9 thực phẩm bạn tuyệt đối không được cho vào tủ đông
Nhiều người thường bỏ thực phẩm vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản lâu hơn, nhưng một số thực phẩm lại hỏng hoặc giảm chất lượng nếu làm theo cách đó.
1. Sữa
Thật không may, sữa được lưu trữ trong tủ đông có thể tách thành khối và phần nước khi tan băng. Nó vẫn an toàn nhưng nó không tốt cho sức khỏe khi pha thêm với ngũ cốc hoặc cà phê vào buổi sáng.
Thực phẩm đã được chiên sẽ mất hết độ giòn nếu bạn bỏ thức ăn thừa vào đông lạnh. Và tất nhiên không ai muốn một món ăn chiên mà lại trở nên mềm, nhão.
3. Trứng vẫn còn trong vỏ
Bỏ trứng vẫn còn trong vỏ vào tủ đông là một điều không nên. Hàm lượng nước bên trong trứng nở ra khi đông lạnh, có thể khiến lớp vỏ bên ngoài bị nứt và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Nếu bạn muốn đông lạnh trứng của mình, hãy luôn lấy chúng ra khỏi vỏ, đánh cho đến khi chúng được trộn đều và bảo quản trong hộp kín.
4. Pho mai mềm
Video đang HOT
Lưu trữ phô mai mềm trong tủ đông sẽ mang lại kết quả tương tự như lưu trữ sữa ở trong đó. Khi ăn, những phần nước thường làm hỏng kết cấu của chúng, phổ biến là phô mai kem, kem chua và ricotta.
Nếu bạn lôi thịt sống từ ngăn đông ra, đừng bao giờ cất lại vào ngăn lạnh. Thực phẩm đông lạnh và rã đông có thể thu hút vi khuẩn có khả năng gây hại nhanh hơn thịt không có trong tủ đông. Tốt nhất bạn nên nấu thịt đến nhiệt độ thích hợp và ăn hoặc cho nó trở lại trong tủ đá sau khi bạn đã nấu chín tất cả các vi khuẩn.
6. Rau xanh và trái cây
Bạn không nên bỏ bất kỳ loại trái cây hay rau sống nào vào tủ đá vì khi gặp nhiệt độ quá thấp, nước bên trong thực phẩm tươi sống sẽ nhanh chóng trở thành tinh thể băng. Và khi rã đông, hoa quả và rau củ sẽ bị mềm nhũn, sũng nước không giữ được hương vị và dinh dưỡng như ban đầu.
7. Mỳ ống, nui
Rất nhiều người khuyên bạn nên làm sẵn bữa tối, cất vào tủ đông để sau một ngày bận rộn bạn chỉ cần hâm nóng lại là có một bữa tối ngon lành. Đây là một ý tưởng tốt, nhưng bạn không nên đưa mỳ ống vào cấp đông. Quá trình đông lạnh ảnh hướng xấu tới kết cấu của sợi mì và biến nó thành một dung dịch bột nhầy nhụa.
8. Tỏi
Tỏi có xu hướng trở nên hăng và đắng một khi nó bị đóng băng. Nếu bạn quyết định đông lạnh tỏi, hãy biết rằng hương vị của nó có thể gây một số bất lợi khi ăn và tiêu hóa.
An An(Dịch theo Reader’s Digest)
Theo vietnamnet.vn
Những món người đau dạ dày không nên ăn
Thực phẩm có tính axit, đồ ăn cay, thực phẩm chiên, rượu, bia... người đau dạ dày nên tránh.
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non bị tổn thương. Dấu hiệu là ợ chua, chướng hơi, đầy bụng, đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa. Dưới đây là những thực phẩm cấm kỵ với người đau dạ dày:
Thực phẩm có tính axit
Trái cây chua giàu tính axit như cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, khế, nước uống có ga... có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu, kích thích đường ruột, dẫn đến đau bụng, nôn ọe.
Đồ ăn cay
Chuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, cho biết ăn cay có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu bạn bị đau dạ dày, hãy chọn thức ăn nhẹ, tránh gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu... để không kích thích hệ tiêu hóa và tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Thực phẩm giàu chất béo
Sữa, phô mai, kem... giàu chất béo, không tốt cho người đau dạ dày.
Sữa, kem, bơ, phô mai, thịt đỏ... giàu chất béo, dễ gây co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây táo bón. Chất béo cũng có thể làm tăng vận động của đường tiêu hóa, tiêu chảy. Chế phẩm từ sữa có chứa lactose, uống quá nhiều lactose khiến tiêu chảy trầm trọng hơn.
Món chiên
Cũng giống như thực phẩm giàu chất béo, thức ăn chiên có hàm lượng chất xơ thấp, không tốt cho sức khỏe đường ruột.
Rau củ quả quá nhiều chất xơ
Rau củ quả nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại chứa carbohydrate gây khó tiêu. Vì vậy với người đau dạ dày, chỉ nên ăn với khẩu phần nhỏ, không nên ăn quá nhiều.
Rượu, bia, cà phê
Rượu, bia có cồn, không tốt cho niêm mạc dạ dày mà còn gây hại cho gan.
Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng. Caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức, làm viêm loét dạ dày.
Người đau dạ dày không nên ăn quá no khiến cho dạ dày và ruột tăng thêm gánh nặng, giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa. Tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, 2 -3 ngày tái tạo một lần. Nếu bữa ăn trước vẫn chưa tiêu hóa, bữa ăn sau lại dồn tiếp thức ăn vào, dạ dày rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc khó có cơ hội hồi phục. Khi ấy dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị, phá hỏng niêm mạc. Cơn đau dạ dày càng trầm trọng, lâu ngày bị viêm loét.
Đồ ăn cho người đau dạ dày nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để giảm áp lực hoạt động tiêu hóa cho dạ dày. Nhai chậm, nhai kỹ để tăng tiết dịch tụy, giảm dịch mật và axit hydrochloric. Sau ăn không nên lao động hay chạy nhảy ngay mà nên nghỉ ngơi.
Quỳnh Anh (Nguồn: Everyday Health)
Theo VNE
Chuyên gia chỉ cách nhận diện thực phẩm "ướp" màu công nghiệp Nhiều thực phẩm dùng phẩm màu công nghiệp nhìn bắt mắt nhưng gây hại cho sức khỏe. Hiện nay, dù đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo về sự nguy hại của việc dùng màu công nghiệp trong chế biến, bảo quản thực phẩm nhưng vì lợi nhuận, không ít người bán hàng vẫn âm thầm sử dụng mà không hề...