Ả Rập Xê Út quyết sở hữu vũ khí hạt nhân
Ả Rập Xê Út đã quyết định “đi đường tắt” trong cuộc đua sức mạnh với kỳ phùng địch thủ Iran bằng kế hoạch mua vũ khí hạt nhân có sẵn của Pakistan.
Tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan tại một cuộc triển lãm quốc phòng ở Karachi – Ảnh: AFP
Động thái của Riyadh được đưa ra trong bối cảnh có sự bất bình ngày càng tăng ở các nước Ả Rập theo Hồi giáo dòng Sunni đối với thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và phương Tây. Các nước này cho rằng thỏa thuận được Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ sẽ cho phép Iran chế tạo bom hạt nhân. Cũng chính sự bất bình đó đã khiến Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út từ chối lời mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh do chủ nhân Nhà Trắng chủ trì hồi tuần qua.
Ả Rập Xê Út đã nhiều lần công khai ý định sở hữu vũ khí hạt nhân, chủ yếu nhằm khắc phục sự thất thế trước Iran. Gần đây nhất, phát biểu tại một cuộc hội thảo hồi tháng trước do Viện Nghiên cứu chính sách Asan có trụ sở tại Hàn Quốc tổ chức, cựu lãnh đạo tình báo Ả Rập Xê Út, Hoàng thân Turki bin Faisal, tuyên bố: “Người Iran có cái gì, chúng tôi sẽ có cái đó”. Theo New York Times, ông Faisal cũng cảnh báo thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ và các cường quốc đang thương thảo với Iran “mở cửa cho việc phổ biến vũ khí hạt nhân, chứ không phải khép lại nó như ý định ban đầu”.
Báo Anh Sunday Times ngày 17.5 dẫn lời giới chức Mỹ nhận định Ả Rập Xê Út đã đưa ra quyết định phải sở hữu vũ khí hạt nhân. “Đã có một thỏa thuận từ lâu với người Pakistan và giờ đây Hoàng gia Ả Rập Xê Út thực hiện quyết định chiến lược để xúc tiến thỏa thuận đó”, một cựu quan chức quốc phòng Mỹ nói. Dù không tin rằng Islamabad đã chuyển giao vũ khí cho Riyadh trên thực tế, quan chức này khẳng định người Ả Rập Xê Út “muốn nói điều họ cần nói và sẽ làm điều họ nói”.
Trong khi đó, một quan chức tình báo Mỹ tiết lộ với Sunday Times rằng “hàng trăm nhân viên tại Langley” (trụ sở CIA) đang nỗ lực xác định liệu Islamabad đã cung cấp công nghệ, thậm chí vũ khí hạt nhân cho Riyadh hay chưa. “Chúng tôi biết những thứ này đang có sẵn cho họ”, ông nói.
Video đang HOT
Mối quan hệ bí mật
Ả Rập Xê Út lâu nay bị tình nghi tài trợ chương trình hạt nhân của Pakistan trong nhiều thập niên qua. Theo Sunday Times, người Ả Rập Xê Út đã rót cho quốc gia Nam Á này nhiều tỉ USD dầu thô giá rẻ. Đổi lại, Islamabad đồng ý cung cấp đầu đạn hạt nhân cho Riyadh.
Ngay sau khi Pakistan thử bom hạt nhân vào năm 1998, Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Xê Út khi đó là Hoàng thân Sultan đã thăm Pakistan và thị sát các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Pakistan, nơi mà ngay cả các thủ tướng Pakistan cũng không được phép bén mảng, theo tờ Arutz Sheva ở Israel. Giới chức Mỹ khi đó đã bày tỏ quan ngại rằng Pakistan có thể cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ả Rập Xê Út.
Kể từ năm 2008, giới thạo tin phương Tây càng thêm tin tưởng về sự tồn tại của thỏa thuận hạt nhân không chính thức giữa Riyadh và Islamabad trong trường hợp bối cảnh an ninh trở nên xấu đi tại vùng Vịnh. Điều này càng được khẳng định khi BBC hồi năm 2013 dẫn lời một cựu quan chức Pakistan nói rằng ông tin Islamabad “chắc chắn duy trì một số lượng đầu đạn hạt nhân nhất định trên cơ sở rằng nếu người Ả Rập Xê Út có yêu cầu vào bất kỳ lúc nào, chúng sẽ được chuyển giao ngay lập tức”.
Theo một quan chức cấp cao giấu tên của Anh, giới lãnh đạo quân sự ở mọi nước phương Tây “đều cho rằng người Ả Rập Xê Út đã quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân”. “Lo ngại hiện nay là các cường quốc Trung Đông khác, như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, có thể cảm thấy cần phải nối gót và chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới và nguy hiểm hơn”, quan chức này nói.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Mỹ tuyên án tử hình kẻ đánh bom sự kiện marathon Boston
Bồi thẩm đoàn liên bang Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Dzhokhar Tsarnaev, người thực hiện vụ đánh bom tại cuộc đua Marathon ở thành phố Boston, bang Massachusetts năm 2013, làm 3 người thiệt mạng và 264 người bị thương, theo Reuters ngày 16.5.
Dzhokhar Tsarnaev, kẻ gây ra vụ đánh bom sự kiện Marathon ở Boston năm 2013 - Ảnh: AFP
Sau 15 giờ hội thẩm, bồi thẩm đoàn liên bang Mỹ ngày 15.5 đã ra phán quyết tử hình Dzhokhar Tsarnaev bằng cách tiêm thuốc độc. Trong suốt 10 tuần trước đó, bồi thẩm đoàn đã nghe lời khai của khoảng 150 nhân chứng, bao gồm những nạn nhân bị thương trong vụ đánh bom Boston.
Dzhokhar Tsarnaev, 21 tuổi, người gốc Chechnya, đã cùng anh trai là Tamerlan Tsarnaev đặt bom tự chế gần vạch đích của cuộc đua Marathon tại thành phố Boston vào ngày 15.4.2013. Tamerlan Tsarnaev đã bị cảnh sát bắn chết 4 ngày sau vụ đánh bom xảy ra.
Tại buổi tuyên án, Dzhokhar Tsarnaev vẫn không có biểu cảm gì, và duy trì thái độ lạnh lùng khi tham gia hầu hết các phiên tòa khác trước đó.
Các công tố viên xác định Dzhokhar Tsarnaev là đối tượng theo quan điểm Hồi giáo cực đoan của lực lượng al-Qaeda, đã thực hiện cuộc đánh bom nhằm trả thù Mỹ vì các chiến dịch quân sự tại các quốc gia phần lớn theo Hồi giáo.
Theo Reuters, vụ đánh bom của hai anh em người Chechnya khiến 3 người thiệt mạng và 264 người bị thương được coi là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất sau vụ 11.9.2001 tại Mỹ.
Đây là án tử hình đầu tiên được tuyên tại bang Massachusetts trong 70 năm qua, vì từ năm 1984 bang Massachusetts đã bỏ án tử hình. Tuy nhiên, phiên tòa xét xử Dzhokhar Tsarnaev là theo luật liên bang, Dzhokhar Tsarnaev là tội phạm liên bang, vì vậy án tử hình có thể được thực hiện, theo Reuters.
Mặc dù vậy, quyết định của bồi thẩm đoàn không đồng nghĩa với việc Dzhokhar Tsarnaev sẽ phải bị xử tử ngay, vì luật sư bào chữa có thể kháng án để giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân, và thời gian này có thể kéo dài nhiều năm.
Giáo sư luật Deborah Denno, Đại học Fordham, người chuyên nghiên cứu về hình phạt tử hình, cho biết: "Sau mỗi năm, khả năng thực thi án tử sẽ giảm đi".
Phản ứng trước bản án này, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch nói: "Chúng tôi biết không có bản án nào có thể chữa lành nỗi đau của những người đã mất đi người thân yêu của họ, cả những mất mát về thể xác và tinh thần của những người đã chịu tổn thương trong vụ tấn công hèn nhát này; thế nhưng hình phạt cuối cùng là sự trừng phạt thích đáng đối với tội phạm khủng khiếp này".
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thượng viện Mỹ cản trở Tổng thống Obama trong vấn đề hạt nhân Iran Thượng viện Mỹ vừa có thêm một động thái mới gây sức ép lên chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi quyết định thông qua dự luật trao cho Quốc hội quyền được xem xét mọi thỏa thuận, nếu đạt được, về chương trình hạt nhân Iran. Thỏa thuận hạt nhân Iran đang có nguy cơ bị bóp nghẹt trong tay các...