Ả Rập Xê Út đang ‘giết chết’ kinh tế Nga bằng cuộc chiến giá dầu
Một năm trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali Naimi tuyên bố ông không quan tâm những gì xảy ra với Nga, nếu các nước sản xuất dầu thô không hợp tác với OPEC để giữ giá cả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng những nước sản xuất dầu thô với hiệu suất cao là những nước xứng đáng có được thị phần”, ông Ali Naimi nói, trước khi chỉ ra khu vực Tây Siberia của Nga là nơi không thực sự tốt trong chuyện sản xuất ra dầu thô có giá cả cạnh tranh.
Từ lúc đó, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga đã đi xuống khi giá dầu lao dốc. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tăng trưởng GDP hằng quý của nước Nga, trích từ báo cáo gần đây nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về trạng thái của thị trường dầu mỏ thế giới. GDP của Nga đang đi lên cho đến thời điểm này vào năm ngoái, khi Ả Rập Xê Út báo hiệu rằng họ sẽ “bỏ quên” Nga và tiếp tục bơm dầu.
Cả năm nay, các nước xuất khẩu dầu mỏ đang trong một cuộc đua đến điểm đáy của giá dầu. Nga và Mỹ, cùng một loạt các nước khác, từ chối hợp tác với OPEC để giữ giá cao, do đó, Ả Rập Xê Út và OPEC đã và đang thực sự bơm vào thị trường nhiều dầu giá rẻ, có sức cạnh tranh.
Nguồn cung tăng, giá cả đi xuống. Đầu năm nay, một thùng dầu có giá 55 USD nhưng hiện nay chỉ còn ở cận mức 35 USD. Có thể thấy sự thay đổi này qua biểu đồ giá dầu WTI của Bloomberg.
Video đang HOT
Dầu vẫn sẽ tiếp tục rẻ. Báo cáo chuyên sâu về xu hướng năng lượng dài hạn của OPEC mới đây cho biết chỉ đến sau năm 2040, “vàng đen” mới có thể quay trở lại hơn 100 USD/thùng. Dầu rẻ cũng không tốt cho Ả Rập Xê Út, nhưng nước này lại có nhiều tiền hơn và dầu giá rẻ hơn so với Nga.
Cây bút Ambrose Evans-Pritchard của tờ The Telegraph nhận định quốc gia Trung Đông đang cố gắng buộc Nga vào OPEC: “Các quan chức thuộc Điện Kremlin nghi ngờ rằng mục đích chính sách của Ả Rập Xê Út là buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán, thuyết phục nước này gia nhập OPEC – nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ kiểm soát một nửa sản lượng dầu thế giới”.
Người Nga không đồng ý với ý kiến trên. CEO hãng dầu khí Rosneft chia sẻ với tờFinancial Times hồi đầu năm nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn nổi tiếng là người không muốn bị buộc phải làm bất cứ điều gì. Vì vậy, không rõ chiến lược của “người anh cả” trong OPEC sẽ có tác dụng hay không.
Một yếu tố khác là Mỹ
Cả Nga và Ả Rập Xê Út đều muốn nhìn thấy lĩnh vực sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đi xuống. Điều này sẽ giúp Nga gia tăng thị phần trong thị trường đang tăng trưởng Trung Quốc. Dù nhìn nhận những yếu tố trên như thế nào, thực tế là cả Nga và Ả Rập Xê Út đều đang và sẽ chịu đựng nỗi đau, hy vọng giá dầu quá thấp sẽ đủ để gây ảnh hưởng các giàn khoan ở Mỹ sau này. Trang Quartz viết: “Họ cho rằng dự trữ tiền mặt khổng lồ của họ cho phép họ chịu đựng bất cứ mức giá nào, trong bao lâu cũng được để cuối cùng có thể ngưng hoạt động bớt các giàn khoan dầu đá phiến Mỹ”.
Cuộc chiến giá cả khiến Nga phải trả giá đắt. Dưới đây là biểu đồ của OPEC về tỷ lệ thất nghiệp hằng tháng của nước Nga.
Nga không phản ứng trước thực trạng bằng cách sa thải người lao động vì ở mức 5,5% thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá thấp, mà xoay sở bằng cách giảm tiền lương và giờ làm việc. Hai biểu đồ của OPEC dưới đây về doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp thể hiện người Nga về cơ bản đã giảm làm việc và bớt mua sắm càng nhiều càng tốt.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
OPEC thắng thế trong cuộc chiến giá dầu
Chiến lược bơm càng nhiều dầu thô càng tốt ra thị trường của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu có hiệu quả. Các nhà sản xuất dầu ở nước khác đang chùn bước.
Tổng thư ký OPEC Abdullah al-Badri - Ảnh: Reuters
Theo CNN, báo cáo hằng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: "Đã có bằng chứng cho thấy chiến lược mà Ả Rập Xê Út dẫn đầu đang phát huy hiệu quả. Giá cả thấp rõ ràng đang gây sức ép lên sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC, tăng trưởng hằng năm hiện giảm đi".
IEA cho hay sản lượng của các nước ngoài OPEC chỉ tăng có 300.000 thùng/ngày vào tháng 11. Hồi đầu năm nay, sản lượng từ nhóm các nước trên tăng đến 2,2 tỉ thùng/ngày.
Đến năm sau, tăng trưởng trong sản lượng dầu thô sẽ hoàn toàn biến mất. Sản lượng từ các nước không thuộc OPEC được dự báo giảm 600.000 thùng mỗi ngày, phần lớn là do sự suy giảm của hoạt động sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Dù nhiều nhà sản xuất Mỹ chắc chắn bị tổn thương, chiến lược giữ thị phần của OPEC bằng cách buộc nhiều nước phải đóng giếng khai thác dầu cũng đang ảnh hưởng đến chính họ. Doanh thu từ dầu thô đã sụt giảm. Dư cung tiếp tục tăng, kéo giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Hôm 11.12, dầu thô ở Mỹ giao dịch ở mức 36.2 USD/thùng. Hồi tháng 6.2014, mức giao dịch này là 108 USD/thùng.
Tuần trước, các nước thuộc nhóm OPEC đã chia rẽ trong ý kiến về mức trần sản lượng. Ả Rập Xê Út, nước có tiếng nói lớn nhất trong OPEC, không đồng ý với lời kêu gọi cắt giảm hạn ngạch dầu thô của các nước bạn.
IEA nhận định: "Động thái này báo hiệu quyết tâm tối đa hóa khả năng sản xuất với chi phí thấp của OPEC và loại các nhà sản xuất với chi phí cao ngoài nhóm này, không quan tâm đến giá cả".
Điều này dẫn đến việc dư cung ngày càng tăng. IEA dự báo thị trường dầu mỏ thế giới vẫn sẽ dư cung trong suốt năm 2016. "Khi Iran trở lại thị trường, hàng tồn kho có thể sẽ lên đến 300 triệu thùng", IEA cho biết. Iran đang háo hức lấy lại vị trí nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới sau khi các lệnh trừng phạt từ phương Tây được dỡ bỏ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
3 lý do khiến giá dầu duy trì 40 USD/thùng Các thay đổi về cơ cấu trên thị trường dẫn đến khả năng dầu thô, từ bây giờ, sẽ luôn là một loại hàng hóa có giá thấp. Đây là nhận định của David Roche, chuyên gia kiêm Chủ tịch hãng tư vấn Independent Strategy (Anh). Giá dầu thế giới vừa chạm đáy 7 năm - Ảnh: Reuters Theo CNBC, chuyên gia David...