95% doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận kỹ sư Việt Nam
Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), trên 80% các doanh nghiệp của Nhật sẵn sàng nhận người nước ngoài vào làm việc trong công ty.
Trong số các doanh nghiệp này, 95% các công ty bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận các kỹ sư công nghệ thông tin đủ tiêu chuẩn của Việt Nam làm việc. Nhật Bản đặc biệt lưu ý đến nguồn nhân lực chuyên về khoa học máy tính và phần mềm.
Quang cảnh Lễ khai mạc Ngày công nghệ thông tin Nhật Bản 2019.
Đại diện Hiệp hội Dịch vụ công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA) cho biết: Nhật Bản đang thiếu hụt lớn về nhân lực về phần mềm máy tính. Thống kê đến tháng 6/2019, các doanh nghiệp Nhật hiện đang cần tuyển dụng khoảng 781.000 kỹ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên, để có thể làm việc cho các công ty của Nhật Bản, các kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam cần phải trang bị cho mình kiến thức về các công nghệ mới (như trí tuệ nhân tạo AI, internet kết nối vạn vật IoT, dữ liệu lớn Big Data…), tiếng Nhật và văn hóa kinh doanh cũng như cách thức tiếp cận thị trường Nhật Bản.
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam đã khảo sát hơn 60 doanh nghiệp đang hợp tác với các đối tác Nhật Bản. Kết quả là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực chuyển đổi số, dữ liệu lớn, thực tế ảo là ba mảng công nghệ tiềm năng nhất trong việc hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Video đang HOT
Hiện nay, thị trường công nghệ thông tin của Nhật Bản có giá trị ước khoảng 460 tỷ USD, riêng ngành phần mềm chiếm đến 130 tỷ USD. Nhật Bản hiện là một trong những nước đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản ( JETRO), năm 2018, gần 250 doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chiếm khoảng 8% tổng số đầu tư FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Mới đây, trong sự kiện Ngày Công nghệ thông tin Nhật Bản, Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Hợp tác công nghệ thông tin của Việt Nam – Nhật Bản (VJC) với Trung tâm đổi mới và chiến lược công nghệ thông tin tỉnh Okinawa, Nhật Bản (ISCO) đã diễn ra. Đây là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của hai quốc gia mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp thông tin, đặc biệt là hợp tác nghiên cứu phát triển các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Thanh toán không dùng tiền mặt chờ gì vào các doanh nghiệp Mobile Money?
Nhiều nước đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế và giúp người tiêu dùng, thanh toán điện tử đem lại các tiện ích vượt trội, như: tiết kiệm thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn.
Thanh toán qua di động đang là xu hướng được nhiều nước trên thế giới áp dụng
Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy kinh tế nhiều quốc gia
Về thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính. Với người tiêu dùng, thanh toán điện tử đem lại các tiện ích vượt trội, như: tiết kiệm thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn. Chính phủ cũng được hưởng lợi từ quá trình dịch chuyển sang thanh toán điện tử thông qua việc tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế; thu hẹp hoạt động kinh tế ngầm; cùng với đó là mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng - tài chính tới mọi người dân.
Trong xu hướng phát triển công nghệ thì các ứng dụng thanh toán trên di động được các quốc gia đặc biệt chú ý. Đã có 92 quốc gia trên thế giới đang triển khai dịch vụ tiền di động với gần 700 triệu tài khoản được đăng ký, lượng giao dịch trung bình 1 tỷ USD mỗi ngày. Không chỉ các nước nghèo mà các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản hay cả Trung Quốc cũng thúc đẩy mạnh mẽ chính sách thanh toán không dùng tiền mặt.
Mới đây, tờ Nikkei Asian Review đã nhận định, các chính phủ tại Đông Nam Á đang nỗ lực hiện thực hóa nền kinh tế không tiền mặt. Việt Nam và Thái Lan đang có những cú nhảy vọt để vượt qua Singapore và Malaysia trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Việt Nam và Thái Lan đang chứng kiến sự bùng nổ trong thanh toán di động. Ngày càng có nhiều người sử dụng ví điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Việt Nam bắt đầu triển khai thanh toán điện tử từ năm 2008. Dù chỉ có khoảng 40% trong số 95 triệu người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, chủ yếu ở khu vực thành thị, đã có khoảng 130 triệu thuê bao điện thoại di động và mạng lưới viễn thông phủ sóng khắp cả nước. Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông trong nước, bao gồm VNPT, Viettel và FPT, đã cho ra mắt ví điện tử và khuyến khích mọi người từ bỏ thói quen thanh toán tiền mặt của họ.
Mobile Money sẽ giúp bình dân hóa các dịch vụ tài chính không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt chờ gì vào các doanh nghiệp Fintech?
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện các giải pháp để thúc đẩy số lượng người dùng được tiếp cận với tài khoản ngân hàng có thể đạt đến con số 70% như mục tiêu phấn đấu. Để đạt được mục tiêu này phải có "bệ đỡ" cho các doanh nghiệp Fintech. Vì vậy, các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước sẽ có các chính sách, giải pháp giúp hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái Fintech.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết việc thanh toán bằng tài khoản viễn thông rất tốt cho nền kinh tế số, giúp người dùng tiếp cận tốt hơn với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Người dùng của các công ty có thể dùng số dư tài khoản viễn thông để thanh toán, trả tiền điện nước... trong hệ sinh thái các dịch vụ mà công ty viễn thông cung cấp.
Trong số các nhà mạng đang cung cấp dich vụ ví điện tử, Viettel đang nổi trội nhất với ViettelPay cho phép người dùng nạp thẻ điện thoại hoặc mua data với giá ưu đãi, cạnh tranh với các ví điện tử khác. Khách hàng có thể chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, mua vé tàu xe, đặt khách sạn, mua sắm online, nộp học phí... ViettelPay liên kết với hơn 30 ngân hàng nội địa, vì vậy khách hàng có rất nhiều lựa chọn chuyển tiền cũng như có thể nạp tiền trực tiếp vào tài khoản ViettelPay và rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào trên toàn quốc. ViettelPay cũng là ứng dụng chuyển tiền liên ngân hàng được yêu thích nhất khi được 72% khách hàng lựa chọn...
Cục Viễn thông cho rằng, các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh tiền di động sẽ có nhiều ưu thế. Thứ nhất, các doanh nghiệp viễn thông có lợi thế về kênh phân phối. Hiện Việt Nam có khoảng 130 triệu thuê bao di động, số lượng cao hơn gấp đôi so với tài khoản ngân hàng. Nếu các đại lý của nhà mạng di động cung cấp dịch vụ mobile money thì mạng lưới phân phối rất lớn, đặc biệt là đến các vùng sâu vùng xa, những nơi người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng.
"Nhiều năm trước đây, ngành viễn thông đã bình dân hóa cước di động và điện thoại. Nếu hiện nay làm được mobile money thì viễn thông cũng sẽ bình dân hóa các dịch vụ tài chính không dùng tiền mặt. Thứ hai, các nhà mạng di động có thể cài ứng dụng ngay trên thẻ SIM của điện thoại, do đó điện thoại không cần phải là smartphone. Người dùng chỉ cần thao tác bằng tin nhắn để thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản... Bên cạnh đó, các nhà mạng di động hiện nay đều có thương hiệu và uy tín, phủ rộng khắp các tỉnh thành, mọi người dân đều biết. Do đó đạt được lòng tin của người dùng khi triển khai dịch vụ" ", đại diện Cục viễn thông nhấn mạnh.
Theo tiền phong
Tập đoàn C.T Group chuyển mình trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Gần ba mươi năm xây dựng và phát triển, một chặng đường không hoàn toàn chỉ có thuận lợi nhưng C.T Group luôn bền chí và kịp thay đổi để có thể 'tin ở hoa hồng'. Chuyển mình từ yếu tố công nghệ Xã hội lúc này đây đang có những bước đi mạnh mẽ cùng nhịp với cách mạng 4.0 - cuộc...