9 vấn đề ‘kinh điển’ về ‘chuyện ấy’ kể cả người giàu kinh nghiệm mấy cũng thắc mắc
Một thanh niên 19 tuổi sau khi bước vào tuổi dậy thì có rất nhiều thắc mắc xoay quanh giới tính và những thay đổi cơ thể của cả nam và nữ.
Các chuyên gia tình dục của trang Thehealthsite đã giúp cho Jayesh (tên đã thay đổi), một chàng trai 19 tuổi đã đưa ra rất nhiều câu hỏi về “chuyện ấy”, cơ thể phụ nữ… mong muốn được giải đáp thắc mắc của mọi thanh thiếu niên khi bước vào tuổi dậy thì.
1. Giống như đàn ông xuất tinh tinh dịch, phụ nữ cũng xuất tinh tinh dịch?
Phụ nữ không xuất tinh, họ chỉ xuất ra một chất lỏng khi đạt cực khoái.
2. Nếu cả 2 người “xuất” ra cùng một lúc, vậy 2 chất lỏng này có triệt tiêu lẫn nhau và không có cơ hội mang thai?
Nếu cả 2 cùng “xuất” ra đồng thời, nguy cơ mang thai vẫn có. Luôn nhớ rằng bất kỳ loại hình quan hệ tình dục nào nếu không được bảo vệ cũng đều dẫn đến có thai. Vì vậy, để chắc chắn an toàn nhất thì nên sử dụng bao cao su.
3. Nam giới có xuất tinh theo chu kỳ không?
Không có thứ gọi là xuất tinh theo chu kỳ. Chúng tôi cho rằng bạn đang nói về xuất tinh theo chu kỳ giống như kinh nguyệt của phụ nữ. Việc xuất tinh chỉ đạt khi có cực khoái mà thôi.
4. Pre-cum có thể gây ra mang thai?
Xác suất Precum (chất nhờn tiết ra từ dương vật trước khi xuất tinh) gây mang thai không cao, nhưng khi được tiết ra, nó vẫn chứa một ít tinh trùng, do đó khả năng thụ thai vẫn có.
5. Giả sử chúng ta sử dụng bao cao su thì không cần phải uống thuốc đúng không?
Video đang HOT
Nếu bạn sử dụng bao cao su đúng cách và nó không bị rách thì không cần phải uống thuốc tránh thai.
6. Sự khác biệt giữa thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hằng ngày là gì?
Một viên thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được thực hiện 24-72 giờ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ và tùy thuộc vào hiệu quả của thuốc. Cũng có những loại thuốc được uống thường xuyên trong một khoảng thời gian để tránh mang thai. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng thuốc này chỉ có thể ngăn ngừa mang thai chứ không thể ngăn ngừa lây truyền HIV / AIDS hoặc bệnh tình dục STDs khác.
7. Tại sao người ta nói rằng không nên quan hệ tình dục trong thời gian phụ nữ có kinh nguyệt?
Một số người xem thời kỳ phụ nữ hành kinh là bẩn, do đó họ sẽ không quan hệ tình dục trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu quan hệ trong thời gian này thì cơ hội mang thai gần như bằng 0. Đối với phụ nữ, đây là khoảng thời gian không dễ chịu, thậm chí là đau đớn nên thông thường họ không muốn quan hệ. Ngoài ra, nên sử dụng bao cao su vì khả năng lây nhiễm STDs vẫn cao.
8. Có sự khác biệt nào giữa việc cắt bao quy đầu và dương vật bình thường khi quan hệ tình dục không?
Không có sự khác biệt đáng kể giữa việc cắt bao quy đầu và dương vật bình thường khi quan hệ tình dục. Thế nhưng, một số nghiên cứu cho thấy đàn ông có bao quy đầu có cảm giác kích thích lớn hơn, bao quy đầu chứa rất nhiều đầu dây thần kinh cảm giác.
9. Bạn có thể bị nhiễm HIV từ quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn?
Cơ hội lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng ít có khả năng hơn quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Thế nhưng, khả năng lây truyền HIV qua đường hậu môn không được bảo vệ sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, điều quan trọng là sử dụng bao cao su ngay cả khi bạn không giao hợp âm đạo thường xuyên.
Phan Hằng
Theo docbao.vn
Thấy những dấu hiệu này là bạn biết ngay kinh nguyệt sẽ "gõ cửa" trong vài ngày tới
Nếu có một chu kì bất thường, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết và chuẩn bị để không bị "đánh úp bất ngờ".
Việc thức giấc với chiếc drap giường loang máu thật phiền phức có đúng không nào? Điều này có lẽ đã xảy ra rất nhiều với những bạn gái có chu kì không được ổn định cho lắm. Bạn khó biết chính xác trong khoảng thời gian nào thì người bạn mỗi tháng đến một lần kia sẽ "đánh úp", vậy nên hãy lưu ý một số biểu hiện sau để sẵn sàng trong mọi tình huống nhé!
Chuột rút vùng bụng
Đau cơ, chuột rút vùng bụng có thể là dấu hiệu cho thấy kì kinh nguyệt sắp đến.
Chuột rút vùng bụng là một dấu hiệu tiền kinh nguyệt phổ biến. Nó có thể xuất hiện trước khi hành kinh vài ngày hoặc trong, và sau thời gian này. Tuỳ cơ địa mỗi người mà bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hoặc ít, đối với một số người, những cơn đau có thể nhiều đến mức bạn không thể thực hiện những hoạt động thường ngày.
Chuột rút kì kinh nguyệt thường xảy ra ở phần bụng dưới, và cảm giác đau có thể "lan" sang lưng dưới hoặc đùi trên.
Nổi mụn nhiều
Phần lớn phụ nữ nhận thấy sự tăng của mụn khoảng một tuần trước kì kinh nguyệt. Mụn kinh nguyệt thường sẽ xuất hiện trên cằm, hàm, nhưng cũng có thể nổi lên ở phần mặt, lưng và một số bộ phận khác. Loại mụn này xuất hiện do sự thay đổi về hormone trong quá trình hành kinh.
Ngực sưng cứng
Trong nửa khoảng thời gian đầu của chu kì (tính từ ngày đầu tiên của chu kì), lượng estrogen bắt đầu tăng. Điều này sẽ kích hoạt sự phát triển của các tuyến sữa trong ngực bạn. Lượng Progesterone bắt đầu tăng dần vào giữa chu kì khi trứng bắt đầu rụng, khiến cho tuyến nhũ trong ngực trở nên sưng cứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm giác nhức, đau ở ngực trước kì kinh nguyệt khoảng vài ngày,
Mệt mỏi
Khi kinh nguyệt dần đến, các hormone trong cơ thể sẽ trở nên mất ổn định và thường dẫn tới hệ quả mệt mỏi, dễ mệt, thiếu năng lượng. Bạn cũng có thể cảm giác khó ngủ về đêm, khiến các hoạt động ban ngày chịu ảnh hưởng.
Dễ đầy bụng
Nếu bạn cảm thấy bụng nặng nề hay vòng eo tăng lên mất vài cm một cách đột ngột thì có khả năng bạn sẽ bắt đầu hành kinh vào vài ngày sau. Sự thay đổi trong estrogen và progesterone có thể khiến cơ thể bạn giữ nước và muối nhiều hơn bình thường, mang cảm giác đầy bụng.
Cảm xúc thất thường
Bạn có thể sẽ cảm thấy cảm xúc của mình thay đổi thất thường, khi thế này, khi lại thế kia. Các cơn nóng giận, bực tức, lo âu đến nhanh, song đi cũng nhanh. Nếu như vậy thì có lẽ sự thay đổi về hormone là "thủ phạm". Estrogen có thể gây ảnh hưởng tới sự sản sinh serotonin và một số endorphine khiến bạn cảm thấy thoải mái trong não bộ, làm giảm cảm giác vui vẻ, tăng lên sự khó chịu, buồn bã.
Đau lưng dưới
Cảm giác đau đớn và co thắt ở lưng dưới thường xảy ra với nguyên do tương tự như việc co thắt vùng bụng dưới. Nó có thể xảy ra trước, trong và sau khi hành kinh. Một số người có cảm giác đau nghiêm trọng, nhưng một số khác thường chỉ cảm giác nhức mỏi mức độ nhẹ.
Theo Trí thức trẻ
Những điều con gái muốn con trai biết về ngày "đèn đỏ" của mình Vì cho rằng đó là "bí mật con gái" nên cả hai phái đều ngại chia sẻ cũng như chủ động tìm hiểu. Thế nhưng để tránh những hiểu nhầm và lệch lạc không đáng có, con trai cũng có quyền được biết và hiểu về điều mà một nửa thế giới luôn phải trải qua vào mỗi tháng. "Kinh nguyệt" - hai...