quả do tắm trắng gây ra, nhẹ thì bị dị ứng nổi mề đay, nặng hơn là suy hô hấp, phù tạng, rối loạn nhịp tim... Các chuyên gia y tế đã nhiều lần khuyến cáo việc lột da, tẩy trắng siêu tốc là trái với quy luật sinh lý tự nhiên của da, khi tiếp xúc với môi trường và ánh nắng sẽ rất nguy hiểm vì lớp da bị ép lột còn non vừa dễ nhiễm khuẩn vừa dễ bắt các tia tử ngoại có hại như UV, UVB...
Miếng dán ngực silicon:
Miếng dán ngực không có lỗ thoát khí nên nhiều chị em lạm dụng miếng dán ngực silicon có thể bị mẩn ngứa, viêm da, viêm lỗ chân lông. Đặc biệt, đối với các chị em đang mang thai và cho con bú, miếng dán có thể gây viêm nhiễm và tắc tuyến sữa. Sử dụng miếng dán trong thời gian dài còn có thể khiến ngực phát triển không bình thường. Đối với người sử dụng còn đang trong độ tuổi dậy thì, sự vẹo vọ vòng ngực càng dễ xảy ra hơn.
Giảm cân quá đà:
Vì mong muốn có một thân hình mảnh mai một cách nhanh chóng mà nhiều chị em đã không ngần ngại áp dụng một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, tập luyện quá sức có thể khiến cơ thể thiếu rất nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, axít béo, vitamin... Đây chính là nguyên nhân làm cho nhan sắc và sức khỏe của bạn đi xuống thậm tệ.
Việc giảm cân quá đà có thể dẫn đến nhiều tác hại như da khô, chảy xệ, da nhăn nheo, lão hóa sớm hay rụng tóc, môi khô nẻ, sâu răng, hôi miệng, cơ thể thiếu sức sống...
Bên cạnh đó, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, tụt huyết áp, ngất xỉu, suy giảm trí nhớ, thiếu ổn định tâm lý.
Ngoài ra, giảm cân quá đà ở tuổi vị thành niên còn gây ra hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm khác như rối loạn kinh nguyệt, sỏi thận, sỏi mật, loãng xương, giảm tuổi thọ...
Theo SKĐS
Cựu vũ công thoát y và ký ức kinh hoàng độn vòng 3 thất bại Renee Talley, cựu vũ công thoát y người Mỹ bỗng nổi tiếng trên mạng khi đăng đoạn clip độn mông thất bại bằng việc tiêm chất làm đầy. Kết quả là vòng 3 của cô bị biến dạng. Renee Talley từng bơm silicon vào mông với mơ ước sẽ có vòng 3 gợi cảm như thời con gái. Sau 6 tháng, cô cảm...