Ác khẩu và quả báo
Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo.
Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.
Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.
Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ:
- Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch :
- Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị.
Đức Phật trả lời:
- Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.
Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:
- Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.
Video đang HOT
Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.
Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhẩy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhẩy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.
Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.
Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mươi năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:
- Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chặn con một cách vô lý.
Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.
Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.
Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo:
- Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?
Đức Phật trả lời:
- Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ lúc nào và ở đâu.
Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?
Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:
- Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.
Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.
Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.
Theo Guu
Lòng bao dung của tiểu hòa thượng
Nếu như tiểu hòa thượng có thể cải biến quan niệm, cách nghĩ của mình thì sẽ có thể tiếp nhận và bao dung họ.
Tôi còn nhớ một vị phương trượng ở trong một ngôi chùa trên một ngọn núi đã kể một câu chuyện rằng:
Trong chùa, có một tiểu hòa thượng vô cùng tự tin về trí tuệ và học vấn của mình. Những khi được trò chuyện cùng một người thông minh nào đó, tiểu hòa thượng này rất vui và thích thú. Nhưng mỗi khi gặp một người có học thức nông cạn, tư duy không mạch lạc, nói chuyện lẫn lộn không phân biệt trên dưới, tiểu hòa thượng sẽ cảm thấy ức chế mà tức giận. Tiểu hòa thượng sẽ nói những câu như: "Thế mà ngươi vẫn còn không hiểu? Ngươi bị đần à?" Vì vậy, sư phụ đã nhắc nhở cho tiểu hòa thượng rất nhiều lần, mặc dù tiểu hòa thượng trên miệng luôn thừa nhận sai lầm của mình, nhưng vừa gặp lại tình huống tương tự thì lại nhịn không được mà phát tiết lên.
Sau này trong một lần lên núi đốn củi, có một việc xảy ra lại khiến tiểu hòa thượng cải biến mình.
Ngày hôm đó, tiểu hòa thượng đốn được nhiều củi nên trong lòng cảm thấy rất vui sướng. Trên đường trở về, tiểu hòa thượng cảm thấy hơi mệt liền đặt gánh củi xuống bên suối và uống nước, rửa mặt. Lúc đó, một con khỉ nhỏ xuất hiện, lúc trước nó đã thường xuyên đến đây chơi và cũng thường xuyên gặp tiểu hòa thượng lên núi đốn củi. Thời gian lâu dần, con khỉ nhỏ và tiểu hòa thượng làm bạn cùng nhau.
Tiểu hòa thượng rửa mặt xong, muốn lấy chiếc khăn để lau mặt thì thấy chiếc khăn vẫn vắt ở trên gánh củi. Tiểu hòa thượng lúc này thực sự mệt rồi nên lấy tay chỉ vào gánh củi ý bảo con khỉ nhỏ ra lấy hộ. Chú khỉ nhỏ chạy tới gánh củi rồi rút một thanh củi khô và cầm chạy qua đưa cho tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng cảm thấy rất thú vị, đồng thời đưa tay lên vẽ hình vuông và nói "khăn mặt, khăn mặt" để cho chú khỉ đi lấy một lần nữa. Chú khỉ nhỏ cũng vui vẻ đi lấy nhưng vẫn là mang lại một thanh củi khô. Tiểu hòa thượng lại càng vui hơn, vừa cười to vừa cầm một hòn đá nhỏ ném trúng vào chiếc khăn mặt, sau đó chỉ cho chú khỉ và nói "Nhìn thấy chưa? Lấy cái khăn mặt kia kìa!". Chú khỉ con lại đi lấy lần nữa và vẫn là lấy một thanh củi khô, nhưng lại dương dương đắc ý như thể là muốn nói rằng: "Ngươi xem, ta tài giỏi chưa?". Tiểu hòa thượng nhìn thấy bộ dạng hài lòng của chú khỉ lại càng cảm thấy vui thích hơn.
Sau khi trở về chùa, tiểu hòa thượng đem câu chuyện trên kể lại cho vị phương trượng nghe. Nghe xong, vị phương trượng hỏi: "Con cùng các sư huynh, sư đệ giảng đạo lý, bọn họ nghe không hiểu, con sẽ tức giận. Nhưng con khỉ nhỏ nghe không hiểu, con vì cái gì mà lại cảm thấy thú vị?"
Tiểu hòa thượng sững sờ, trả lời:"Khỉ con nghe không hiểu là chuyện bình thường, bởi vì nó là con vật mà! Còn sư huynh sư đệ của con là con người, họ phải hiểu những lời mà con nói mới phải chứ?". Vị phương trượng cười cười rồi nói: "Khỉ với người tất nhiên là không giống nhau, nhưng khả năng hiểu biết của mỗi người thì từ lúc sinh ra đã khác nhau, mà hoàn cảnh sống lại cũng khác nhau. Mọi người có sự khác biệt lớn như vậy, con dựa vào cái gì mà nói ai cũng phải hiểu con đây?". Tiểu hòa thượng nghe đến đây cúi đầu không nói gì.
Cải biến quan niệm có thể bao dung tất cả!
"Vì cái gì mà tiểu hòa thượng lại phát cáu với sư huynh sư đệ, còn đối với chú khỉ thì lại thấy thú vị?" Tình huống là giống nhau còn sự biến hóa như thế nào là do chính bản thân mình. Cho nên vấn đề không phải xuất phát ra từ người khác mà là xuất phát ra từ chính bản thân mình đấy!
Tiểu hòa thượng không tức giận với chú khỉ con là bởi vì tiểu hòa thượng cho rằng mình là người, nên có trí tuệ cao hơn khỉ rất nhiều vì vậy mà có thể bao dung sai lầm của nó. Còn sư huynh, sư đệ của tiểu hòa thượng là người, tiểu hòa thượng cũng là người, trí tuệ của người với người là ngang cấp với nhau, vì vậy không bao dung được thiếu sót của họ. Nếu như tiểu hòa thượng có thể cải biến quan niệm, cách nghĩ của mình thì sẽ có thể tiếp nhận và bao dung họ. Khi đó, nhìn thấy thiếu sót của sư huynh sư đệ, tiểu hòa thượng còn có thể tức giận được không? Đương nhiên là không, bởi vì khi ấy tiểu hòa thượng đã có thể bao dung được hết thảy mọi thứ rồi.
Theo Guu
Tại sao người làm việc ác không bị quả báo? Có thể nhiều người thắc mắc rằng, tại sao có kẻ làm điều ác đến thế nhưng lại không gặp ác báo, câu chuyện sau đây sẽ giải thích rõ cho vấn đề này. Có thể nhiều người thắc mắc rằng, tại sao có kẻ làm điều ác đến thế nhưng lại không gặp ác báo, câu chuyện sau đây sẽ giải thích...