Á hậu Việt Nam 2020 thông thạo 2 thứ tiếng, bắn tiếng Anh siêu dễ thương trên sóng truyền hình
Đánh dấu mốc số 21, IFO Nightly Show quay trở lại với thông điệp “Whenever you are, you can shine with Australia” cùng dàn khách mời với thành tích đáng nể.
Vị khách mời đầu tiên của chương trình là Phạm Ngọc Phương Anh, Á hậu 1 cuộc thi Miss World 2020 nổi tiếng với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ. Khi còn đi học, Phương Anh đạt điểm gần như tuyệt đối cuộc thi đầu vào trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, một trong những trường có chất lượng giáo dục tốt nhất khu vực miền Nam.
Ngoài ra, cô bạn còn thông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh với những lần đạt giải tại các cuộc thi tiếng quy mô lớn trong khu vực. Với thành tích đáng nể, Phương Anh đã nhận được học bổng toàn phần của đại học RMIT Australia để theo học bằng Cử nhân chuyên ngành Business.
Phương Anh tin vào sự nỗ lực tạo nên thành quả.
Chia sẻ về hành trình của mình, cô bạn kể: “Đã có lần mình nhận được điểm 56/100. Mình suy sụp nhưng sau đó mình nhận ra mình đã học được rằng thất bại là điều tất yếu của cuộc sống và mình cần có thái độ đúng đắn để vượt qua nó”.
Với triết lý sống đáng khâm phục “Trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân mỗi ngày”, Phương Anh nhận xét về quá trình học tập của mình tại Australia là một cơ hội cho bản thân được bước ra khỏi vùng an toàn và phát triển để thích ứng với môi trường mới, cuộc sống mới. Đây cũng là bệ phóng cho hành trình tham dự cuộc thi Miss World 2020 của Phương Anh.
Video đang HOT
Vào đêm chung kết cuộc thi Miss World 2020, Phương Anh đã có một bài thuyết trình về áo dài bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, qua đó thể hiện tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. Cô bạn cũng bộc lộ niềm đam mê đặc biệt với giáo dục. Đối với Phương Anh, việc khuyến khích các bạn trẻ, đặc biệt là những bé gái nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục là rất quan trọng.
Chương trình cũng chào đón ông Stephen Zahra, Hiệu trưởng chuyên môn chương trình bang Tây Úc khối trung học, Hệ thống Trường Quốc tế Western Australia (WASS). Stephen bắt đầu niềm yêu thích đối với Việt Nam vào năm 2006. Stephen hào hứng kể, chuyến du lịch dài 4 tháng bỗng chốc trở thành kì nghỉ “đông” dài 4 tới 5 năm bởi ông biết ông đã tìm thấy nơi mình muốn gắn bó lâu dài.
Nói về giáo dục, Stephen cho rằng điều quan trọng nhất trong giáo dục là khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê của mình. Ông chia sẻ, đây là điều mà nền giáo dục Australia đã và đang làm được với môi trường đa dạng bản sắc và tạo cơ hội cho mỗi cá nhân được tỏa sáng.
Chia sẻ về định nghĩa của bản thân về chữ “Shine” trong thông điệp “Shine with Australia”, Stephen nói: “Đối với tôi, tỏa sáng có nghĩa là được là chính bản thân mình. Các em phải nhận thức được mình là ai và mình có gì để hướng tới các mục tiêu sau này trong cuộc sống. Để cá nhân được tỏa sáng, chúng tôi, những người làm giáo dục, cần tạo cơ hội và trải nghiệm nhiều nhất cho các em. Ngoài chương trình giảng dạy trên lớp, nền giáo dục Australia cũng cung cấp các trải nghiệm để các em được thể hiện sự sáng tạo của mình. Khi các em tự tin vào khả năng của mình rồi, lúc đó các em sẽ tỏa sáng”.
Với thông điệp xuyên suốt “Shine with Australia”, IFO Nightly Show luôn muốn đem tới những câu chuyện về giáo dục và cuộc sống đầy cảm hứng cho các bạn trẻ để viết tiếp câu chuyện cuộc đời mình. Cùng đón xem tập 21 IFO Nightly Show Mùa 7 lên sóng vào 21h00 hôm nay (ngày 3/11) trên VTV7 và VTVGo, bản phát sóng có CC vào 4/11 trên IFO Youtube Channel nhé!
Chủ nhân giải Nobel Y học danh giá tham gia show truyền hình Việt Nam
IFO Nightly Show số 20 đã mời được nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học đến từ Australia, giáo sư Barry Marshall. Ông đã chia sẻ về hành trình nghiên cứu đặc biệt của mình.
Giáo sư Barry Marshall cùng cộng sự Robin Warren đồng chủ nhân giải Nobel Y Sinh học năm 2005 với nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày và viêm ruột ở người được nghiên cứu từ năm 1982. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm, trải qua rất nhiều lần thất bại và không chấp nhận từ dư luận, cuối cùng công trình của Barry Marshall và Robin Warren cũng được công nhận.
Hai nhà khoa học Barry Marshall và Robin Warren
Trong cuộc trò chuyện, host Phoebe Trần tò mò về sự mạo hiểm của ông khi tự mình uống dung dịch vi khuẩn HP vào cơ thể; khi mà khác với những người trong ngành, họ thiên về việc làm mọi thứ an toàn còn ông lại chấp nhận rủi ro, giáo sư Marshall vui vẻ trả lời rằng: "Tôi không phải là một người hay mạo hiểm nhưng tôi là người thích phiêu lưu khám phá và thích khác biệt và thực ra tôi cũng phải tính toán và lên kế hoạch cho mọi thứ kỹ lưỡng".
Nói thêm về quá trình nghiên cứu của mình, giáo sư Marshall kể rằng ông mất rất nhiều thời gian để chứng minh rằng phát hiện này có ý nghĩa với sức khỏe con người. Từ việc có ý tưởng khả thi thôi cũng đã mất vài năm, đến việc tiến hành thực nghiệm trên người còn là một quá trình phức tạp hơn nữa khiến ông cũng mất thêm từ một đến ba năm. Ngoài ra, ông và cộng sự việc lên kế hoạch cũng mất một năm, thực hiện các phương pháp như "double blind", "kiểm soát giả dược" để có được kết quả tốt nhất, và ông cũng mất thêm một năm để viết báo cáo.
Dù vậy, ông cũng khiêm tốn nói rằng: "Khi bạn có một khám phá quan trọng có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, bạn không thể đặt giá trị cho nó với một số lượng nhỏ bệnh nhân". Ông cũng chia sẻ về những căng thẳng và thất bại của bản thân và ông khuyên mọi người rằng hãy trở nên lạc quan, cố gắng tiếp tục và không lo lắng quá nhiều về những vấp ngã đó.
Bên cạnh những chia sẻ về câu chuyện nghiên cứu, giáo sư Barry Marshall cũng đưa ra những khuyên dành cho các bạn trẻ đam mê khoa học rằng hãy cố gắng hết sức, đừng so sánh với người khác, tập trung vào bản thân, bỏ ra công sức xứng đáng, chăm chỉ hơn những người khác và giữ lấy niềm đam mê dù cho gặp nhiều thử thách.
"Bạn phải cân bằng công việc nghiên cứu và những cuộc sống khác trong cuộc sống. Rất nhiều người bắt đầu sự nghiệp bằng cách thực tập vài tháng trong phòng thí nghiệm. Từ đó, những công việc này sẽ tạo cho các bạn động lực theo nghề và cũng như những kỹ năng trong phòng thí nghiệm để tạo ra cho bản thân những cơ hội tuyệt vời".
Là một tập về những khám phá, nghiên cứu nổi bật của Australia, IFO số 20 còn có sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, bác sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dịch tễ học và Khoa học Xã hội, để nói về Covid-19 và làm thế nào để có thể kiểm soát dịch.
IFO Nightly Show trong tập 20 cũng chào mừng host mới của chuyên mục IFO Stay At Home - Simon để gặp gỡ 2 cha con Quang Duy và Minh Đạo và nghe họ chia sẻ về ngành nuôi trồng hải sâm. Hai cha con đều có những ước mơ và hoài bảo lớn trong tương lai để phát triển bản thân và ngành nghề kinh doanh hiện tại.
Host Simon trò chuyện về nuôi trồng hải sâm cùng Quang Duy
Với sự góp mặt của những tên tuổi khách mời lớn trong ngành Y học thế giới, chắc chắn đây sẽ là tập không thể bỏ lỡ cho tất cả các khán giả xem truyền hình. Đón xem IFO Nightly Show số 20 vào 21h00 thứ hôm nay (30/10) trên VTV7 và VTVGo, bản phát sóng có CC vào 20h30 Chủ nhật trên IFO Youtube Channel.
IFO Nightly Show số 18: Công dân số và tầm quan trọng với sinh viên trong thời đại ngày nay Hai khách mời của số 18 là người đứng đầu của hai công ty về giáo dục công nghệ sẽ đem lại những góc nhìn thú vị về việc trang bị các kỹ năng cho học sinh, sinh viên. Sự trang bị này là cực kỳ quan trọng trong thời đại số hóa, đặc biệt là trong bối cảnh bị tác động bởi...