9 ứng dụng quản lý password tốt cho Android
9 ứng dụng tốt cho những mục đích quản lý password (mật khẩu) như sao lưu mật khẩu, tạo mật khẩu có độ mạnh, tự hủy khi hacker cố tìm cách truy cập...
1. aWallet
aWallet là một ứng dụng quản lý mật khẩu với các tính năng tiêu chuẩn. Giao diện ứng dụng hơi nhàm chán nhưng điều này không quá quan trọng.
aWallet cho phép lưu mật khẩu, hỗ trợ sao lưu (backup) và khôi phục cơ sở dữ liệu password. aWallet thậm chí còn cung cấp một khóa tự động để bảo vệ password.
Nếu bỏ ra 2,49USD, bạn có thể được hưởng thêm các tính năng nâng cao như bộ tạo mật khẩu phức tạp.
2. Dashlane
Dashlane là ứng dụng quản lý password khá nổi tiếng với nhiều tính năng độc đáo như tự động đăng nhập vào các website và ứng dụng, tương thích với bộ tạo mật khẩu Google Authenticator, tự động đăng nhập với mã PIN. Dashlane có giao diện đẹp hơn và bộ tính năng đa dạng hơn so với nhiều bộ quản lý mật khẩu khác. Tuy nhiên, dịch vụ có mức phí thuê bao 29,99 USD/năm hoặc 2,50 USD/tháng. Nếu bạn sẵn sàng bỏ ra mức phí này, đây là một phần mềm đáng trải nghiệm.
3. DataVault
Video đang HOT
Không giống nhiều dịch vụ khác yêu cầu đăng ký thuê bao. Đây là ứng dụng yêu cầu chỉ trả phí một lần duy nhất (9,99 USD). Hạn chế duy nhất của DataVault là giao diện hơi lỗi thời. Ngoài ra, DataVault hỗ trợ tất cả các tính tiêu chuẩn như lưu trữ password, tạo password, sắp xếp thành hạng mục, sao lưu mật khẩu. Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép đo độ mạnh của mật khẩu.
Mức giá 9,99 USD hơi đắt, nhưng DataVault nhận được đánh giá khá tốt từ phía người dùng.
Keepass2Android (cùng với các ứng dụng tương tự Keepass2Android) là ứng dụng mã nguồn mở. Một trong những tính năng độc đáo nhất của Keepass2Android là bàn phím ảo tích hợp sẵn để ngăn bọn trộm mật khẩu đánh cắp thông tin. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ thông tin mật khẩu giữa máy tính và thiết bị Android. Keepass2Android là ứng dụng miễn phí và nhận được đánh giá rất tốt trên Google Play Store.
5. LastPass
LastPass là trình quản lý mật khẩu cực kỳ nổi tiếng và hoạt động trên nhiều nền tảng. LastPass trên desktop cho phép cài đặt miễn phí, trong khi phiên bản cho di động có phí 12 USD/năm hoặc 1 USD/tháng.
Giao diện của LastPass mới được làm mới nên khá đẹp. Ứng dụng bao gồm một bộ tạo mật khẩu, cho phép tự động đăng nhập vào các trang web. LastPass hỗ trợ cả máy tính bảng. Có plugin LastPass cho trình duyệt Firefox và Chrome. LastPass cho phép dùng thử miễn phí trong 14 ngày.
6. mSecure
mSecure là một trong những phần mềm nổi tiếng nhất trong danh sách. Ứng dụng hoạt động trên nhiều nền tảng với cả phiên bản cho máy tính cá nhân. mSecure có một danh sách dài các tính năng với trình tạo password, tự động khóa, tự động sao lưu và tự hủy khi hacker cố tìm cách truy cập.
mSecure hỗ trợ cả giao diện tablet, đồng bộ với Dropbox…
7. Norton
Ứng dụng quản lý mật khẩu của Norton hỗ trợ hầu hết các tính năng tiêu chuẩn. Ngoài ra, nó còn có trình duyệt tích hợp sẵn. Điểm độc đáo là Norton còn tích hợp vào phần mềm này các tính năng chống virus và trình duyệt cảnh báo khi người dùng truy cập vào các trang gây hại cho máy tính.
8. oneSafe
oneSafe là ứng dụng chỉ thu phí một lần (5,99 USD). Một số tính năng nổi bạt của oneSafe như đồng bộ với Dropbox, sao lưu email, trình tạo password…
9. RoboForm
Nhiều người đã dùng RoboForm trên desktop không biết rằng ứng dụng này có cả phiên bản cho di động.
RoboForm đi kèm giao diện không hề bắt mắt. Tuy nhiên, ứng dụng này lại có một vài tính năng nổi bật như tích hợp trình duyệt Dolphin và Firefox. Nếu bạn sử dụng những trình duyệt trên Android, RoboForm có thể là lựa chọn tốt.
Theo AndroidAuthority
Vbulletin.com bị tin tặc tấn công, lộ tài khoản người dùng
vBulletin vừa gửi mail thông báo hệ thống của họ đã bị tin tặc đột nhập và lấy thông tin người dùng. Trước đó, một kẻ tuyên bố trên Facebook rằng đã chiếm được toàn bộ dữ liệu của vBulletin.
Thứ năm 14/11, nhóm inj3ct0rs đăng thông tin trên Facebook tuyên bố rằng họ đã chiếm được máy chủ và cơ sở dữ liệu, thậm chí quyền root của vBulletin.com. Họ đã chứng minh bằng một số hình ảnh dưới đây.
Ban đầu, một thành viên quản trị của vBulletin cho rằng đây là thông tin bịa đặt, và tin rằng chỉ có máy chủ thử nghiệm của họ bị tấn công. Không có tuyên bố nào khác được đưa ra.
Tuy nhiên, cho đến tối thứ bảy 16/11, cả hai diễn đàn của vBulletin là vbulletin.com và vbulletin.org đều gửi mail đến tất cả thành viên thông báo rằng tài khoản của họ đã được đặt lại mật khẩu, đồng thời tin tặc đã chiếm được mã số khách hàng cùng mật khẩu (mã hoá MD5) của họ.
Tháng trước, Adobe cũng bị đột nhập và làm lộ thông tin 3 triệu người dùng. Để đảm bảo an toàn, người dùng không nên dùng chung mật khẩu giữa các dịch vụ. Thay vào đó, nên dùng mật khẩu mạnh và các dịch vụ lưu trữ mật khẩu như KeePass, LastPass hoặc OneLastPass.
Theo Thongtincongnghe