9X Việt mang bầu, nhà chồng Ấn không cho phép làm việc gì, bức xúc với hủ tục sau sinh
Phép vua thua lệ làng, nhập gia tùy tục nên chị Lan Hương dù bức xúc nhưng vẫn không thể làm gì được với hủ tục khi con được 4 tháng tuổi.
Chị Lan Hương (28 tuổi) làm thiết kế đồ họa tự do toàn thời gian còn anh Suraj (30 tuổi, người Bihari – Ấn) hiện là kỹ sư viễn thông chuyên về thử nghiệm các thiết bị di động. Hai anh chị kết hôn vào tháng 10/2019 và mới chào đón thành viên nhí vào tháng 12/2020 vừa qua. Hiện tại, con trai chị đã được hơn 6 tháng tuổi.
Tổ ấm nhỏ của chị Hương.
Mỗi ngày của chị Hương kể từ khi có con vô cùng nhẹ nhàng chỉ xoay quanh ăn, ngủ, chăm con. Chị không được phép làm việc nhà, cầm đồ nặng dù chỉ vài kg. Chị Hương cho biết, sau khi kết hôn được hơn tháng, vợ chồng chị đón nhận tin vui. Ngày hôm ấy là một ngày chị cảm thấy bối rối xen lẫn niềm vui vì chị từng không thích trẻ con và chưa có ý định có con, lại đang trong thời gian phong tỏa COVID-19. Vậy mà em bé đến với gia đình chị vô cùng bất ngờ.
“Hôm đó, chồng mình dậy đi chợ mua cho mình 2 quả dứa. Mình tính ăn thì anh can vì trước đó mình có dấu hiệu chóng mặt khi đứng dậy, trễ kinh 1 tuần nên mọi người nghi ngờ. Chồng mua que về cho mình thử rồi mới xem có ăn được dứa hay không. Sau khi biết tin mình có bầu mẹ chồng mừng lắm, bà mong cháu nội lâu rồi, chị chồng cũng mừng nhưng vẫn bảo đáng nhẽ vợ chồng mình nên kế hoạch vài năm nữa để tận hưởng cuộc sống vợ chồng son. Chồng mình thì mặt nghệt ra nghe mọi người nói mà thôi, anh ngại”, chị Hương chia sẻ niềm hạnh phúc con đến.
Sau khi biết có thai, chị được mẹ chồng và chồng đưa tới bệnh viện khám thai. Cứ 1 tháng chị lại được chồng dẫn đi khám thai định kỳ. Ở Ấn không tiết lộ giới tính thai nhi nên cả nhà chị khá hồi hộp chờ đợi em bé chào đời. Cũng kể từ khi biết tin chị có bầu, cả nhà không để chị làm bất cứ việc gì, không cho chị bê đồ nặng dù chỉ có vài kg. Mọi người mua rất nhiều đồ bổ mà chị thích, giúp chị thư giãn như nhắc nhở anh Suraj chăm chị, quan tâm và nấu ăn cho chị, tặng hoa, chải đầu, không cho chị đi cầu thang hay ra ngoài ban công một mình vì sợ té.
Biết chị ngủ nướng, mọi người nhắc anh Suraj gọi chị dậy ăn, nhắc chị không xem phim ma, phim kinh dị, tập thể dục nhẹ cho dễ đẻ. Cả nhà cũng luôn dặn chồng chị phải nghe lời vợ mỗi khi chị nổi nóng. Và để vợ vui, cảm thấy giống như ở Việt Nam, anh Suraj cũng đã mang về cho chị một chú mèo.
Chị có bầu cả nhà không bắt làm bất cứ việc gì.
Chị Hương tâm sự, cả thai kỳ khó khăn duy nhất của chị là phải đi vệ sinh nhiều ở những tháng cuối khiến chị bị mất ngủ. Ngoài ra, chị bị nghén mùi dầu mỡ và gia vị Ấn như mùi masala. Chị thèm ăn trái cây, rau củ là chính nên cả thai kỳ chị giảm gần 15kg từ 85kg xuống còn 70kg. Nhờ vậy dù bầu càng ngày càng lớn nhưng chị cảm thấy khá nhẹ nhàng, đi lại di chuyển lại nhanh nhẹn hơn.
“Khi đang ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2, mình vẫn đinh ninh sẽ về Việt Nam để sinh nhờ các chuyến bay giải cứu. Nhưng do tình hình dịch mà mình bị kẹt lỡ chuyến, mình không được ăn các món Việt Nam mà toàn được mẹ chồng, các chị em chồng, và chồng nấu đồ Ấn cho tẩm bổ nên lúc gần sinh mình sụt 15 kí.
Mình nghe lời bác sĩ thèm gì ăn nấy, tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ, khó tiêu, các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến bào thai. Mình nạp các thực phẩm tốt cho sự phát triển của thai nhi có nguồn gốc thực vật là chính, các loại rau xanh đâm như hẹ, bông cải xanh, bó xôi, cải ngọt, đậu xanh, đậu nành, vừng, lạc, cà rốt, ngũ cốc, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân, trái cây tươi, rau củ luộc, trứng, thịt gà, tôm, cua cá. Sữa chua, bỏng ngô cornflex, trái cây sấy dẻo, mật ong là các món vặt yêu thích của mình”, chị Hương chia sẻ chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Video đang HOT
Chị mang bầu giảm 15kg.
Được mọi người cưng chiều nên dù mang bầu ở nhà chồng chị Hương cũng không cảm thấy tủi thân hay gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên có một phong tục ở Ấn Độ khi mang bầu không được gãi hay đứng ra ngoài ban công lúc nhật thực, nguyệt thực, tránh ánh nắng sợ ảnh hưởng đến thai nhi khiến chị không cảm thấy thoải mái lắm. Tuy nhiên chị cũng làm theo lời dặn của mọi người.
Chị Hương sinh con ở tuần thứ 38 vào đầu tháng 12 vừa qua. Chồng chị chọn bệnh viện tốt nhất khu vực, gần nhà để chị sinh ở đó. Còn bác sĩ chọn theo dõi thai kỳ cho chị từ đầu đến lúc sinh.
Nhớ lại ngày đi sinh của mình, chị Hương kể, chị dự sinh vào giữa tháng 12 nhưng đầu tháng 12 chị cảm thấy bé không đạp nguyên buổi sáng nên cùng chồng nhập viện theo dõi. Chị được chờ sinh thường vài ngày không có phản ứng nên được bác sĩ chỉ định mổ.
“Mình đã tưởng tượng cảnh sinh thường như thế nào và tập luyện, nắm tay chồng rồi quay video các kiểu như trong phim. Nhưng cuối cùng nguyên một thai kỳ của mình trộm vía suôn sẻ không đau tí nào.
Mình sinh mổ em bé 2,5 kí, khi y tá cho bé kề da xong, bế ra ngoài cho người nhà, chồng mình và anh bạn thân có mặt lúc đó xem, mình tự nhiên giàn giụa nước mắt mà không hiểu tại sao luôn, cảm giác thật lâng lâng, không biết do thuốc tê và oxy hay là do em bé nữa.
Sau sinh chồng cảm ơn mình đã sinh cho anh một cậu con trai dễ thương nhất trần đời. Nhìn thấy vết mổ của mình, anh hôn lên và nói rằng đây là vết tích đẹp nhất, hoàn hảo nhất vì nó là dấu vết nơi con của chúng mình được sinh ra và đánh dấu mình trở thành một người mẹ” , chị Hương cười.
Chị được chồng chọn bệnh viện tốt nhất để đi sinh.
Sau sinh chị Hương nằm bệnh viện một tuần. Chị được mọi người trong nhà chăm sóc vô cùng chu đáo. Khi ra viện, mẹ chồng nấu canh dal (đậu xanh nấu nhừ với cà chua và tỏi phi dầu mù tạt) cho chị nhiều sữa. Em chồng chị nấu nước sôi, trà sữa gừng, sữa nghệ, các loại hạt và trái cây sấy dẻo, thảo dược Ấn cho chị uống để kháng khuẩn, ấm người, phục hồi sức khoẻ. Chồng chị thì nấu ăn, chăm sóc vết mổ, vệ sinh cho chị để chị không phải chạm nước lạnh, không phải làm bất cứ việc gì hay ra khỏi phòng. Anh ép chị ăn và uống sữa rất nhiều.
Mặc dù được chăm sóc chu đáo nhưng chị vẫn sụt thêm 5kg nữa. Chị Hương cho biết thêm, khi con chưa đầy một tháng chị phải đi cấp cứu vì ăn nhiều đồ Ấn cay, béo nên đau bụng. Từ đó chị mất sữa dần, chị cố gắng thức đêm hút sữa cho con bú được gần 1 tháng thì phải cho con uống sữa ngoài.
Sau sinh chị giảm 5kg nữa. Hiện tại chị còn 65kg.
Sống với gia đình chồng Ấn, 2 văn hóa, phong tục khác nhau nhưng vì cùng chồng nói chuyện thống nhất với mọi người cách chăm con nên chị không gặp nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phong tục ở Ấn chị thấy lạ lẫm.
“Khi đón em bé từ bệnh viện về nhà, mẹ chồng mình làm lễ nhập trạch, chào thần linh trong bộ đồ mới và bộ đồ đó sẽ được cất đi không bao giờ mặc lại nữa. Ở Việt Nam mình bôi son đỏ lên trán khi đi ra ngoài còn ở Ấn Độ là bôi đen.
Lúc đầu bé thỉnh thoảng quấy, mẹ chồng mình đốt ớt xua tà khí, hoặc tung hứng bé, mình không đồng ý và nói chồng thôi. Ở Ấn Độ có một hủ tục, đó là khi bé nhà mình 4 tháng tuổi, có một đội đến nhà đòi quà do mình sinh con trai. Lúc đầu họ đòi 51 nghìn, sau đòi 11 nghìn và gạo, khoai, đậu, đỗ, đường, dầu ăn các thứ. Mình rất bức xúc nhưng phải theo vì phép vua thua lệ làng, nhập gia tùy tục vậy”, chị Hương chia sẻ những phong tục ở Ấn Độ.
Hiện nay, bé nhà chị Hương được hơn 6 tháng tuổi vô cùng đáng yêu và đẹp trai. Chị hài lòng với cuộc sống mình đang có bên ông xã và con trai.
Bé nhà chị vô cùng đáng yêu. Khi đi sinh chị được mọi người khen 2 mẹ con dễ thương rất nhiều.
Ăn nửa kg vải thiều mỗi ngày cùng nhiều loại hoa quả khác, mẹ bầu đau đớn mất con gần sát ngày dự sinh vì bệnh lý nguy hiểm
Vải chứa một hàm lượng lớn đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt lúc bụng đói sẽ gây tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và em bé.
Khi mang thai, người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được bụ bẫm, trắng trẻo, khỏe mạnh. Họ nghĩ rằng, cứ ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho em bé và không gây béo cho mẹ. Tuy nhiên, họ không ngờ có một số loại trái cây có hàm lượng đường rất cao, ăn nhiều lại cực kỳ gây hại cho cơ thể, có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con như trong trường hợp dưới đây.
Tiểu Như, 29 tuổi sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc là một bà mẹ sắp sinh. Kể từ khi biết mình có thai, cô muốn con mình sinh ra được trắng trẻo, dễ thương nên rất tích cực ăn trái cây. Mỗi ngày, cô thường ăn ít nhất 3 quả táo kèm theo hoa quả theo mùa. Vào thời gian này, vải đang chín rộ nên cô mua rất nhiều về trữ trong tủ lạnh ăn dần. Trung bình mỗi ngày cô ăn khoảng 0,5kg vải. Cô không ngờ thói quen này lại gây họa cho chính mình.
Tiểu Như không ngờ ăn nhiều vải lại dẫn tới tiểu đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Vốn dĩ bận rộn với công việc kinh doanh nên sau khi mang thai, Tiểu Như cũng không thường xuyên khám thai định kỳ. Khi thai được 24 đến 28 tuần, cô không thực hiện xét nghiệm kiểm tra dung nạp glucose, đo huyết áp cùng một số thủ tục khác. Cô chủ quan nghĩ rằng thai kỳ của mình vẫn diễn ra bình thường, con vẫn khỏe mạnh.
Không ngờ chỉ còn 1 tuần nữa đến ngày dự sinh thì một tai nạn xảy ra. Buổi sáng hôm đó khi Tiểu Như thức dậy, cô nhận thấy có điều gì đó khác lạ, bụng không có dấu hiệu em bé đạp như mọi ngày, cảm giác bất động đến đáng sợ. Đồng thời lúc này cô cảm thấy vùng bụng dưới căng tức, dịch âm đạo có màu nâu.
Dự cảm có điều chẳng lành xảy ra, cả 2 vợ chồng hoảng sợ, vội vàng đến bệnh viện gần nhà kiểm tra. Lúc này, Tiểu Như nghe tin sét đánh ngang tai, khi siêu âm bác sĩ phát hiện em bé đã chết lưu trong tử cung. Kết quả xét nghiệm khác còn bất ngờ hơn, chỉ số đường huyết của cô lên tới 26mmol/L, huyết áp 170/100mmHg. Bác sĩ nhanh chóng đưa ra các biện pháp để hạ huyết áp, đồng thời chuyển cô đến khoa Sản của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu.
Bác sĩ Hàn Huân, phó trưởng khoa Nội tiết tại bệnh viện này cho biết: " Bệnh nhân bị tiểu đường rất nặng. Lượng đường trong máu cao bất thường khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Điều này có thể dẫn tới sảy thai tự nhiên, tiền sản giật, thai chết lưu, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ".
Trong trường hợp của Tiểu Như, do cô không đi khám thai định kỳ, không làm các xét nghiệm kiểm tra việc dung nạp glucose, bỏ qua nhu cầu dinh dưỡng khác ở các giai đoạn của thai kỳ nên dẫn đến bi kịch trên.
Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, dù bà bầu không ăn vải nhưng lại ăn các món nhiều đường khác hoặc không kiểm soát đường huyết kịp thời thì bệnh này vẫn có thể xảy ra.
Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. (Ảnh minh họa)
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng lượng đường huyết, tăng huyết áp và tiền sản giật ở mẹ. Đối với thai nhi có thể gây sảy thai, chậm phát triển, dị tật thai nhi, bệnh macrosomia (thai quá to). Đặc biệt, nó có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường cho mẹ và bé trong tương lai cao hơn người bình thường.
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, cần đi khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện bị tiểu đường thai kỳ cần hợp tác với bác sĩ để điều trị kịp thời, thực hiện chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống khi mang thai không chỉ liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cần kiểm soát thực phẩm có hàm lượng đường cao, có chứa cồn, chiên rán, đồ muối chua, chế biến quá kỹ (như thịt khô)..., tất cả đều không được khuyến khích tiêu thụ trong thai kỳ.
Bà bầu cần chú ý những gì khi ăn quả vải?
Hiện nay đang là mùa của vải thiều, loại trái cây này rất ngon và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, dù là người bình thường hay mẹ bầu đi chăng nữa, nếu ăn một số lượng lớn vải, đặc biệt lúc bụng đói sẽ dễ gây hạ đường huyết đột ngột, chóng mặt, vã mồ hôi, da tái xanh, trường hợp nặng có thể dẫn tới co giật, hôn mê... Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khả năng trao đổi chất kém, dễ bị hạ đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Vải thiều rất ngon nhưng cần được ăn với lượng đủ và đúng cách. (Ảnh minh họa)
Ăn vải đúng cách cần ghi nhớ 3 điểm sau:
- Không ăn vải khi bụng đói hoặc liên tục với số lượng lớn.
- Vải rất giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C..., tuy nó rất ngon nhưng không nên ăn nhiều.
- Ăn quả vải đã chín.
3 hiện tượng bất thường sau kỳ kinh nguyệt cho thấy bạn đang có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung Đừng nhầm những triệu chứng này là rối loạn nội tiết tố thông thường, nếu có 3 hiện tượng bất thường này sau kỳ kinh nguyệt thì hãy dè chừng với ung thư cổ tử cung. Hiện nay, ung thư cổ tử cung ngày càng trở nên phổ biến, phần lớn là do đời sống tình dục kém lành mạnh dẫn đến bị...