9X lan tỏa văn hóa Việt tại Nhật Bản, khiến người già bản địa bất ngờ
Tham gia lớp học của cô Trà, nhiều người già Nhật Bản không chỉ yêu thích văn hóa Việt mà còn bất ngờ khi biết Việt Nam không còn chiến tranh, đang phát triển nhanh chóng.
Hiện nay, Nguyễn Thị Trà là điều phối viên quan hệ quốc tế tại thành phố Funabashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản
Lan tỏa văn hóa Việt
Nguyễn Thị Trà (quê Nghệ An) hiện là điều phối viên quan hệ quốc tế đầu tiên tại thành phố Funabashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Cô gái sinh năm 1998 mới đảm nhận công việc này từ ngày 24/8/2022.
Thế nhưng, trong sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, Trà đã được Chính phủ Nhật Bản vinh danh là một trong 40 gương mặt trẻ tiêu biểu, thế hệ đại diện dẫn dắt tương lai Nhật – Việt.
Vinh dự này đến từ các nỗ lực giới thiệu văn hóa trong vai trò cầu nối Việt – Nhật của cô gái vốn yêu đất nước mặt trời mọc từ khi học phổ thông. Những năm học cấp 3, Trà đặc biệt yêu thích Anime ( phim hoạt hình-PV) Nhật Bản.
Nhờ xem Anime, Trà có những ấn tượng đầu tiên về ngôn ngữ, văn hóa, con người Nhật Bản. Cô quyết định học tiếng Nhật với ước mong đến quốc gia này trải nghiệm.
Năm 2018, Trà lần đầu tiên chạm vào ước mơ của mình. Năm đó, cô gái trẻ giành giải đặc biệt của một cuộc thi có kèm phần thưởng là chuyến du lịch kết hợp tham gia giao lưu văn hóa tại Nhật Bản.
Sau đó không lâu, Trà tiếp tục tham gia chương trình du học trao đổi ngắn hạn tại trường đại học Hitotsubashi ở Tokyo. Mỗi lần đến Nhật Bản, Trà đều có những ấn tượng, kỷ niệm khó quên.
Trà kể: “Lần đầu tiên đến Nhật, tôi và chị bạn lên nhầm tàu điện nên đến một nhà ga xa lạ lúc 0h. Không tìm được đường về khách sạn, tôi đến nhờ một phụ nữ và được cô ấy dẫn đến gặp nhân viên nhà ga.
Khi nhân viên nhà ga thông báo tàu về khách sạn nơi chúng tôi đang ở đã chạy chuyến cuối trong ngày, cô ấy dẫn 2 chị em tôi về nhà. Sau đó, cô dùng xe ô tô của mình đưa chúng tôi về khách sạn.
Trong quá trình du học, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người xa lạ như thế. Những điều ấy khiến tôi cảm nhận được sự ấm áp, thân thiện của người Nhật và thêm yêu mến đất nước này”.
Đó cũng là lý do Trà mong muốn được đến đất nước mặt trời mọc để trải nghiệm nhiều hơn. Khi biết Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tuyển dụng điều phối viên quan hệ quốc tế, Trà mạnh dạn nộp hồ sơ.
Tháng 6/2022, Trà nhận được thông báo trúng tuyển. Hai tháng sau, cô tạm biệt gia đình, lên đường sang Nhật nhận nhiệm vụ. Tháng 8 cùng năm, Trà trở thành điều phối viên quan hệ quốc tế đầu tiên tại Funabashi.
Trà dạy hát bằng tiếng Việt cho người già tại Nhật
Video đang HOT
Tại Funabashi, nhiệm vụ chính của Trà là trở thành cầu nối Việt – Nhật, tham gia các hoạt động liên quan đến quá trình thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế tại thành phố. Trà lên ý tưởng, lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản.
Những người hâm mộ bất ngờ
Cô gái trẻ tổ chức các lớp học nấu ăn hương vị Việt Nam, trải nghiệm học hát tiếng Việt, trải nghiệm Tết phong cách Việt… Trong lớp học trải nghiệm tiếng Việt, Trà hướng dẫn người Nhật giới thiệu bản thân và học một số từ vựng hữu dụng khi đi du lịch Việt Nam.
Cô gái không đủ thời gian tổ chức các lớp dạy tiếng Việt quy mô. Thế nhưng, các buổi trải nghiệm tiếng Việt cũng khiến người bản địa thích thú. Ban đầu, các học viên của Trà nhận thấy tiếng Việt rất khó phát âm vì có đến 6 thanh điệu.
Tuy nhiên sau đó, họ nhận ra rằng nhờ các thanh điệu này mà tiếng Việt có sự trầm bổng. Từ đó, người Nhật lý giải được nguyên nhân vì sao người Việt đang nói chuyện bình thường nhưng vẫn có sự trầm bổng như đang hát.
Ngoài ra, buổi trải nghiệm cũng giúp học viên người Nhật nhận ra tiếng Việt có một loại kính ngữ rất đơn giản. Đó là chữ “ạ”. Họ tỏ ra ấn tượng với loại kính ngữ này. Bởi chỉ cần gắn từ “ạ” vào cuối câu, người nói đã thể hiện được sự kính trọng lúc giao tiếp.
Cô gái trẻ giới thiệu hình ảnh nón lá, áo dài tại Nhật
Tại thành phố Funabashi, một trong những nhiệm vụ chính của Trà là tổ chức các buổi diễn thuyết, dạy về văn hóa Việt Nam cho người cao tuổi.
Trong các buổi diễn thuyết kéo dài từ 1-2 giờ đồng hồ này, Trà cố gắng quảng bá, giới thiệu phong cảnh, sự phát triển của Việt Nam và các nét văn hóa thú vị của quê hương mình. Hoạt động này thực sự đem đến những thông tin bất ngờ, hấp dẫn cho người tham gia.
Trà chia sẻ: “Đến bây giờ, nhiều người cao tuổi tại Nhật Bản vẫn nghĩ rằng Việt Nam còn đang trong thời chiến. Có người lại nghĩ Việt Nam còn nghèo nàn do hậu quả chiến tranh…
Sau khi tham gia buổi học, xem những video về đất nước, con người Việt Nam… họ đều rất bất ngờ.
Họ trầm trồ trước vẻ đẹp thiên nhiên, thán phục trước sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Thậm chí có những ông bà nói rằng mình rất hâm mộ Việt Nam vì đã đánh thắng các cường quốc trong chiến tranh và xây dựng đất nước từ vô vàn khó khăn”.
Trà luôn nỗ lực để người dân Việt Nam, Nhật Bản xích lại gần nhau hơn
Với mong muốn người dân Nhật Bản, Việt Nam hiểu nhau hơn, Trà cũng nỗ lực giới thiệu sự khác nhau trong văn hóa sinh hoạt của hai nước. Trà thông tin việc ở Việt Nam đi xe đạp chở thêm người ngồi phía sau là bình thường, dù ở Nhật đó là hành vi vi phạm luật giao thông.
Thông qua những buổi dạy này, Trà giúp người dân Nhật Bản hiểu rằng khi người Việt có những hành động như trên, thì đó là do sự khác nhau trong văn hóa sinh hoạt của 2 đất nước chứ không phải là một hành động cố tình vi phạm.
Trà tâm sự: “Tất cả công việc của tôi đều nhằm mục đích quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết nối người dân hai nước xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn.
Với tư cách là một trong những cầu nối Việt – Nhật, tôi hy vọng mối quan hệ của 2 nước ngày càng bền chặt, phát triển. Ấn tượng của người dân 2 nước về nhau luôn là những hình ảnh tốt đẹp nhất.
Tôi cũng hy vọng trong tương lai, Việt Nam và Nhật Bản sẽ có ngày càng nhiều thành phố kết nghĩa, nhiều dự án chung, nhiều hợp tác và cùng phát triển hơn nữa”.
Gác lại giấc mơ đại học đi xuất khẩu lao động: 'Khi nào bố mẹ hết nợ, tôi mới về!'
3 cô gái gác lại giấc mơ dở dang, đi xuất khẩu lao động. Cuộc đời có nhiều ngã rẽ để lựa chọn, nhưng 'giấc mơ xuất ngoại' mau chóng giúp họ kiếm được nguồn thu nhập cao, giúp gia đình trang trải nợ nần và thay đổi cuộc sống.
Giây phút nghỉ trưa ngắn ngủi của Thu Hương cùng đồng nghiệp ở Nhật - Ảnh: NVCC
Ba trong số rất nhiều phận người ôm mộng đổi đời nơi xứ người này có lẽ chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" trong bức tranh xuất khẩu lao động, phần nào phản ánh được cuộc mưu sinh vất vả nơi xứ người, cũng bởi đồng tiền kiếm được chẳng mấy dễ dàng khi "ráo mồ hôi là hết tiền".
"Sống tốt cho hôm nay, chuyện mai, mai tính!"
Gác lại giấc mơ đứng trên bục giảng, 4 năm trước, Thu Hương (tên nhân vật đã thay đổi, 26 tuổi, ở Hà Tĩnh) lựa chọn đi xuất khẩu lao động ở Nhật.
Từng tốt nghiệp một trường đại học sư phạm, nhưng trước gánh nặng nợ nần của gia đình, cô lựa chọn rời bỏ quê hương.
Làm việc 8 tiếng mỗi ngày, thi thoảng tăng ca 1 - 2 tiếng, Hương nhẩm tính trung bình sẽ được nhận 25 triệu đồng/tháng chưa kể tiền ăn.
"Nếu trừ đi khoản chi phí ăn uống, tôi còn 20 triệu đồng để gửi về cho gia đình, nhưng có tháng đau ốm thì chỉ còn 10 - 15 triệu đồng. Đi xuất khẩu lao động 3 năm, toàn bộ số tiền công tôi đều gửi về giúp bố mẹ trả nợ" - Hương chia sẻ.
Nơi xứ người, cô nhiều lúc nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết, nhưng nghĩ về bố mẹ đã giúp Hương vượt qua khó khăn.
Cô bộc bạch, chỉ nghĩ đến việc trả nợ cho bố mẹ mà chưa nghĩ đến tương lai riêng mình. Hương không tích cóp cho bản thân nên hiện tài khoản riêng chỉ "0 đồng". Điều cô mong muốn nhất là sống tốt cho hôm nay, chuyện mai, mai tính!
"Tôi rất muốn sống gần bố mẹ, nhưng hoàn cảnh không cho phép nên phải lựa chọn xa quê hương. Hiện nay còn phát sinh thêm những khoản nợ, thế nên có thể tôi sẽ phải gia hạn hợp đồng ở lại Nhật 4 năm hoặc 5 năm. Dù không hề muốn, tôi vẫn phải tiếp tục, khi nào bố mẹ hết nợ thì tôi mới về!" - cô quả quyết.
Thanh niên có nhu cầu tìm việc làm ở các công ty FDI được tư vấn tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - Ảnh: H.QUÂN
Còn N.T.T. (ở Hà Tĩnh) đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để ôm mộng đổi đời.
Từng đỗ vào một trường đại học luật ở Hà Nội, nhưng đi học được 1 năm thì cô thấy bản thân không phù hợp với chuyên ngành. Chán nản cộng với việc anh trai khuyên nên chỉ sau 1 năm, T. rời bỏ giảng đường, lựa chọn đi xuất khẩu lao động ở Đức.
Ở Đức, T. làm ở một tiệm nail với khung thời gian từ 9h - 19h, nhưng vào mùa vụ đôi lúc phải kéo dài thời gian.
Quãng thời gian ở xứ người khiến cô dần quen với cuộc sống ở đó, T. chia sẻ nếu về nước sẽ rất khó để hòa nhập lại với cuộc sống ở quê.
"Nếu về nước sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, trong khi ở đây tôi đã tạm thời ổn định cuộc sống. Dù gặp không ít khó khăn nhưng những lúc đó nghĩ đến số nợ bỏ ra để được sang Đức, tôi phải cố gắng làm lụng hết sức mình" - T. bộc bạch.
Rời quê vì... sợ lấy chồng
Người ôm mộng đổi đời, người bất đắc dĩ đi xuất khẩu lao động để trả hết nợ nần, nhưng với Nguyễn Hiền Lương (tên nhân vật đã được thay đổi,ở Hà Tĩnh) lại lựa chọn bỏ xứ ra đi để tránh... lấy chồng sớm.
Tốt nghiệp một trường đại học ngoại ngữ, Lương cũng từng nuôi giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng ở quê, nhiều phụ huynh ép buộc con gái nghỉ học để lấy chồng sớm, bố mẹ Lương cũng không ngoại lệ.
"Nói là sớm cũng không hẳn, mà đúng ra là tôi sợ gia đình bắt phải lấy người mà mình không yêu. Không thể cãi lời bố mẹ, tôi lựa chọn rời quê để đi làm kiếm tiền, sau này có vốn lận lưng cho cuộc sống đỡ vất vả, tránh phụ thuộc vào người khác" - cô bộc bạch.
Đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Singapore, Lương làm công việc bán hàng ở siêu thị. Tùy từng yêu cầu của công ty, bình thường sẽ làm 8 tiếng/ngày, nhưng có lúc làm 12 tiếng, thậm chí 14 - 16 tiếng tùy vào lượng công việc.
Công việc vất vả nhưng đổi lại đồng lương được trả xứng đáng với công sức bỏ ra, có thể nhận thêm tiền hoa hồng, tiền thưởng tùy quy định của công ty, tùy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, một số người không may mắn gặp phải tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới", hay công việc không giống như trong hợp đồng ban đầu, mức lương thấp hơn.
Có ngày tan làm lên đến tàu điện là ngủ gục vì mệt quá, nhưng nghĩ đến số nợ đã bỏ ra để đi xuất khẩu lao động, Lương lại tiếp tục lao đầu vào công việc.
"May mắn mình có vốn ngoại ngữ khá tốt nên vượt qua được khó khăn ban đầu. Ở nước ngoài, cầm trên tay đồng tiền làm từ mồ hôi, nước mắt của mình bỏ ra càng thúc mình không được bỏ cuộc" - cô nói.
Hoàn thành hợp đồng, Lương về nước sau 3 năm làm việc. Nhưng "kịch bản cũ" lặp lại, bố mẹ giục cô mau chóng lấy chồng vì tuổi đã cao, sợ cô "quá lứa lỡ thì". Không chịu nổi sự thúc ép, cô tiếp tục lựa chọn rời bỏ quê hương.
"Giờ tôi chỉ mong có đủ sức khỏe, bình an mới "thuận buồm xuôi gió" kiếm được tiền nhiều để đỡ đần bố mẹ, lo cho cuộc sống của bản thân" - Lương bày tỏ.
Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, từ năm 2013 đến nay, tổng số lao động của tỉnh Hà Tĩnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 69.000 người. Bình quân có trên 7.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng/năm.
Bé Sa - con trai Quỳnh Trần JP kể chuyện bị bạn bè ở lớp đánh dù không làm gì Đi học được hơn 1 tháng, cậu bé kể rằng mình bị bạn bè ở lớp bắt nạt dù không làm gì. Theo chia sẻ của Quỳnh Trần JP thì những học sinh đi học muộn, có bố mẹ là người nước ngoài thường dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.