9 thói quen nguy hại trong nhà vệ sinh, bạn cần bỏ ngay!
Bạn có biết rằng chỉ mất khoảng 12 giây để ngồi vào bồn cầu và thải phân ra khỏi ruột?
Hãy đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh – SHUTTERSTOCK
Nhưng mọi người dành nhiều thời gian hơn cho nhà vệ sinh, liệu bạn có thực sự cần dành nhiều thời gian như vậy không?
Một nghiên cứu của Anh, do UK Active thực hiện, đã chỉ ra rằng, có những người dành đến 3 giờ một tuần để đi vệ sinh. Điều gây sốc là giới hạn thời gian được đề xuất là không quá 15 phút mỗi ngày, theo Power of Positivity.
Bạn có biết có bao nhiêu vi trùng và vi khuẩn ẩn náu ở nơi này không?
Sau đây là 9 lỗi phổ biến khi đi vệ sinh mà bạn có thể bạn chưa biết, theo Power of Positivity.
1. Mang điện thoại vào nhà vệ sinh
Bạn không nhận ra mình đang lây lan vi khuẩn lên khắp điện thoại, rồi sau đó lại đưa điện thoại lên gần miệng khi nói chuyện và đặt lên bàn trong khi ăn.
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn cầm điện thoại rồi đặt điện thoại xuống để làm công việc “lau chùi”. Lại cầm điện thoại lên, đặt ở chỗ khác để rửa tay. Rửa tay xong lại tiếp tục cầm điện thoại.
Tất cả vi khuẩn từ tay bạn và “thủ tục lau chùi” giờ đã được chuyển sang điện thoại. Không chỉ bàn tay của bạn chứa đầy vi trùng mà còn có vi khuẩn trên mọi bề mặt trong nhà vệ sinh.
Thật kinh ngạc, nghiên cứu do Med League thực hiện đã tìm thấy một loại tụ cầu vàng có thể gây chết người – ẩn náu trên điện thoại.
Vì vậy, đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh, trừ phi bạn sát khuẩn điện thoại sau khi đi vệ sinh.
2. Xả nước bồn cầu mà không đậy nắp
Khi xả nước, dòng nước xả sẽ phun các hạt vào không khí trong bán kính khoảng 2 mét, có nghĩa là không có bề mặt nào là sạch sẽ.
Video đang HOT
Luôn đậy nắp trước khi xả nước – SHUTTERSTOCK
Cả khăn tắm và khăn mặt treo trong phòng tắm đều trở thành nơi chứa vi khuẩn, theo Power of Positivity.
Bí quyết là luôn đậy nắp trước khi xả nước. Vì phân mang theo một số độc tố chết người, sẽ đọng lại trên bề mặt và thấm vào không gian thở của bạn.
3. Không chà rửa bệ cầu thường xuyên
Theo các chuyên gia, bệ và bồn cầu nên được làm sạch kỹ lưỡng thường xuyên. Cần phải làm sạch cả xung quanh đế và dưới nắp và bên trong bồn.
Ngoài ra, cọ vệ sinh là nơi ẩn náu của vi khuẩn và rất bẩn. Vì vậy, cũng cần phải khử trùng cọ vệ sinh thường xuyên.
4. Đừng để bàn chải đánh răng trên giá trong phòng tắm
Bàn chải đánh răng của bạn cũng không thể thoát khỏi hạt nước bắn từ vòi xả.
Và mỗi lần đánh răng, bạn lại đưa bao nhiêu vi khuẩn có hại vào miệng mình. Bạn có thấy sợ không?
Hãy để bàn chải đánh răng bên ngoài phòng tắm. Thay bàn chải đánh răng định kỳ, sau mỗi 3 – 4 tháng hoặc ngay sau một cơn bệnh.
5. Không làm sạch bệ ngồi thường xuyên
Bạn nên làm sạch bồn cầu thường xuyên, nhưng chỗ ngồi có thể cần được làm sạch nhiều hơn.
Nơi bạn ngồi chắc chắn có nhiều vi trùng hơn các bề mặt khác, vì nó gần gũi và tiếp xúc trực tiếp. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chỗ ngồi trung bình chứa 78 con vi khuẩn trên mỗi 10 cm2.
Chưa đâu, thật kinh hoàng là có cả vi khuẩn E. coli, vi khuẩn shigella, liên cầu, tụ cầu và cúm.
6. Không làm sạch tay nắm cửa nhà vệ sinh
Ngay cả với cửa nhà vệ sinh nhà bạn, hãy cố gắng dùng khăn giấy hoặc đuôi áo để đóng mở. Hãy nhớ rằng chỉ có 5% số người rửa tay đúng cách, vì vậy rất có thể đây là nơi sinh sôi của vi trùng. Thường xuyên sử dụng khăn kháng khuẩn để lau tay nắm có thể loại bỏ mọi vi trùng do người khác để lại.
7. Không mở cửa sổ hoặc bật quạt
Hệ thống thông gió không chỉ giúp ngăn nấm mốc phát triển mà còn giúp loại bỏ các chất bẩn trong không khí sau khi đi vệ sinh.
8. Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Điều tưởng chừng như ai cũng biết, nhưng theo nghiên cứu được thực hiện bởi Cleveland Clinic, hơn 33% số người không rửa tay khi đi vệ sinh. 67% người cố gắng rửa tay, nhưng chỉ có 5% sử dụng đủ xà phòng. Phải rửa tay mỗi khi sử dụng nhà vệ sinh, cho dù chỉ đi tiểu.
9. Treo khăn tắm quá gần bồn cầu
Những hạt nước xả từ bồn cầu cũng có thể dính vào khăn nếu treo quá gần. Khiến bạn rửa tay và làm sạch vi trùng, rồi lấy khăn để lau khô và nhiễm lại mầm bệnh. Vì vậy, hãy treo khăn ở vị trí cách bồn cầu ít nhất 2 mét.
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn không dành quá nhiều thời gian trong căn phòng này mỗi tuần. Hãy nhớ để điện thoại di động bên ngoài, lau tay nắm cửa thường xuyên, đậy nắp khi xả nước, làm sạch bồn cầu thường xuyên và rửa tay với nhiều xà phòng, theo Power of Positivity.
Làm sao để đi vệ sinh công cộng không bị nhiễm 'bẩn'?
Virus, vi khuẩn và các loại bọ khó chịu khác ẩn nấp xung quanh nhà vệ sinh, sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng và khiến chúng ta bị ốm, theo Health.
Càng ở lâu trong nhà vệ sinh, tỷ lệ gặp các hạt virus hoặc vi khuẩn càng cao - SHUTTERSTOCK
Theo trung tâm Mayo Clinic (Mỹ), các hạt virus cảm lạnh và cúm có thể sống trên bề mặt cứng trong vài giờ. Vẫn chưa rõ nhiều thông tin về virus corona nhưng Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết virus này có thể tồn tại trong một thời gian ngắn trên một số bề mặt.
Theo một nghiên cứu vào tháng 6 trên tạp chí Physics of Fluids , xả nước bồn cầu có thể đẩy tới 60% giọt bắn ra khoảng 1 mét vào không khí.
Dưới đây là 8 việc có thể làm để tránh tiếp xúc với vi trùng lây nhiễm khi dùng nhà vệ sinh công cộng, theo Health.
1. Thực hiện giãn cách xã hội trong nhà vệ sinh
Tránh xa người khác khoảng 2 mét, nếu không, hãy đeo khẩu trang hoặc che miệng. Nếu nhà vệ sinh không lớn, hãy đảm bảo bạn là người duy nhất sử dụng nó vào thời điểm đó.
2. Không chạm tay trực tiếp vào bề mặt
Khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, bạn sẽ chạm vào nhiều bề mặt có khả năng nhiễm vi trùng, như tay nắm cửa, vòi nước, hộp đựng giấy vệ sinh. Để tránh nhiễm vi khuẩn và các hạt virus, hãy trang bị sẵn khăn lau và khăn giấy để luôn có thứ che tay và không chạm trực tiếp vào các bề mặt này.
3. Ra vào càng nhanh càng tốt
Tiến sĩ Anne Rimoin, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng UCLA Fielding (Mỹ), nói rằng càng ở lâu trong nhà vệ sinh, tỷ lệ gặp các hạt virus hoặc vi khuẩn càng cao. Điều đó không có nghĩa là đi vệ sinh vội vàng và bỏ qua việc rửa tay và sấy khô. Không nên quanh quẩn trong khi bạn bè sử dụng nhà vệ sinh hoặc trang điểm lại hay chỉnh sửa tóc khi không cần thiết, theo Health.
Rửa tay là việc đầu tiên phải làm sau khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh công cộng - ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Mang khẩu trang trong nhà vệ sinh
Để tránh các giọt bắn từ bồn cầu khi xả nước, hãy đeo khẩu trang khi đi vệ sinh. Ngoài ra, hãy quay mặt khỏi bồn cầu khi xả nước. Sau đó, ra khỏi phòng vệ sinh càng sớm càng tốt và đóng cửa lại.
Tiến sĩ Rimoin khuyên không chạm vào khẩu trang sau khi chạm vào bất cứ thứ gì trong nhà vệ sinh. Làm như vậy để tránh việc truyền vi trùng từ tay sang khẩu trang và tiếp xúc với mắt, mũi, miệng. Khi rời khỏi nhà vệ sinh, có thể tháo khẩu trang vứt bỏ hoặc mang về nhà giặt.
5. Rửa tay đúng cách
Rửa tay là việc đầu tiên phải làm sau khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh công cộng. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây là cách hiệu quả nhất để loại bỏ virus và vi khuẩn ở tay. Nếu không có xà phòng, hãy dùng nước rửa tay khô.
6. Lau khô tay bằng khăn giấy
Thạc sĩ y tế công cộng Carol A. Winner, người sáng lập phong trào cân bằng khoảng cách cá nhân Give Space năm 2017, cho biết: Khi rửa tay xong, hãy lau khô bằng khăn giấy chứ không nên dùng máy sấy. Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Vi sinh vật học Ứng dụng cho biết các hạt virus và vi khuẩn có thể bay xa tới 4,5 mét trong không khí.
Nếu không có khăn giấy, hãy sử dụng máy sấy thay vì để tay ướt rời khỏi nhà vệ sinh.
7. Đừng vứt khăn giấy quá sớm
Sau khi lau khô tay bằng khăn giấy, đừng vứt liền vào sọt rác. Thay vào đó, hãy dùng nó để mở tay nắm cửa để ra ngoài.
8. Tránh sử dụng điện thoại thông minh trong nhà vệ sinh
Việc dùng điện thoại trong nhà vệ sinh công cộng sẽ làm tăng nguy cơ truyền vi trùng sang điện thoại - nơi chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào miệng hoặc mũi và khiến bạn bị bệnh. Hãy để điện thoại trong túi và sử dụng khi tay sạch, theo Health.
Sa trực tràng, mắc bệnh trĩ vì thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh Các nhà khoa học cho rằng thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh không chỉ gây nghiện điện thoại, lây nhiễm vi trùng mà tai hại hơn còn là nguyên nhân gây sa trực tràng và mắc bệnh trĩ. Điện thoại là "sân chơi" cho vi trùng Điện thoại rất dễ trở thành vật trung gian cho các loại vi...