9X đạt học bổng ĐH Oxford, Bắc Đại và cơ duyên với Liên hợp quốc
Đạt học bổng toàn phần của ĐH Bắc Kinh, nghiên cứu tại các trường Oxford hay Cornell và làm việc tại các cơ quan của Liên Hợp Quốc, Nguyễn Đăng Đạo đang trên hành trình khẳng định trí tuệ và dấu ấn người trẻ Việt trên đấu trường quốc tế.
Hành trình vạn dặm khởi đầu từ quyết định bất chợt
Con đường trở thành công dân toàn cầu của chàng trai Nguyễn Đăng Đạo (SN 1996) bắt đầu bằng một cú “twist” bất ngờ. 10 năm về trước, nhân duyên dẫn lối và chàng trai đất Nghệ đã lựa chọn chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao (DAV).
“Mình có giải Quốc gia được tuyển thẳng, vậy nên dự định không thi đại học. Buổi chiều cuối trước khi nộp đơn, bạn thân khuyên mình thi vào trường Ngoại giao vì tính cách quảng giao của mình. Ngay lúc đó, mình đã mượn hồ sơ của bạn và đăng ký vào ngành cao điểm nhất là Quan hệ Quốc tế”, Đăng Đạo chia sẻ.
Quyết định này đánh dấu sự khởi đầu một hành trình mới của chàng trai 9x.
Đăng Đạo tại buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp ở ĐH Bắc Kinh với kết quả xuất sắc. Ảnh: NVCC.
Tại Học viện Ngoại giao, Đăng Đạo nhanh chóng nhận ra rằng để trở thành nhà ngoại giao đòi hỏi nhiều thứ hơn. Đó là trình độ ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, hiểu biết sâu rộng và đặc biệt bản lĩnh, tinh thần dám nghĩ dám làm, theo đuổi đến cùng nhiệm vụ vì lợi ích quốc gia dân tộc.
Nhận thức được điều đó, chàng trai không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân. “Trong 4 năm ở DAV, mình đã thực tập ở Liên Hợp Quốc, Ban thư ký APEC và Ban thư ký ASEAN thuộc Bộ Ngoại Giao, Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU). Đây là bước khởi đầu vững chắc để tiếp tục học tập và làm việc sau này”.
Chàng trai xứ Nghệ đạt học bổng toàn phần ĐH Bắc Kinh (2021-2023) và học bổng toàn phần chương trình Erasmus Mundus của Liên minh Châu Âu cho bậc thạc sĩ (2019-2021). Ảnh: NVCC.
Tốt nghiệp DAV, Đăng Đạo đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần Erasmus Mundus danh giá của Liên minh Châu Âu. Chương trình thạc sĩ Erasmus Mundus nam sinh theo đuổi được sáng lập bởi bốn trường ĐH thuộc Mạng lưới nghiên cứu châu Âu EUROPAEUM tại ĐH Oxford gồm 19 trường hàng đầu châu Âu.
Bên cạnh bức tranh “màu hồng” mọi người thường thấy như hỗ trợ tài chính rất hào phóng, cơ hội học đa quốc gia, bằng thạc sĩ kép, Đăng Đạo cũng cho biết có nhiều khó khăn chỉ người trong cuộc mới hiểu. Việc thường xuyên phải di chuyển, làm visa, chuyển nhà, chuyển trường, làm giấy tờ tùy thân ở hai nước trở lên trong thời gian ngắn là những điều nam sinh không ngờ tới trước khi theo học 2 năm ở châu Âu.
Năm 2021, vượt qua hàng trăm “học bá” toàn cầu, Đăng Đạo đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần Nhà lãnh đạo châu Á tương lai do Học Viện Yên Kinh thuộc ĐH Bắc Kinh và Viện Châu Á Baixian tài trợ.
“Trong một hội thảo tại ĐH Oxford, cuộc nói chuyện với Hiệu trưởng của trường – GS Chris Patten, đã thay đổi hướng tiếp cận đối tượng của mình, vốn tập trung vào EU. Sau đại dịch Covid-19, GS Patten chia sẻ với mình rằng việc xem xét kỹ lưỡng vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu và quan hệ Trung Quốc-EU trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Điều này đã thôi thúc mình quay lại ĐH Bắc Kinh, nơi mình đã từng trao đổi ở bậc cử nhân để nghiên cứu thêm về Trung Quốc, đặc biệt là quá trình đô thị hóa thần kỳ của quốc gia này, bắt tay vào một nỗ lực học thuật khác, lấy bằng thạc sĩ về nghiên cứu Trung Quốc”.
Video đang HOT
Đăng Đạo tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc với Giải thưởng Học thuật giành cho 20 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và nghiên cứu toàn ĐH Bắc Kinh.
Được biết, chương trình học tại Yên Kinh nhấn mạnh vào sự nắm vững kiến thức chuyên môn và tương tác thực địa. Trong thời gian 9 tháng ở Trung Quốc, chàng trai đã có cơ hội đi 12 thành phố, sinh sống với người dân bản địa để phục vụ các nghiên cứu của anh về đô thị hóa và số hóa đây.
Năng động và luôn tự vượt qua giới hạn bản thân, Đăng Đạo chủ động, tích cực trong các hoạt động nghiên cứu và ngoại khóa. Chàng trai đã đi đến 54 quốc gia trên khắp châu lục và trở thành diễn giả tại nhiều diễn đàn tổ chức như Ngân hàng Phát triển Châu Á hay ĐH Cambridge.
“Bất đồng thường xuất hiện trong các mối tương tác, đặc biệt khi sống, học tập và làm việc tại môi trường đa văn hóa, Đông-Tây kết hợp như vậy. Tuy nhiên, mình nhận ra rằng, thay vì quá chú ý vào điểm khác biệt, mình thường tập trung nhiều hơn vào việc tìm ra điểm chung và tạo ra kết nối giữa những điều khác biệt.
Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác, cố gắng nhìn nhận từ lăng kính văn hóa của họ và giao tiếp dựa trên tình thần cùng giải quyết vấn đề”, Đăng Đạo chia sẻ về cách làm việc trong môi trường đa văn hóa.
Cơ duyên với Liên hợp quốc và quyết định về Việt Nam
Đăng Đạo đã gắn bó với Liên hợp quốc (LHQ) từ năm 2017. Khởi đầu với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) ở Việt Nam, rồi sau đó trở thành tư vấn viên của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) trong một thời gian ngắn trước khi đi du học và sau đó là Chiến dịch hành động SDG ở Đức và trụ sở chính của UNESCO ở Pháp, và cơ hội sắp tới là Chương trình Nhập cư LHQ (UN Habitat).
“Thực ra trước khi trở lại Việt Nam, mình có nhận được lời mời làm việc ở LHQ ở New York và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng muốn có kinh nghiệm thực tiễn tại khu vực Đông Nam Á trước và đã quyết định trở về Việt Nam”.
Đăng Đạo đại diện người trẻ Việt tham gia các diễn đàn đa phương lớn.
Theo Đăng Đạo, mỗi vị trí ở các cơ quan của LHQ có những yêu cầu khác nhau tùy theo đặc thù và địa bàn hoạt động, nhưng có ba yếu tố có thể giúp một người nổi bật: khả năng ngoại ngữ và giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm và kiến thức chuyên môn.
Hiện tại, chàng trai đang làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và chuẩn bị đồng hành cùng nhóm chuyên gia của UN-Habitat thực hiện dự án về phát triển đô thị ở Việt Nam với vị trí cố vấn phát triển đô thị.
Song song với đó, Đăng Đạo tiếp tục gắn bó với việc phát triển giới trẻ với tổ chức Những nhà đô thị trẻ Đông Nam Á để kết nối những người quan tâm đến thành phố và phát triển đô thị ở Đông Nam Á, chia sẻ những bài học phát triển và hiểu biết chung, cũng như tăng cường tiếng nói của người trẻ trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.
Chàng trai luôn sống, làm việc và cống hiến với thái độ luôn sẵn sàng dấn thân.
Nhắn nhủ đến thế hệ trẻ, chàng trai bộc bạch: “Mình là một người khá tự ti, không giỏi ăn nói cũng như thành tích học tập từng không xuất sắc. Thế nhưng mình nghĩ sự tò mò và dám dấn thân vào một lĩnh vực mới đã giúp mình đạt được một vài thành tựu như hiện nay.
Mình rất tâm đắc một câu, nếu mình thử còn có 0.1% cơ hội thành công, còn nếu mình không dám thử, mãi mãi cơ hội thành công là 0%”.
Thành tích của Nguyễn Đăng Đạo:
- Học bổng toàn phần Nhà lãnh đạo châu Á tương lai của Học Viện Yên Kinh, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) và tham gia chương trình trao đổi tại ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) và ĐH Waseda (Nhật Bản)
- Học bổng toàn phần Erasmus Mundus của Liên minh Châu Âu, Học bổng trao đổi Viện Nghiên cứu châu Âu Europaeum tại ĐH Oxford (Anh)
- Chuyên gia tư vấn tại trụ sở chính của UNESCO tại Pháp và đồng điều phối Chương trình hành động về Gắn kết người trẻ vào chương trình nghị sự toàn cầu của UNESCO (2021-2023)
- Trưởng Phái đoàn ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh G20 dành cho giới trẻ (2022)
- Điều phối viên Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ Á-Âu (ASEF) và nghiên cứu viên về giải pháp dựa vào thiên nhiên đô thị tại Quỹ Á-Âu (ASEF) (2022-2023)
- Chuyên gia nghiên cứu của chương trình Chương trình Đối thoại Nghiên cứu EU-ASEAN (EANGAGE) của Liên minh Châu Âu và Ban thư ký ASEAN (4/2021- 11/2022)
-Sáng lập tổ chức Những nhà đô thị trẻ Đông Nam Á (Young Urbanists of Southeast Asia – YUSEA) và Tổ chức hợp tác trẻ Âu-Á (Student Think Tank for Europe-Asia Relations – STEAR)
- Xuất bản nhiều ấn phẩm đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín
Việc làm khan hiếm, giới trẻ Trung Quốc lên cả ứng dụng hẹn hò để tìm việc
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp sau đại học ngày càng gia tăng, các tân cử nhân ở đất nước tỉ dân phải tìm đủ mọi cách để giành lợi thế trên thị trường lao động.
Tự tìm cơ hội trong thời điểm khan hiếm việc làm
Một tháng sau khi tốt nghiệp ngành thời trang, Songsong - một cô gái sống ở Bắc Kinh vẫn không tìm được việc làm. Cô đã nộp đơn xin việc đến 30 vị trí thông qua email và các trang web giới thiệu việc làm nhưng vẫn không nhận được phản hồi nào. Vì vậy, Songsong quyết định thử tìm kiếm cơ hội ở một nền tảng khác: Ứng dụng hẹn hò Tinder.
Cô gái 22 tuổi thay đổi ảnh đại diện bằng một hình ảnh với dòng chữ lớn màu đỏ: "Có ai thiếu người làm không? Hiện tại tôi đang tìm kiếm một công việc, hãy tuyển tôi". Songsong nói với tờ Sixth Tone: "Tôi đã xem nhiều cách quảng bá và hồ sơ cá nhân trên Tinder, thế nên tôi nghĩ 'tại sao mình không quảng bá về bản thân ở đây để được nhiều người biết đến hơn?' "
Ảnh giới thiệu của Songsong trên Tinder với nội dung: "Có công ty của ai thiếu người không? Hãy tuyển tôi. Nghề thiết kế hoặc dạy học, cho trẻ con hay người lớn đều được"
Songsong là một trong số rất nhiều người trẻ Trung Quốc chuyển sang Tinder tìm kiếm cơ hội việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp sau đại học ngày càng gia tăng. Theo cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, đến đầu năm nay, tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ nước này đã vượt quá 20%. Những tân cử nhân phải tìm đủ mọi cách để giành lợi thế trên thị trường lao động, và Tinder chính là cách mới nhất mà họ chọn để thu hút sự chú ý từ các nhà tuyển dụng.
Các ứng dụng hẹn hò hiện nay cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Theo nền tảng phân tích Data.ai vào năm 2022, có đến 275 ứng dụng hẹn hò với hơn 1.000 lượt tải xuống. Không rõ chính xác có bao nhiêu người trẻ Trung Quốc sử dụng Tinder, nhưng ứng dụng này phổ biến hơn nhiều so với các nền tảng hẹn hò quốc tế khác mặc dù không được hỗ trợ truy cập ở Trung Quốc. Việc truy cập Tinder không dễ dàng (phải thực hiện các biện pháp vượt "tường lửa") là một trong những lý do khiến nhiều người trẻ ở đất nước tỉ dân coi nó là một nền tảng lý tưởng, bởi người dùng chủ yếu là người đã học ở nước ngoài hoặc làm việc cho các công ty quốc tế.
Khi ứng dụng hẹn hò "không chỉ để hẹn hò"
Hội chợ việc làm ngày 9/9/2023 tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Xing - một sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh - nói với Sixth Tone rằng một cuộc gặp gỡ qua Tinder đã khởi đầu sự nghiệp của cô. Năm 2022, một thời gian sau khi lấy bằng triết học, Xing đã hẹn hò với một người đàn ông quen qua ứng dụng hẹn hò. Tình cờ, người đàn ông đó làm việc cho một công ty lớn ở Bắc Kinh, anh đã cho cô một số lời khuyên hữu ích để Xing nắm chắc một suất thực tập ở công ty. Điều này giúp ích cho Xing rất nhiều khi ứng tuyển ở những nơi khác sau đó.
"Điều tuyệt vời ở ứng dụng hẹn hò là bạn có thể kết nối với những người ngoài vòng quan hệ thông thường của mình. Khác với ứng dụng tìm việc, bầu không khí trên ứng dụng hẹn hò cũng thân thiết hơn vì nhưng cuộc trò chuyện thường bắt đầu về cuộc sống cá nhân. Hầu hết những người ở trên Tinder đều có công việc tốt nên bạn cũng có cơ hội được giới thiệu ở công ty lớn hơn", Xing nói.
Trên thực tế, từ tháng 5 khi LinkedIn rút khỏi thị trường Trung Quốc, mọi người bắt đầu sử dụng Tinder để làm nền tảng tìm việc thay thế. Nhiều người dùng còn đưa kinh nghiệm làm việc và thông tin trường đại học vào hồ sơ Tinder, sàng lọc người xem dựa trên giới tính, tuổi tác và sở thích.
Vào tháng 6, một bài đăng với tiêu đề "Mẹo tìm việc trên Tinder" trên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng với hàng nghìn lượt thích và chia sẻ. Bài đăng hướng dẫn các bước chi tiết như: Chỉ kết nối với những người khác giới cùng ngành nghề với mình, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với thành tựu trong công việc của họ, chia sẻ những khó khăn và xin lời khuyên, hẹn gặp mặt và tặng quà cho đối phương... Chủ bài đăng cho biết bản thân đã thành công khi dùng phương pháp này để nhờ một người trên ứng dụng hẹn hò sửa giúp bản lý lịch công việc và giới thiệu với nhà tuyển dụng.
Nói về điều này, Yang Yutong - giám đốc nhân sự một công ty ở Thượng Hải cho biết: "Cá nhân tôi cho rằng việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò để kết nối với người cùng ngành nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm là ý tưởng rất sáng tạo, phù hợp với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đề phòng những kẻ lừa đảo đưa thông tin giả vì những động cơ xấu khác".
Những ý kiến trái chiều
Tuy nhiên, phía ứng dụng hẹn hò dường như không đồng tình với điều này. Người phát ngôn của Tinder cảnh báo người dùng sử dụng tài khoản với mục đích kinh doanh, kiếm tiền tức là đang vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
Một số người dùng Tinder cũng lên tiếng phản đối và cho rằng không nên dùng ứng dụng hẹn hò cho công việc bởi mỗi nền tảng có chức năng khác nhau. Theo quan điểm của họ, việc tìm kiếm những mối quan hệ có tính toán từ trước gây ảnh hưởng đến những người sử dụng ứng dụng với mục đích thuần tuý. Dần dà, có thể khiến việc tìm đối tượng hẹn hò trên ứng dụng trở nên khó khăn hơn, gây nên tâm lý lo sợ người khác tiếp cận mình chỉ để tìm việc.
Wu Qianqian, sinh viên năm cuối Đại học Sydney, cho rằng tìm kiếm cơ hội việc làm trên ứng dụng hẹn hò chỉ như cách mà nhiều người dùng nó để tạo các mối quan hệ xã hội mới. Cô còn từng sử dụng Tinder để tuyển thành viên mới cho một hội nhóm sinh viên Trung Quốc trước khi đến Australia du học vào 2020.
"Các ứng dụng hẹn hò giúp mở rộng vòng kết nối xã hội của bạn. Mọi người có thể hẹn hò, kết bạn, thậm chí để kiếm tiền thông qua đó. Chẳng có gì sai khi biến nó thành thế mạnh của bạn", Wu Qianqian nói.
Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm kỷ lục vào năm 2022 Hôm nay 15.8, tờ National Business Daily của Trung Quốc ước tính tỷ lệ sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) ở nước này đã giảm xuống mức kỷ lục là 1,09 vào năm 2022. Chi phí nuôi con cao đang là một trong những trở ngại khiến các đôi vợ chồng Trung Quốc ngại có...