Ác mộng đe dọa IS
Tham vọng xây dựng Nhà nước Hồi giáo của tổ chức cực đoan IS đang bị một loại dịch bệnh có tên gọi “Hoa hồng Jericho” đe dọa.
IS đang khổ sở vì đối thủ mới, dịch bệnh Leishmaniasis – Ảnh: Mirror
Với lá cờ đen và những tay súng bịt mặt, tổ chức IS đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực lãnh thổ của Iraq, Syria và gieo rắc kinh hoàng bằng những vụ thảm sát hàng loạt cũng như chặt đầu người không gớm tay. Trong đà tiến tưởng chừng như không ai cản nổi bất chấp những cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu,
IS đã chiếm được thành phố Raqqa của Syria và xem nơi đây là “thủ đô” của Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, theo Sputnik News, “thủ đô” của IS hiện trở thành điểm nóng tấn công của bệnh Leishmaniasis, còn được gọi bằng cái tên đẹp đẽ hơn là “Hoa hồng Jericho” do thường được phát hiện tại thành phố cổ này.
Lây truyền bởi những con ruồi cát giống cái, căn bệnh có khả năng tạo ra những vết thương hở kích thước lớn. Khi bị ruồi cát cái cắn, những vết đỏ gây đau nhức trên da có thể trổ ra trong vòng vài tuần. Vi rút cuối cùng sẽ tấn công các nội tạng quan trọng trong cơ thể người bệnh. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm sốt cao, số lượng hồng cầu suy giảm, lá lách hoặc gan phình to. Bệnh Leishmaniasis có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Theo thông tin trên website của tổ chức Raqqa Is Being Slaughtered Silently chuyên theo dõi tình hình tại Raqqa, trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 9.2013 và cho đến nay hơn 3.000 người được chẩn đoán mắc bệnh, bao gồm nhiều tay súng IS.
Trong khi đó, báo Anh The Sun dẫn các nguồn tin riêng cho biết số bệnh nhân Leishmaniasis hiện đã vượt quá 100.000 người. Trên thực tế, hầu hết các ca bệnh tại Raqqa đều không được chữa trị. Nhiều tay súng, vì những lý do không xác định, đã từ chối điều trị. Nhưng thậm chí nếu họ đồng ý, số bác sĩ đủ khả năng điều trị bệnh cũng chẳng còn bao nhiêu người.
Raqqa Is Being Slaughtered Silently cho biết dù các bác sĩ thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đã xắn tay áo chữa trị những ca bệnh đầu tiên, nhưng kể từ khi IS tấn công và nắm quyền kiểm soát Raqqa vào năm ngoái, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực đã đóng cửa văn phòng của họ tại đây. Các tay súng IS đã tịch thu trang thiết bị và bắt giữ những người cố gắng đối phó dịch bệnh. Hậu quả là hầu hết bác sĩ giỏi đều đã rời khỏi thành phố, những người còn ở lại để chữa trị cho các tay súng cực đoan chỉ là những người bản địa không có nhiều kinh nghiệm trị bệnh.
Video đang HOT
“Cơn bão hoàn hảo”
Thông tin về dịch bệnh Leishmaniasis ở Raqqa được đưa ra không lâu sau khi các chuyên gia Mỹ cảnh báo về nguy cơ tổ chức IS sử dụng vi rút Ebola để tấn công phương Tây. Tạp chí Forbes hồi tháng 10.2014 dẫn lời ông Al Shimkus, một chuyên gia về an ninh quốc gia thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, nhận định các tay súng của IS có thể tự làm cho mình nhiễm vi rút và tiến hành tấn công liều chết. Ông nói viễn cảnh ghê rợn nhất là IS điều một đội “cảm tử quân” đến các khu vực dịch Ebola hoành hành tại Tây Phi và cố tình bị phơi nhiễm vi rút có tỷ lệ gây tử vong đặc biệt cao này rồi dùng những “quả bom Ebola” đó để khủng bố Mỹ và các nước khác.
Thế nhưng khi IS chưa kịp dùng vi rút Ebola làm vũ khí tấn công như suy đoán của các chuyên gia Mỹ thì họ đã trở thành nạn nhân của vi rút gây bệnh Leishmaniasis. Theo giới quan sát, diễn biến này dễ trở thành cái cớ để những người theo thuyết âm mưu nghi ngờ về “bàn tay của Mỹ” nhằm tiêu diệt IS sau khi các chiến dịch không kích tỏ ra không “ép phê”. Hồi tháng 1, Washington đã lên tiếng cảnh báo về một “cơn bão hoàn hảo” các điều kiện khiến những vùng lãnh thổ do IS kiểm soát ở Syria và Iraq dễ trở thành điểm nóng dịch bệnh. Tờ báo dẫn lời tiến sĩ Peter Hotez, Chủ tịch Viện Vắc xin Sabin và là Đặc sứ khoa học của Nhà Trắng tại Trung Đông và Bắc Phi, nhận định dịch bệnh Leishmaniasis “hiện đã vượt ngoài tầm kiểm soát” ở Syria, nơi hành động tác oai tác quái của IS đã làm trầm trọng thêm cuộc xung đột kéo dài suốt 5 năm qua.
Tổ chức Raqqa Is Being Slaughtered Silently cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng, các chỉ huy địa phương của IS gần đây đã yêu cầu MSF nối lại hoạt động hỗ trợ y khoa tại Raqqa. Tuy nhiên, MSF đã tỏ ra ngần ngại với yêu cầu này, và theo tiến sĩ Joanne Liu, không có gì đảm bảo các nhân viên của MSF hoạt động tại thành trì của IS sẽ không bị bắt cóc hoặc gây tổn hại.
Ổ dịch bệnh đáng sợ
Leishmaniasis không phải là dịch bệnh duy nhất mà IS phải đối phó. Năm ngoái, 42 trẻ em ở Raqqa đã tử vong vì thalassemia (bệnh thiếu máu Địa Trung Hải). Đây không phải là bệnh nan y nhưng cần được chăm sóc kỹ lưỡng, điều hầu như không tưởng ở Raqqa.
Còn theo Đặc sứ khoa học Mỹ Peter Hotez, khu vực này nói riêng và Syria nói chung cũng đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) ngày càng cao.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Cả làng sống trong ác mộng vì 'bệnh ngủ li bì' bí ẩn
Hàng trăm người dân ở làng Kalachi, Kazakhstan đang phải sống trong ác mộng khi họ ngủ li bì suốt ngày, thậm chí cả tuần lễ do một căn bệnh bí ẩn được gọi là 'bệnh ngủ li bì' trong vòng hai năm qua. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân căn bệnh này.
Một y tá chăm sóc cho bệnh nhân bị bệnh ngủ li bì ở làng Kalachi, Kazakhstan - Ảnh chụp màn hình video của Russia Today (Nga) trên Youtube
Dân làng Kalachi có thể ngủ bất kỳ lúc nào, ngủ li bì, nằm bất động trong vòng nhiều ngày liền, theo Telegraph ngày 26.3.
"Có lúc tôi đang nói chuyện, bỗng dưng tôi buồn ngủ và ngủ nhiều ngày liền", bà Lyubov Bilkova, một người dân ở làng Kalachi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga Vesti.
"Lúc tôi không ngủ, tôi có cảm giác giống như bị say rượu", bà Bilkova nói.
Cứ bốn người thì có một người bị chứng bệnh ngủ li bì tại Kalachi với tổng số dân tại đây là 600 người. Họ đã phải chịu đựng căn bệnh bí ẩn này kể từ tháng 3.2013.
Những triệu chứng của căn bệnh này là mệt mỏi trong người, ít nói, hay quên, khi "lên cơn" khiến một người có thể ngủ liên tục vài tiếng, cả ngày, cả tuần hoặc hơn, theo Telegraph.
Căn bệnh này tấn công người bệnh bất kỳ lúc nào, khi họ đang làm việc hay đang đi bộ trên đường..., cứ lên cơn là họ lăn ra ngủ. Bệnh nhân tỉnh giấc thường bị mất định hướng và một số trường hợp ảo giác. Và căn bệnh này ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong làng, già trẻ bé lớn, nam cho đến nữ, thậm chí cả động vật.
Vào tháng 1.2015, một phụ nữ sống trong làng cho biết con mèo mà bà nuôi cũng bị bệnh ngủ li bì và khi thức dậy nó trở nên hung hãn, tấn công con chó của ông hàng xóm.
Các chuyên gia y tế, bác sĩ, người dân địa phương đang chật vật tìm ra câu trả lời và biện pháp điều trị căn bệnh ngủ li bì bí ẩn này, họ phát hiện bệnh nhân "lên cơn" theo đợt.
Ông Amanbek Kalzhanov, một quan chức địa phương, tuyên bố "đợt lên cơn" vào đầu tháng 3.2015 sau khi một người phụ nữ và một người đàn ông nhập viện với triệu chứng của bệnh ngủ li bì.
Không thể lý giải nguyên nhân căn bệnh bí ẩn
Các bác sĩ và nhà khoa học từ Kazakhstan cho biết họ không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh ngủ li bì này. Dựa vào kết quả xét nghiệm các bệnh nhân, họ cũng đã loại trừ khả năng bệnh nhân bị bệnh trùng mũi khoan, có triệu chứng gần giống căn bệnh ngủ li bì.
Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân căn bệnh này là do phóng xạ. Kalachi tọa lạc sát Krasnogorsk, một thị trấn chuyên khai thác sản xuất uranium phục vụ cho chương trình vũ khí hạt nhân thời Liên Xô. Những quặng uranium ở Krasnogorsk bị đóng cửa vào cuối thập niên 1980, nhưng một số người dân địa phương và các nhà khoa học tình nghi những quặng này gieo rắc bệnh tật cho người sống xung quanh.
"Nồng độ khí phóng xạ rađon trong không khí tại đó cao gấp 4-5 lần mức bình thường và có quặng uranium. Đây có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ngủ li bì", chuyên gia Artem Grigoriev, Viện trưởng Viện nghiên cứu an toàn hạt nhân thuộc Trung tâm Hạt nhận Quốc gia Kazakhstan, nhận định.
Mặc dù có hàng chục nghiên cứu được tiến hành, nhưng vẫn chưa thể kết luận liệu rằng phóng xạ có phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh ngủ li bì hay không.
Người dân làng Kalachi hiện phải đem túi ngủ (dùng cắm trại) bên mình khi họ rời khỏi nhà vì lo sợ họ có thể ngủ bất cứ lúc nào. "Mọi người sợ hãi. Mọi người sợ ngủ", bà Bilkova chia sẻ.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Các tay súng Trung Quốc khổ luyện bắn ruồi giữa bầy ong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị cho Giải bắn tỉa quốc tế sắp tới.Một nhóm các tay súng bắn tỉa hàng đầu Trung Quốc được đặt dưới sự huấn luyện cường độ cao trong suốt hai tháng qua để đủ sức cạnh tranh trong giải đấu. Theo trang Nhân dân Nhật báo, các tay súng tham...