ABBank báo lãi trước thuế 925 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm
Ngân hàng TMCP An Bình ( ABBank) vừa cập nhật kết quả hoạt động 10 tháng đầu năm 2019…
Theo đó, đến hết 31/10/2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 925 tỷ đồng , tổng tài sản đạt 92.072 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt 53.611 tỷ đồng, tăng 1.146 tỷ đồng so với đầu năm 2019; Huy động từ khách hàng đạt 72.991 tỷ đồng, tăng 8.501 tỷ đồng so với đầu năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,99% trên tổng dư nợ.
Ngân hàng cho biết, với nguồn huy động vốn tăng mạnh (hơn 13% so với đầu năm – PV) giúp ngân hàng sẵn sàng về nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động tín dụng trong những tháng cuối năm 2019 và năm 2020. Số lượng khách hàng mới phát sinh giao dịch tại ABBank tính đến hết 31/10/2019 là hơn 87.500 khách hàng.
Cũng theo ABBank, từ tháng 10 vừa qua ngân hàng này đã bắt đầu áp dụng bộ nhận diện thương hiệu mới lần lượt trên hệ thống biển hiệu và mặt tiền các điểm giao dịch. Đến ngày 12/11/2019, 12 điểm giao dịch đã có diện mạo mới hiện đại, trẻ trung hơn. Dự kiến đến hết năm 2019, ABBank sẽ thực hiện chuyển đổi cho 63 điểm giao dịch, và hoàn thành chuyển đổi nhận diện thương hiệu cho toàn bộ 165 điểm giao dịch vào năm 2021.
Chia sẻ với chúng tôi về kế hoạch hoạt động từ nay tới cuối năm 2019, ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng Giám đốc ngân hàng cho biết, định hướng hoạt động của ngân hàng vẫn luôn gắn với tiêu chí về bền vững, hiệu quả, mang đến những giá trị và trải nghiệm mới cho khách hàng, cho cộng đồng. “Trong 2 tháng cuối năm 2019, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào thu hút tiền gửi khách hàng nhằm tạo nguồn vốn ốn định cho hoạt động tín dụng; đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là cho vay SMEs và phục vụ nhu cầu vay mua nhà để ở của khách hàng cá nhân. Mục tiêu gia tăng nguồn thu từ phí dịch vụ cũng sẽ được tăng cường thông qua việc phát triển các sản phẩm đục lỗ, các chương trình khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…” – ông Hiếu nói.
Video đang HOT
H.Kim
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp lỗ đầm đìa vẫn "phóng tay" phát hành nghìn tỷ đồng trái phiếu
Trong tháng 10/2019, Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm và toàn bộ do HDBS thu xếp phát hành, lưu ký. Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính quý 3/2019, Land Saigon ghi nhận lỗ 14,2 tỷ đồng, hệ số nợ trên tổng tài sản lên tới 69%, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nên việc phát hành thêm lượng lớn trái phiếu là khá rủi ro.
Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam tháng 10/2019 do Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa phát hành cho biết, tháng 10, các DN bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu.
Cơ cấu trái phiếu DN tháng 10 và lượng phát hành của DN bất động sản. (Nguồn: SSI)
Theo đó, trong tháng, có 17.071 tỷ đồng trái phiếu DN (TPDN) được phát hành nhưng chủ thể phát hành nhiều không phải là các ngân hàng thương mại mà thuộc về các công ty bất động sản với 9.349 tỷ đồng trái phiếu được phát hành.
Riêng Công ty TNHH Vinametric - chủ sở hữu của khách sạn Saigon Prince Hotel phát hành tổng cộng 3.705 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất thả nổi (kỳ đầu 10,5%/năm, các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu 3,65%/năm), kỳ trả lãi 6 tháng; toàn bộ đều do Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương làm đầu mối phát hành, lưu ký.
Đứng thứ 2 là Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm và toàn bộ do HDBS thu xếp phát hành, lưu ký.
Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính quý 3/2019, Land Saigon ghi nhận lỗ 14,2 tỷ đồng, hệ số nợ/tổng tài sản lên tới 69%, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nên việc phát hành thêm lượng lớn trái phiếu là khá rủi ro.
Đối với nhóm ngân hàng, cả tháng 10 các ngân hàng thương mại chỉ phát hành thêm 2.781 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có 1.000 tỷ đồng phát hành dưới hình thức chào bán ra công chúng của Vietinbank, còn lại là các lô phát hành riêng lẻ của ABBank, Seabank, SHB, Bắc Á Bank, HDB, MBB.
Lượng phát hành này thấp hơn nhiều so với lượng phát hành trong các tháng trước đó mà cao điểm là trong tháng 9/2019; lãi suất trái phiếu ngân hàng bình quân trong tháng 10 tăng lên 7,6% do gần 60% lượng phát hành là các kỳ hạn từ 5 -10 năm.
Tính chung, lũy kế 10 tháng, tổng lượng TPDN phát hành là 178.732 tỷ đồng (số liệu bao gồm cả các lô phát hành ra công chúng nhưng không bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm do chưa được công bố).
Các ngân hàng thương mại vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 79.411 tỷ đồng (chiếm 44,4%). Đứng sau là các DN bất động sản (61.269 tỷ đồng - chiếm 34,3%), còn lại là các công ty phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán và các DN khác.
Lãi suất bình quân các trái phiếu phát hành trong tháng 10 là 10,5% - tăng tới 2,7% so với mức bình quân trong tháng 9. Chủ yếu là do các ngân hàng thương mại giảm phát hành trong tháng 10 trong khi nhóm này có mức lãi suất bình quân thấp nhất; lãi suất phát hành TPDN của các nhóm, gồm các ngân hàng, trong tháng 10 đều tăng lên trong đó nhóm Bất động sản có mức lãi suất bình quân tháng 10 là 10,5% - cao hơn nhiều mức 9,6% của tháng 9.
Bên cạnh đó, cá biệt có lô phát hành hơn 1.400 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của Công ty CP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có mức lãi suất đáng kinh ngạc, lên tới 20%/năm do ACBS thu xếp phát hành.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài mua khoảng 7,6% tổng lượng phát hành còn lại là các nhà đầu tư trong nước. Trong đó, có nhiều lô phát hành không có thông tin cụ thể mà chỉ chung chung là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Với những lô có thông tin cụ thể, công ty chứng khoán là bên mua lớn nhất với tổng lượng mua 10 tháng 2019 là 31.427 tỷ đồng - chiếm 18% lượng phát hành trong đó hơn 80% là trái phiếu của các ngân hàng thương mại phát hành. Các ngân hàng thương mại mua 12.000 tỷ đồng hầu hết là của các DN bất động sản và phát triển hạ tầng.
Xét về số lượng tư vấn phát hành TPDN, 3 công ty chứng khoán có lượng tư vấn phát hành nhiều nhất 10 tháng 2019 là TCBS, Vndirect và MBS. Trong đó, TCBS có 27.000 tỷ TPDN, chiếm tỷ trọng 17,3%, phần nhiều là các trái phiếu bất động sản. VNDirect tư vấn phát hành hơn 21.000 tỷ đồng, tập trung nhiều vào trái phiếu ngân hàng. MBS chiếm gần 8% và cũng chủ yếu là trái phiếu bất động sản.
Nha Trang
Theo Kinhtedothi.vn
Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng ABBank Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất tại ABBank tháng 11/2019 là 8,5%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi thông thường, kì hạn 12 tháng. Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đã được thay đổi so với tháng 10 và dao động từ 1% đến...