9 tuổi đã phải chịu đau như đau đẻ, 17 tuổi đã mãn kinh: Thiếu nữ tiết lộ tác động kinh hoàng của căn bệnh nhiều phụ nữ gặp phải
Lần đầu tiên gặp triệu chứng bệnh khi mới lên 9, năm 15 tuổi chính thức được chẩn đoán bệnh và năm nay, cô gái trẻ 17 tuổi đang ở giai đoạn đầu dùng thuốc mãn kinh.
9 tuổi đã bị lạc nội mạc tử cung, không thể cười hay cử động
Chelsea Timandi – thiếu nữ 17 tuổi liên tục bị hành kinh suốt 3 năm qua. Máu chỉ ngừng chảy trong tháng vừa rồi bởi Chelsea bắt đầu dùng một loại thuốc giúp kích hoạt giai đoạn mãn kinh nhân tạo.
Ngay từ năm 9 tuổi, cô gái trẻ ở Queensland đã biết những cơn đau như đau đẻ. Đây là một tác dụng phụ của bệnh lạc nội mạc tử cung mà Chelsea mắc phải.
“Khi 9 tuổi, tôi bị đau khung chậu dữ dội, vùng quanh hông và đùi. Đôi khi, cơn đau chạy thẳng xuống mắt cá chân”, Chelsea chia sẻ.
Năm 12 tuổi, Chelsea cùng gia đình du lịch châu Âu và cả 4 tuần vi vu đó, Chelsea đều bị ra máu. Người mẹ cô bé biết rằng như vậy không hề bình thường.
Thời điểm đó, Chelsea thậm chí không thể cười hay cử động. Gia đình nghĩ rằng đó là do ruột thừa nhưng khi trở lại Australia, họ phát hiện một căn bệnh mãn tính.
“Bác sĩ của tôi rất bối rối và liên tục hỏi tôi đã quan hệ tình dục chưa. Tôi 12 tuổi và thậm chí còn chưa biết đó là gì. Tôi nghĩ, chắc cô ấy cho rằng tôi bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Một bác sĩ chuyên về sức khỏe nữ giới khác thì cho rằng, có thể tôi bị lạc nội mạc tử cung nhưng cô ấy cũng không đề nghị tiến hành soi ổ bụng. Vậy là phải tới 3 năm sau, tôi mới được chỉ định soi ổ bụng”.
Khi rốt cuộc cũng nhận được chẩn đoán chính thức vào năm 15 tuổi, bên cạnh đó là sự phát hiện chứng lạc nội mạc trong cơ tử cung Adenomyosis – thủ phạm thực sự cho những gì mà Chelsea phải đối mặt.
Video đang HOT
Và những gì mà cô bé này phải chịu đựng là “cả cơ thể đau ngức, đôi khi có cảm giác ai đó đang băm nát đùi. Thậm chí, cô bé còn mệt mỏi khủng khiếp, phải ngủ 12 giờ/đêm và vài giờ chợp mắt nữa trong ngày mới đủ sức vượt qua.
Cuộc sống của Chelsea cũng bị đảo lộn. Có lúc cô phải nghỉ liền 6 tuần do quá đau và phần lớn thời gian phải dùng thuốc giảm đau. Cô bé cũng phải bỏ việc làm thêm vì không thể chịu đựng được cơn đau trong suốt một ca làm dài 3 tiếng.
Tuy nhiên, không có thuốc chữa cho những căn bệnh thay đổi cả cuộc đời mà Chelsea mắc phải
Cũng chính vì còn quá trẻ – mới 17 tuổi – mà nhiều người nghi ngờ Chelsea không thực sự bị “bệnh”. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy.
Để đối phó với căn bệnh này, cô đã thử 20 loại thuốc tránh thai khác nhau, cả que cấy tránh thai, vòng tránh thai và giờ đây, cô đang dùng một loại thuốc kích hoạt giai đoạn mãn kinh nhân tạo. Tác dụng phụ của thuốc thật kinh khủng vì nó khiến cô già đi, phải đối mặt nguy cơ bị loãng xương bởi xương bị mỏng dần đi. Nhưng Chelsea vẫn rất hi vọng sau tất cả, liệu pháp này sẽ giúp cô vẫn có con.
Do tình trạng ra máu không ngừng nghỉ suốt 3 năm khiến Chelsea bị thiếu máu “rất nhiều lần” và phải dùng viên sắt cũng như các viên thuốc hormone khác.
Lạc nội mạc tử cung và lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh xảy ra khi lớp lót bên trong tử cung, gọi là nội mạc tử cung, xuất hiện ở những vị trí khác như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc dọc theo khung chậu.
Khi lớp nội mạc này bong ra, như lớp nội mạc thông thường trong tử cung sản sinh ra kinh nguyệt, chúng không có chỗ nào để đi. Từ đó, dẫn tới sự hiện diện của các u nang, các chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu, cơn đau co thắt bụng nghiêm trọng và thậm chí nguy cơ vô sinh.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung là chứng bệnh mà nội mạc tử cung xuyên qua bức tường cơ của tử cung – gọi là cơ tử cung.
Nó có thể gây các cơn đau co thắt như đau bụng kinh, áp lực đè lên bụng dưới, tình trạng đầy hơi trước chu kỳ kinh nguyệt và có thể dẫn tới ra máu nhiều khi “đến tháng”.
Nghiên cứu về biện pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
Giáo sư Grant Montgomery và nhóm của mình tại Viện Sinh học Phân tử – Đại học Queensland đang giữ vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh lạc nội mạc tử cung ở Australia.
Hiện tại, nghiên cứu của Giáo sư Grant đã xác định được một số yếu tố nguy cơ thuộc về di truyền liên quan tới lạc nội mạc tử cung. Các nhà khoa học cũng đang xem xét những cách thức các nghiên cứu hệ gen trước đây trong bệnh ung thư có thể áp dụng trong bệnh lạc nội mạc tử cung để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Theo DailyMail/afamily
Điều trị lạc nội mạc tử cung ở trẻ vị thành niên
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) được báo cáo từ 25 - 38% số trẻ vị thành niên đau vùng chậu mạn tính, và 47% những người bị đau vùng chậu mạn tính trải qua nội soi ổ bụng.
Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà (Trưởng khoa Hậu sản M, BV. Từ Dũ, TP.HCM), LNMTC là tình trạng khi có sự hiện diện của tổ chức tuyến nội mạc tử cung và mô đệm ở ngoài buồng tử cung, thường định vị ở vùng chậu.
Bệnh có thể liên quan nhiều đến triệu chứng đau và suy nhược, hoặc có thể không có triệu chứng. LNMTC xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở phụ nữ tuổi hoạt động sinh dục. LNMTC thường gặp sau dậy thì 15 năm hoặc 5 năm sau lần có thai cuối cùng.
Đặc biệt, ở trẻ vị thành niên, chẩn đoán và điều trị LNMTC không dễ dàng. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10 - 19 là độ tuổi vị thành niên.
Đau từ trước năm 20 tuổi
Theo BS. Thu Hà, hơn 60% số phụ nữ trưởng thành bị LNMTC cho biết các triệu chứng của họ bắt đầu từ trước 20 tuổi. Nhiều trường hợp có một vài dấu hiệu phát triển tuyến vú và những một số khác ngay sau khi hành kinh lần đầu. Một số trẻ vị thành niên có yếu tố di truyền.
Một nghiên cứu trên 123 bệnh nhân bị LNMTC, trong đó khoảng 7% số bệnh nhân có mẹ hoặc chị ruột cũng nhiều khả năng bị LNMTC. Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh của bộ phận sinh dục nữ làm tăng tình trạng trào ngược có liên quan đến LNMTC ở trẻ vị thành niên.
Bệnh có thể liên quan nhiều đến triệu chứng đau và suy nhược
"Chẩn đoán và điều trị LNMTC sớm ở trẻ vị thành niên giúp làm chậm tiến triển bệnh và làm giảm các tác động lâu dài không mong muốn của bệnh như đau mạn tính, khối u nội mạc tử cung, vô sinh.
Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên và những phụ nữ bị rối loạn này. 63% số trẻ vị thành niên bị LNMTC thường có cả cơn đau không theo đúng chu kỳ và có chu kỳ với những cơn đau nặng và đau tiến triển. Các triệu chứng đau ở đường ruột (đau trực tràng, táo bón, đau khi đi tiêu có chu kỳ, xuất huyết trực tràng) và các triệu chứng bàng quang (chứng tiểu khó, tiểu gấp, tiểu máu) khá phổ biến trong khi khối u lạc nội mạc ở buồng trứng và vô sinh hiếm gặp ở trẻ vị thành niên", BS. Thu Hà cho biết.
"Ở trẻ vị thành niên, chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung không dễ dàng."
Ngược lại, theo BS. Thu Hà, người lớn bị lạc nội mạc thường có cơn đau theo chu kỳ, thống kinh, giao hợp đau, khối u vùng chậu, vô sinh hoặc đau vùng chậu mạn tính.
Dễ mắc dị tật đường sinh dục
Cách tiếp cận khám phụ khoa tùy thuộc vào bệnh nhân. Ở trẻ đã quan hệ thì khám âm đạo, còn trẻ chưa thì khám trực tràng, đánh giá màng trinh xem có bị bít không, có máu tụ âm đạo, có vách ngang ngăn âm đạo không. Dị tật đường sinh dục dưới chiếm khoảng 5% trong số bệnh nhân này.
"Tổng phân tích tế bào máu, phân tích nước tiểu hoặc cấy nước tiểu để xác định nguyên nhân đau do liên quan đến đường niệu. Ngoài ra, CA 125 thường được dùng như một chất đánh dấu sinh học cho ung thư buồng trứng, nhưng có thể tăng cao trong một số tình trạng khác, như lạc nội mạc tử cung. Siêu âm có thể hữu ích để xác định hoặc loại trừ những nguyên nhân thực thể gây đau vùng chậu như u buồng trứng xoắn, xuất huyết buồng trứng, bất thường đường sinh dục hoặc viêm ruột thừa", BS. Thu Hà cho biết.
Nếu đã loại bỏ bụng ngoại khoa và cấp cứu, điều trị nội khoa tình trạng thống kinh và LNMTC được ưu tiên hơn là nội soi chẩn đoán và điều trị bằng kháng viêm NSAIDs và nội tiết có chu kỳ.
Theo phunusuckhoe
8 bộ phận vô dụng trên cơ thể người Ruột thừa, răng khôn, xương cụt, cơ tai, mí mắt thứ 3... là những bộ phận không có mục đích hay chức năng gì cho cơ thể. Ruột thừa Trong thời tiền sử, ruột thừa giúp con người tiêu hóa các loại thức ăn giàu cellulose có trong thức ăn thực vật. Khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đa dạng chủ...