99% bệnh nhân Covid-19 nhập viện có điểm chung là chưa tiêm chủng
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng đột biến ở Mỹ, phần lớn các trường hợp tử vong và nhập viện vẫn tiếp tục áp đảo ở những người chưa tiêm chủng.
99% bệnh nhân Covid-19 nhập viện đều có điểm chung là chưa tiêm chủng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đa số những người Mỹ mắc Covid-19 nghiêm trọng hoặc tử vong đều chưa tiêm chủng, theo Fox News . Và có đến 99% số ca nhập viện hoặc tử vong là người chưa tiêm chủng.
Ngày 16.9: Thông báo 239 ca Covid-19 tử vong tại 12 tỉnh thành
Theo dữ liệu của CDC Mỹ, từ 1.1 đến ngày 30.8, trong số hơn 1,6 triệu người Mỹ đã nhập viện vì Covid-19, thì có đến:
- 1.589.529 bệnh nhân, chiếm đến 99,35% số ca nhập viện, là người chưa tiêm chủng.
- 262.454 người tử vong, chiếm 99,07% số ca tử vong, là người chưa tiêm chủng.
- 10.471 bệnh nhân, chiếm khoảng 0,65% số ca nhập viện, là người đã tiêm chủng đầy đủ
- 2.437 người, tương đương 0,92% số ca tử vong, là những người đã tiêm chủng đầy đủ.
Người đã tiêm chủng nguy cơ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong thấp hơn nhiều so với người chưa tiêm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các con số trên nêu bật hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn chặn nhiễm bệnh nghiêm trọng và tử vong do Covid-19, ngay cả khi biến thể Delta rất dễ lây lan.
Các chuyên gia y tế cho biết chỉ rất ít trường hợp nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng đầy đủ mắc bệnh nghiêm trọng, điều này cho thấy vắc xin đang có hiệu quả.
Chỉ 1/100.000 người đã tiêm chủng phải nhập viện hoặc tử vong
Đánh giá tỷ lệ nhập viện và tử vong trong số những người đã tiêm chủng đầy đủ, tính đến ngày 30.8, hơn 173 triệu người đã tiêm chủng đầy đủ.
Cứ 500 người Mỹ lại có 1 người tử vong vì Covid-19
Trong số này, chỉ có 12.908 người, chiếm tỷ lệ 0,01%, nghĩa là trong 100.000 người đã tiêm chủng đầy đủ, mới có 1 người phải nhập viện hoặc tử vong do nhiễm Covid-19, số liệu từ CDC Mỹ, theo Fox News .
Trong số những người phải nhập viện, 70% là từ 65 tuổi trở lên và 87% tử vong thuộc nhóm tuổi này.
CDC Mỹ theo dõi những trường hợp nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng đầy đủ nhưng phải nhập viện và tử vong, đã đưa ra kết luận rõ ràng: Nguy cơ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong ở người đã tiêm chủng đều thấp hơn nhiều so với người chưa tiêm, theo Fox News .
Khả năng chống biến thể Delta của 3 loại vắc xin phổ biến
Hiệu quả của vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca phai dần theo thời gian nhưng vẫn ngăn ngừa được nhập viện, tử vong.
Hơn 90% số ca mắc Covid-19 ở Mỹ nhiễm biến thể Delta tạo nên đợt bùng phát trong hai tháng qua. Ngày càng có nhiều trường hợp đã chủng ngừa nhưng vẫn mắc bệnh dẫn đến câu hỏi về khả năng chống lại biến thể Delta của vắc xin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến thể Delta có thể tránh được một phần kháng thể do vắc xin tạo ra. Như vậy, những người đã tiêm chủng có mức kháng thể bảo vệ chống lại Delta thấp hơn so với các biến thể khác.
Trang Insider đã xem xét hơn một chục nghiên cứu và thông báo từ các nhà sản xuất vắc xin, tổ chức y tế công cộng và giới khoa học ở nhiều quốc gia để phân tích mức độ hiệu quả của vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca chống lại Delta.
Kết quả đầy hứa hẹn. Trong khi hiệu quả của vắc xin chống lại Covid-19 đang giảm dần theo thời gian, khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng, nhập viện và tử vong vẫn còn cao.
Hiệu quả chống lại biến thể Delta của 3 loại vắc xin
Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ, đánh giá: "Chúng ta đã may mắn có được vắc xin an toàn và hiệu quả giúp bảo vệ vượt trội khỏi những hậu quả tồi tệ nhất của virus SARS-CoV-2".
Hiệu quả của vắc xin đang giảm dần theo thời gian, đó là lý do tại sao Mỹ và nhiều nước khác có kế hoạch tiêm mũi tăng cường.
Tuy nhiên, biến thể Delta không phải là lý do duy nhất khiến khả năng bảo vệ của vắc xin có vẻ yếu hơn so với cách đây vài tháng.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho biết, sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 dù đã tiêm phòng có thể do cả khả năng miễn dịch suy yếu và sức mạnh của biến thể Delta.
Giới chuyên môn đã phát hiện ra khả năng chống lại Covid-19 thể nhẹ hoặc trung bình của vắc xin giảm dần theo thời gian. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Israel, vắc xin Pfizer có hiệu quả 75% ở những người đã tiêm phòng vào tháng 4, trong khi mức bảo vệ đó giảm xuống còn 16% ở những người đã tiêm vào tháng 1.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) xem xét những người tiêm vắc xin Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh, có tải lượng virus cao. Kết quả cho thấy tiêm Pfizer có hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh với tải lượng virus cao hai tuần sau liều thứ hai. Chỉ số này còn 78% ở mốc ba tháng. Hiệu quả của AstraZeneca giảm từ 69% xuống 61% trong cùng khung thời gian.
Những phát hiện như vậy, cùng với dữ liệu gần đây từ Pfizer cho thấy, liều thứ ba giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta. Hãng dược Pfizer cũng thông báo lần tiêm thứ 3 tạo ra lượng kháng thể chống lại biến thể Delta nhiều hơn từ 5 đến 8 lần.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích của gừng có thể bạn chưa biết Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa, các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm.... Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm lợi ích của gừng! Gừng tươi có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh...