90% mọi người đều thực hiện sai 10 phương pháp sơ cứu cơ bản này
Dưới đây đều là những phương pháp sơ cứu rất đơn giản nhưng hầu như ai cũng thực hiện sai vì những lầm tưởng tai hại.
1. Vệ sinh vết thương hở
Phương pháp sai: Thông thường, mọi người sẽ dùng peroxide, iodine, và rượu để vệ sinh vết thương hở. Nhưng peroxide lại phá hủy mô liên kết, khiến cho vết thương lâu lành. Còn iodine và rượu cũng gây tác động mạnh tới cả những tế bào khỏe mạnh, thậm chí gây bỏng nếu đổ lên vết thương.
Cách sơ cứu đúng: Rửa vết thương hở bằng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội rồi thoa thuốc kháng sinh lên. Không nên dùng băng để băng bó nếu vết thương nhỏ và không cần thiết vì vết thương cần được giữ thông thoáng cho mau lành.
2. Ép tim
Phương pháp sai: Khi gặp bệnh nhân cần được ép tim, nếu không biết chính xác kỹ thuật thì bạn không nên thực hiện vì nó có thể khiến xương sườn của họ bị gãy, làm tổn thương nghiêm trọng đến phổi và tim.
Cách sơ cứu đúng: Bạn chỉ nên thực hiện động tác ép tim khi mạch của người đó không còn đập, mũi không thở và xung quanh không có bác sĩ. Nếu có 2 người sơ cứu thì 1 người nên gọi xe cứu thương trong khi người còn lại thực hiện ép tim với tốc độ 100 lần/phút. Đối với trẻ sơ sinh, không dùng cả bàn tay mà ấn các ngón tay vào lồng ngực để ép tim. Một cách nữa là bạn có thể ép tim với tốc độ 30 lần liên tiếp, nghỉ 2 nhịp rồi tiếp tục lặp lại.
3. Dùng Paracetamol
Phương pháp sai: Mặc dù Paracetamol, hoặc acetaminophen là thuốc giảm đau và viêm được dùng trong cấp cứu nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây bệnh suy gan và thận.
Cách dùng đúng: Hãy chú ý về liều lượng sử dụng Paracetamol: với người lớn là 4g/ ngày. Acetaminophen là chất xuất hiện trong nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc cúm khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể dẫn đến quá liều lượng. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý khi dùng 2 thuốc này.
4. Sơ cứu khi chảy máu cam
Video đang HOT
Phương pháp sai: Nhiều người thường ngửa mặt lên trời khi bị chảy máu cam nhưng cách này khiến huyết áp tăng lên.
Cách làm đúng: Trong trường hợp bị chảy máu cam, bạn cần giữ đầu thẳng, sau đó bịt bông vào mũi rồi giữ trong 15 phút và thở bằng miệng. Sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy không ngừng thì bạn nên đến bệnh viện ngay.
5. Di chuyển nạn nhân
Phương pháp sai: Hầu hết các ca tử vong do tai nạn là vì chấn thương cổ và cột sống. Khi gặp trường hợp này, nhiều người thường chở bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu, nhưng điều này có thể khiến nạn nhân tử vong vì làm ảnh hưởng đến nội tạng và xương.
Cách làm đúng: Nếu gặp người bị chấn thương ở đầu hoặc cột sống thì hãy gọi xe cứu thương và quan sát nạn nhân cho đến khi bác sĩ đến.
6. Khi bị ngộ độc
Phương pháp sai: Khi bị ngộ độc thực phẩm, nhiều người thường dùng thuốc kích thích nôn để tống các thực phẩm độc hại ra khỏi dạ dày nhưng loại thuốc này có thể gây bỏng thực quản.
Cách làm đúng: Trong trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc, hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến thẳng bệnh viện. Đừng cố tìm những cách sơ cứu từ người khác hoặc xem trên mạng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị ngộ độc có thể rơi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
7. Cách giảm tình trạng mất máu
Phương pháp sai: Khi bị rắn độc cắn hoặc bị chảy máu nhiều, một số người thường dùng dây buộc chặt gần vị trí bị thương để ngăn chặn chất độc lan nhanh trong máu hoặc ngăn mất máu. Nhưng nếu buộc dây không đúng cách sẽ khiến máu không lưu thông được dẫn đến hoại tử.
Cách làm đúng: Thay vì dùng những chiếc dây nhỏ thì bạn nên sử dụng khăn bản lớn để buộc vào gần nơi bị thương đồng thời giữ và ấn chặt khăn. Thực hiện điều này cho đến khi xe cứu thương tới.
8. Khi gặp người bị động kinh
Phương pháp sai: Nhiều người thường đặt thìa hoặc kéo lưỡi người bị động kinh nhưng cách này có thể khiến họ bị nghẹt thở vì nuốt phải thìa.
Cách làm đúng: Người bị động kinh thường cơ thể sẽ bị rung lắc rất nhiều nhưng họ sẽ không làm những hành động có hại cho bản thân. Hãy gọi ngay xe cứu thương hoặc bác sĩ đến và trong lúc đó nhớ chú ý đến người bệnh.
9. Khi bị động vật có độc cắn
Phương pháp sai: Nhiều người sẽ hút máu ở vết thương khi bị rắn hoặc động vật có độc cắn. Nhưng nọc độc của chúng khi kết hợp với nước bọt của bạn có thể khiến chính bản thân bạn bị nhiễm độc nhanh hơn, dẫn đến suy tim.
Cách làm đúng: Trong trường hợp bị động vật có độc cắn, hãy nằm xuống để chất độc trong máu không phát tán nhanh rồi gọi xe cứu hộ và uống thật nhiều nước.
10. Tìm vị trí tiêm
Phương pháp sai: Nếu gặp tình huống phải tự tiêm, bạn không nên tiêm vào phần cơ quá căng hoặc tiêm bừa bất cứ chỗ nào.
Cách làm đúng: Khi bắt đầu tiêm, hãy khử trùng vùng da cần tiêm. Nếu phải tiêm vào mông, hãy chia một bên mông thành 4 phần bằng nhau và bạn cần tiêm vào vị trí bên trên, ở ngoài cùng như hình vẽ. Khi tiêm xong, dùng urgo dán bông vào vùng da tiêm để giữ vệ sinh.
Theo Danviet
Thanh niên 22 tuổi tử vong vì uống hạ sốt liên tục
Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân 22 tuổi ở Sơn La dùng đến 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg trong 2 ngày đã không thể qua khỏi.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân 22 tuổi ở Sơn La dùng đến 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg trong 2 ngày.
Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu ngày 6/9 trong tình trạng tổn thương gan, viêm gan rất nặng, có dấu hiệu suy gan. Trước đó 2 ngày, thanh niên này đã uống 19 viên thuốc paracetamol loại 500 mg chỉ trong 2 ngày để hạ sốt sau đó xuất hiện vàng da, mệt mỏi và được đưa vào viện.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo, nếu người dân không để ý hàm lượng thuốc hạ sốt Paracetamol rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc.
"Chỉ cần 2 ngày liền dùng trên 3g paracetamol là đã có nguy cơ viêm gan ngay cả với người khỏe mạnh", BS Nguyên cảnh báo.
Trước đó, Trung tâm Chống đốc cũng thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân suýt chết vì ngộ độc thuốc hạ sốt.
Ông Nguyễn Văn C. 61 tuổi, trú tại Lục Nam, Bắc Giang phải vào viện cấp cứu vì men gan tăng cao, suy gan. Theo con trai của ông C. ông bị sốt nên ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt uống.
Vài ngày sau, ông C. đỡ sốt nhưng người ông cứ mệt mỏi, ăn không ăn được, da vàng củ nghệ. Người nhà đưa thẳng ông vào Bệnh viện Bạch Mai. Ông C. không ngờ vì vỉ thuốc hạ sốt mà gan của ông bị ngộ độc nặng.
Tương tự, anh Nguyễn Minh T. (30 tuổi, ở Hải Phòng) bị sốt cao 39,5 độ có lúc lên đến 40 độ, để cắt cơn sốt, anh T. đã uống liền 16 viên thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Anh T. đến phòng khám tư truyền dịch nhưng bệnh không đỡ.
Khi toàn thân có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở... anh T. mới vào BV Việt Tiệp - Hải Phòng cấp cứu và ngay sau đó được chuyển thẳng lên Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ kết luận anh bị ngộ độc paracetamol trên nền bệnh viêm gan A.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, đa số bệnh nhân bị ngộ độc thuốc do tự mua thuốc về uống là chính. Nhiều bệnh nhân bị men gan tăng nhưng triệu chứng âm thầm, họ không biết bệnh khi uống thuốc đặc biệt thuốc chứa paracetamol không có hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến ngộ độc gan, người vàng ệch như nghệ.
BS Nguyên cảnh báo nguy cơ tử vong nếu người dân tự ý sử dụng thuốc hạ sốt
Theo các bác sĩ, paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm dễ dẫn đến ngộ độc.
Theo Danviet